Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đại Từ (Thái Nguyên): Nỗ lực xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Thảo Khánh - 08:45, 10/11/2024

Với mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau, những năm qua, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã quan tâm và thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025. Bên cạnh việc trao sinh kế để phát triển kinh tế, huyện đã chú trọng triển khai hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn, từng bước giúp người dân ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững.

Ông Nguyễn Thành Minh, Bí thư huyện uỷ Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trao kinh phí hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà đại đoàn kết cho các hộ dân trên địa bàn huyện.
Ông Nguyễn Thành Minh, Bí thư Huyện uỷ Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trao kinh phí hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà đại đoàn kết cho các hộ dân trên địa bàn huyện
Theo số liệu thống kê, năm 2024 toàn huyện Đại Từ có 3.696 hộ nghèo và cận nghèo (trong đó số hộ nghèo 1.877, hộ cận nghèo 1.819 hộ). Thực hiện rà soát đến ngày 30/10/2024, số hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở là 159 hộ (tăng 71 hộ so với kết quả rà soát đầu năm, do chia tách hộ gia đình, nhà ở tiếp tục xuống cấp). Trong đó, số hộ gia đình có đủ điều kiện, đã có nguồn để thực hiện là 98 hộ.
Từ các nguồn kinh phí của Uỷ ban MTTQ tỉnh, Quỹ vì người nghèo của huyện, nguồn hỗ trợ từ Quân khu I, nguồn do các tổ chức chính trị, xã hội huyện vận động, toàn huyện đã khởi công xây dựng 91 nhà mới (đã hoàn thiện 63 nhà), số còn lại chuẩn bị khởi công và đã cam kết hoàn thành trong năm 2024. Từ nay đến 30/12/2024 tiến hành hoàn thiện hồ sơ và khởi công thêm 43 hộ đủ điều kiện về hồ sơ pháp lý, đưa tổng số hộ được hỗ trợ năm 2024 lên 141 hộ.
Tại xã Cát Nê, huyện Đại Từ, với sự chủ động trong thực hiện các chương trình giảm nghèo tại địa phương, xã đã và đang tích cực hỗ trợ hộ nghèo và cận nghèo phát triển kinh tế, đặc biệt là ổn định chỗ ở.

Tháng 11 năm 2024, gia đình ông Nguyễn Mạnh Thắng (xóm La Lang, xã Cát Nê, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) được hỗ trợ kinh phí 60 triệu đồng, để xây dựng nhà đại đoàn kết. Ông Thắng chia sẻ: Gia đình tôi có hoàn cảnh khó khăn, căn nhà đang ở đã xuống cấp, cũ kỹ và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ước mơ về căn nhà mới thực sự rất xa vời. Thế nhưng được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, gia đình tôi mừng lắm, bởi chỉ vài tháng nữa sẽ được sống trong căn nhà mới khang trang, kiên cố, không còn lo trời mưa gió.

Lãnh đạo huyện Đại Từ cùng các đơn vị trao đổi thống nhất với những hộ dân được nhận hỗ trợ
Lãnh đạo huyện Đại Từ cùng các đơn vị trao đổi thống nhất với những hộ dân được nhận hỗ trợ

Chung niềm vui với gia đình ông Nguyễn Mạnh Thắng, gia đình ông Lê Văn Quyết (ở xóm Thuận Phong, xã Bình Thuận, huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên) cũng được hỗ trợ 60 triệu đồng, để xây dựng căn nhà mới khang trang, kiên cố trong tháng 11 năm 2024.

Ông Quyết, phấn khởi nói: Gia đình chúng tôi sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, thu nhập bấp bênh, sức khoẻ yếu nên nhiều năm liền là hộ nghèo của xã. Chúng tôi mới được nhận hỗ trợ kinh phí để xây dựng nhà đại đoàn kết. Gia đình chúng tôi không biết nói gì hơn chỉ biết cảm ơn Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương đã luôn quan tâm, chăm lo cuộc sống cho những hoàn cảnh khó khăn.

Sau khi nhận được kinh phí, cùng với sự giúp đỡ của người dân trong xóm, gia đình chúng tôi sẽ tiến hành khởi công xây dựng căn nhà mới. Có nhà mới, chúng tôi vô cùng yên tâm và cố gắng nỗ lực chăm chỉ lao động để ổn định cuộc sống.

Trao đổi về vấn đề này, bà Hoàng Thị Bạch Yến, Chủ tịch UBMTTQ huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, cho biết: Nhiều đơn vị, địa phương trong huyện đã làm tốt việc huy động nguồn lực tại chỗ và đăng ký làm nhà theo kế hoạch, tiêu biểu, như: Hội Phụ nữ huyện, Liên đoàn Lao động huyện, Huyện đoàn; các xã: Lục Ba, Phục Linh, Minh Tiến, An Khánh, Na Mao, Văn Yên, Phúc Lương và thị trấn Hùng Sơn.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn những hạn chế, khó khăn như công tác rà soát còn chưa sát, chưa thực hiện theo đúng hướng dẫn văn bản cấp trên, dẫn đến việc rà soát chưa chính xác, không đủ cơ sở hồ sơ pháp lý để đề nghị hỗ trợ theo quy định. Việc xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án 02/ĐA-MTTQ-BTT và tổ chức thực hiện còn chậm tiến độ; một số khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục về đất đai tại địa phương (tranh chấp đất đai, một số hộ là người cao tuổi, khuyết tật, không có khả năng đối ứng được...).

Căn nhà mới khang trang kiên cố của gia đình ông Trần Văn Lữ và bà Trần Thị Dung (ở xóm Giữa I, xã Văn Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) được hỗ trợ từ năm 2023
Căn nhà mới khang trang kiên cố của gia đình ông Trần Văn Lữ và bà Trần Thị Dung (ở xóm Giữa I, xã Văn Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) được hỗ trợ từ năm 2023

Trong thời gian tới, Uỷ ban MTTQ huyện Đại Từ sẽ tiếp tục vận động nguồn lực, để thực hiện kế hoạch xây dựng nhà đại đoàn kết, qua đó góp phần thực hiện hoàn thành các tiêu chí về đích huyện nông thôn mới nâng cao năm 2024; tập trung tháo gỡ những khó khăn của các hộ gia đình về thủ tục chuyển nhượng, thủ tục cấp đổi quyền sử dụng đất phù hợp với quy hoạch; đôn đốc tiến độ xây dựng nhà ở trên địa bàn, hoàn thiện hồ sơ quyết toán những căn nhà đã hoàn thiện để giải ngân kịp thời; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đề ra.

Uỷ ban MTTQ huyện cũng mong muốn Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn vào cuộc, tổ chức thực hiện xây dựng nhà, giải quyết các khó khăn về thủ tục đất đai, tham mưu giải quyết các vướng mắc liên quan tới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình quan tâm dành chỉ tiêu chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu để thực hiện hỗ trợ nhà ở theo quy định.

Đồng thời, UBND, Ủy ban MTTQ các xã, thị trấn cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động từ các nhà hảo tâm, để hỗ trợ cho những nhà ở còn khó khăn, đặc biệt vận động các hộ già cả, đơn thân hết tuổi lao động, khuyết tật, không có khả năng lao động về ở với con, cháu nhằm giảm thiểu khó khăn cho cá nhân và xã hội.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khánh Vĩnh (Khánh Hoà): Giao đất, giao rừng cho người dân vẫn chưa được như kỳ vọng

Khánh Vĩnh (Khánh Hoà): Giao đất, giao rừng cho người dân vẫn chưa được như kỳ vọng

Có thể khẳng định, việc giao đất, giao rừng, bảo vệ, phát triển rừng gắn với tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi, là chủ trương lớn, thiết thực mang tính nhân văn của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, để chủ trương này đi vào thực tiễn vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc khiến cho việc giao đất, giao rừng chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng. Ghi nhận ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà.
Tin nổi bật trang chủ
Lào Cai: Tập trung

Lào Cai: Tập trung "chữa lành lá phổi xanh” sau thiên tai

Kinh tế - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Sau trận mưa lũ vừa qua, nhiều diện tích rừng ở Lào Cai bị tàn phá do sạt lở, gió lốc, trong đó nhiều diện tích rừng bị thiệt hại nằm ở những khu vực có địa hình hiểm trở, núi cao, khó khăn cho công tác trồng rừng. Tuy nhiên, với quyết tâm "chữa lành lá phổi xanh” , tỉnh Lào Cai đã và đang có nhiều giải pháp để từng bước phủ xanh lại diện tích rừng đã mất.
Khánh Vĩnh (Khánh Hoà): Giao đất, giao rừng cho người dân vẫn chưa được như kỳ vọng

Khánh Vĩnh (Khánh Hoà): Giao đất, giao rừng cho người dân vẫn chưa được như kỳ vọng

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Có thể khẳng định, việc giao đất, giao rừng, bảo vệ, phát triển rừng gắn với tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi, là chủ trương lớn, thiết thực mang tính nhân văn của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, để chủ trương này đi vào thực tiễn vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc khiến cho việc giao đất, giao rừng chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng. Ghi nhận ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà.
Giá cau ở Đắk Lắk lên xuống phập phù

Giá cau ở Đắk Lắk lên xuống phập phù

Kinh tế - Lê Hường - 1 giờ trước
Giá cau tại Đắk Lắk đang lên cao kỷ lục với gần 100 nghìn đồng/kg, thì bất ngờ tụt dốc một nửa, thương lái thu mua cầm chừng, lò sấy tạm đóng cửa, nông dân thấp thỏm lo âu. Câu chuyện giá cau lên xuống phập phù đã lặp đi lặp lại nhiều lần, vì vậy, tỉnh Đắk Lắk khuyến cáo người dân không nên mở rộng diện tích trồng cau ồ ạt.
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 1 giờ trước
Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.
Ia Ly (Gia Lai): Lợn vừa cấp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo DTTS đã chết hàng loạt

Ia Ly (Gia Lai): Lợn vừa cấp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo DTTS đã chết hàng loạt

Kinh tế - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Nhiều ngày qua, các hộ dân tại làng Vân và làng Mun (thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) thấp thỏm, lo âu khi những con heo (lợn) giống được cấp theo Dự án 2 "Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo" thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đang chết dần, thậm chí có nơi số heo đã chết gần hết nhưng vẫn chưa rõ nguyên nhân.
Tối 16/11 sẽ diễn ra Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn

Tối 16/11 sẽ diễn ra Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 12/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Tối 16/11 sẽ diễn ra Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn. Món ăn dân dã từ núi rừng xứ Lạng. Người phụ nữ thổi đinh tút nổi tiếng ở buôn Chung. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phú Thọ nỗ lực thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc

Phú Thọ nỗ lực thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 1 giờ trước
Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ III năm 2019, trong 5 năm qua, tỉnh Phú Thọ đã thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách dân tộc. Qua đó, thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi; góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.
Hòa Bình đột phá trong đào tạo nghề và tạo việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững

Hòa Bình đột phá trong đào tạo nghề và tạo việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững

Công tác Dân tộc - Lê Anh - 1 giờ trước
Thông qua nhiều chính sách kịp thời, tạo bước đột phá về lĩnh vực đào tạo nghề và giải quyết việc, qua đó đã giúp nhiều người dân vùng quê, nhất là vùng DTTS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình từng bước thoát nghèo, góp phần phát triển bền vững.
Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới

Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới

Xã hội - Mai Hương - 1 giờ trước
Thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày 30/10/2024, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.
Đến tháng 6/2025, tất cả vùng lõm sẽ được phủ sóng viễn thông

Đến tháng 6/2025, tất cả vùng lõm sẽ được phủ sóng viễn thông

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Tại phiên chất vất và trả lời chất vấn lĩnh vực thông tin và truyền thông trong Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã trả lời các câu hỏi của Đại biểu Quốc hội liên quan đến phát triển cho hạ tầng số tại khu vùng đồng bào DTST và miền núi. Trong đó, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, đã yêu cầu đến tháng 6/2025 phải phủ sóng tất cả các vùng lõm sóng.
Nâng vai trò của báo chí cách mạng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Nâng vai trò của báo chí cách mạng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của ngành báo chí trong giai đoạn bùng nổ về truyền thông trên mạng xã hội hiện nay, đặc biệt là vai trò của báo chí cách mạng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội là nội dung quan trọng được Đại biểu Quốc hội quan tâm, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn về lĩnh vực thông tin, truyền thông, trong Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.