Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kiên Giang: Chăm lo phát triển giáo dục vùng đồng bào Khmer

Gia Ân - 2 giờ trước

Thời gian qua, nhờ thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là triển khai Dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), công tác đào tạo, giáo dục ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Kiên Giang đã có nhiều đổi thay tích cực.

Lớp học dạy chữ Khmer tại điểm chùa Tà Mum, xã Định Hòa, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.
Lớp học dạy chữ Khmer tại điểm chùa Tà Mum, xã Định Hòa, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Kiên Giang Thiều Văn Nam cho biết: Tỉnh Kiên Giang hiện có 6 trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), trong đó có 1 trường PTDTNT THPT với 12 lớp và 5 trường PTDTNT THCS với tổng số 42 lớp. Thời gian qua, việc đầu tư cơ sở vật chất vùng đồng bào DTTS đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Từ đó, kết quả thi tốt nghiệp của học sinh DTTS trong tỉnh hằng năm đều đạt chất lượng cao ở cả 3 cấp học.

Bên cạnh đó, việc dạy và học chữ Khmer được các cấp, các ngành và đồng bào Khmer quan tâm. Toàn tỉnh hiện có 43 điểm trường dạy song ngữ với 223 lớp, gần 5.900 học sinh dân tộc Khmer theo học; 31 chùa dạy chữ Khmer vào dịp Hè với 297 lớp và hơn 7.000 học sinh dân tộc Khmer theo học mỗi năm. Hằng năm, tỉnh Kiên Giang đã hỗ trợ ngân sách để mua sách Khmer ngữ và tổ chức dạy chữ Khmer trong dịp Hè.

Với nhiều chính sách đầu tư chăm lo phát triển giáo dục dân tộc, chất lượng giáo dục ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh Kiên Giang ngày càng ổn định và nâng cao. Đặc biệt hệ thống các trường PTDTNT, PTDT bán trú từng bước được đầu tư phát triển, khẳng định vị trí quan trọng trong công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực người DTTS, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhanh, bền vững của địa phương.

Thư viện Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS An Biên (huyện An Biên) được trang bị đầy đủ, các thiết bị đáp ứng nhu cầu đọc sách của các học sinh dân tộc.
Thư viện Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS An Biên (huyện An Biên) được trang bị đầy đủ, các thiết bị đáp ứng nhu cầu đọc sách của các học sinh dân tộc

Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Dự án 5 Chương trình MTQG 1719 đã góp phần chuẩn hóa cơ sở vật chất của các trường PTDTNT, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống; đáp ứng tốt nhu cầu học tập của học sinh DTTS, góp phần nâng cao trình độ dân trí, phát triển nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc Khmer của tỉnh”.

Ông Lê Trung Hồ Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang

Đơn cử như Trường PTDTNT THCS An Biên, huyện An Biên, sau nhiều năm đã bị xuống cấp, ẩm thấp, năm học 2023 - 2024, Trường được Sở Giáo dục và Đào tạo đầu tư kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất, trang bị đầy đủ các trang thiết bị; phòng học bộ môn, thư viện đạt chuẩn, khu phục vụ học tập, khối hành chính - quản trị; khu nhà ở công vụ với 10 phòng, đảm bảo tốt nhu cầu ở nội trú cho giáo viên; khu vực ký túc xá học sinh gồm 30 phòng và nhà ăn tập thể, đáp ứng 100% nhu cầu trong công tác chăm sóc và nuôi dưỡng toàn bộ học sinh nội trú, đảm bảo đáp ứng tốt hoạt động dạy học và các hoạt động khác của nhà trường.

Thầy Huỳnh Văn Tiến, Hiệu trưởng Trường PTDTNT THCS An Biên chia sẻ: “Năm học 2024 - 2025, Trường có 279 em, được chia thành 9 lớp (trong đó có 3 lớp 6 với 99 học sinh). Trường luôn quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên; tích cực tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá chất lượng học tập của học sinh. Khi ngôi trường mới khang trang được đưa vào sử dụng đã tạo điều kiện thuận lợi để thầy và trò an tâm dạy và học.

Em Danh Kim Thủy, lớp 8B, Trường PTDTNT THCS An Biên cho biết: “Bước vào năm học mới, có phòng học mới, nhà ăn mới, có mái che sân trường, em và các bạn rất vui. Em hứa sẽ cố gắng học giỏi để không phụ lòng thầy cô đã quan tâm, tạo điều kiện cho chúng em có một môi trường học tập tốt”.

Nữ sinh dân tộc Khmer đang học tập tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Gò Quao.
Nữ sinh dân tộc Khmer đang học tập tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Gò Quao

Anh Danh Phiên ở ấp Hòa Hớn, xã Định Hòa có 2 con đang học tại Trường PTDTNT THCS Gò Quao chia sẻ: Nhờ sự quan tâm chăm lo của Nhà nước đối với con em đồng bào các dân tộc, nên các con của tôi được học ở Trường PTDTNT THCS Gò Quao, được hỗ trợ toàn bộ tiền học phí, tiền ăn, ở, sinh hoạt. Chúng tôi rất biết ơn những chính sách đãi ngộ của Nhà nước, biết ơn tập thể các thầy giáo, cô giáo của trường nội trú đã chăm sóc, thương yêu giáo dục các cháu”.

Ông Lê Trung Hồ - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang thông tin, năm học 2024 - 2025, tỉnh đầu tư trên 158,2 tỷ đồng xây dựng bổ sung phòng học lý thuyết, phòng học bộ môn, nhà đa năng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, sửa chữa phòng học, ký túc xá, đầu tư hệ thống phòng cháy, chữa cháy… tại 7 trường học trực thuộc Sở. Tỉnh cũng tranh thủ các nguồn lực ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học tại vùng DTTS của tỉnh.

Tỉnh Kiên Giang cũng đề ra mục tiêu đến năm 2025, tổ chức giảng dạy tiếng Khmer trong chương trình môn học tiếng DTTS đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ở bậc tiểu học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh; đảm bảo đủ giáo viên dạy tiếng Khmer, trong đó 45% giáo viên có trình độ chuẩn được đào tạo, 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về học tiếng DTTS được bồi dưỡng nâng cao năng lực; đảm bảo đủ sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng Khmer bậc tiểu học.           

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Ban Dân tộc tỉnh tổng kết công tác khen thưởng dạy và học chữ Khmer, chữ Hoa hè năm 2024

Cà Mau: Ban Dân tộc tỉnh tổng kết công tác khen thưởng dạy và học chữ Khmer, chữ Hoa hè năm 2024

Chiều ngày 4/11, Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau tổ chức tổng kết công tác giảng dạy và học chữ Khmer, chữ Hoa hè năm 2024. Tham dự buổi tổng kết có đại diện lãnh đạo Ban Dân tộc và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, cùng các thầy giáo, học sinh có nhiều cố gắng trong dạy và học tiếng dân tộc vào dịp hè 2024.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch nước Lương Cường sẽ thăm chính thức Chile và Peru, dự Tuần lễ cấp cao APEC

Chủ tịch nước Lương Cường sẽ thăm chính thức Chile và Peru, dự Tuần lễ cấp cao APEC

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font và Tổng thống Cộng hòa Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Chile từ ngày 09 đến 12/11/2024; thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru từ ngày 12 đến 16/11/2024.
Ủy ban Dân tộc tiếp thân mật Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Kon Tum

Ủy ban Dân tộc tiếp thân mật Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Kon Tum

Người có uy tín - Văn Hoa - Hồng Phúc - 1 giờ trước
Chiều 6/11, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), thừa ủy quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT, ông Lưu Xuân Thủy - Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số đã có buổi gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Kon Tum, nhân dịp Đoàn ra thăm Thủ đô Hà Nội. Tham dự buổi gặp mặt có đại diện lãnh đạo một số Vụ, đơn vị của UBDT.
Mo Mường - Tấm gương phản chiếu quan niệm về con người, trời đất và thế giới tâm linh

Mo Mường - Tấm gương phản chiếu quan niệm về con người, trời đất và thế giới tâm linh

Media - BDT - 1 giờ trước
Trong mắt du khách quốc tế, đất nước Việt Nam với 54 dân tộc anh em chung sống được coi là điểm đến đầy hấp dẫn với một kho tàng Di sản văn hóa đặc sắc, đồ sộ. Trong đó, đặc biệt phải kể tới những Di sản văn hóa phi vật thể đã được Unesco công nhận, gắn liền với đời sống lao động, sản xuất và tinh thần của đồng bào các dân tộc.Không chỉ vậy, trong kho tàng ấy, còn có rất nhiều những di sản độc đáo như những viên ngọc quý vẫn đang còn say ngủ… Bằng niềm tự hào, trân quý, chuyên mục Hành trình Di sản của Báo Dân tộc và Phát triển sẽ cùng quý độc giả từng bước khám phá, trải nghiệm những giá trị tuyệt vời ấy… Và số đầu tiên, mời quý độc giả hãy cùng tìm hiểu về Mo Mường.Mo Mường là di sản văn hóa quý của đồng bào dân tộc Mường, được ví như bách khoa toàn thư dân gian chứa đựng những tinh hoa văn hóa Mường. Quá trình diễn xướng Mo của người Mường là phương tiện giao tiếp bày tỏ lòng tôn kính đối với lực lượng siêu nhiên và tổ tiên. Đồng thời, là phương tiện để truyền đạt tư tưởng triết lý về thiên nhiên, vũ trụ, tri thức, tập quán xã hội người Mường; qua đó góp phần tích cực trong giáo dục, hình thành nhân cách con người và gìn giữ phong tục, tập quán của dân tộc.
20 tỉnh thành tham gia triển lãm Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam

20 tỉnh thành tham gia triển lãm Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 1 giờ trước
Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11 và kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Trung tâm Triển lãm Văn hóa-Nghệ thuật Việt Nam phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” tại tỉnh Nghệ An.
Bình Định: Máy bay quân sự rơi khi đang bay huấn luyện

Bình Định: Máy bay quân sự rơi khi đang bay huấn luyện

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Lúc máy bay quân sự rơi, hai phi công nhảy dù để thoát hiểm. Hiện cơ quan chức năng đang phối hợp triển khai, hỗ trợ các lực lượng nỗ lực tìm kiếm hai phi công và xác định vị trí máy bay.
Quốc hội cho ý kiến đối với dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Quốc hội cho ý kiến đối với dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Thời sự - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Sáng 06/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể để thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Gieo con chữ, dệt ước mơ trên đỉnh Phung Chang

Gieo con chữ, dệt ước mơ trên đỉnh Phung Chang

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Việc phát huy, bảo tồn văn hóa của các dân tộc luôn được bình đẳng . “Lá phổi xanh” . Tài sản vô cùng quý giá Đông Nam Bộ. Gieo con chữ, dệt ước mơ trên đỉnh Phung Chang. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sơn La: Ngành chăn nuôi và thú y được ưu tiên trong quá trình chuyển đổi số

Sơn La: Ngành chăn nuôi và thú y được ưu tiên trong quá trình chuyển đổi số

Kinh tế - Minh Nhật - 2 giờ trước
Được ưu tiên trong quá trình chuyển đổi số, hiện cơ bản các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thú y và thủy sản đã được Sơn La số hóa.
Ea Kar (Đắk Lắk): Hoạt động tín dụng chính sách tại các Điểm giao dịch xã phát huy hiệu quả

Ea Kar (Đắk Lắk): Hoạt động tín dụng chính sách tại các Điểm giao dịch xã phát huy hiệu quả

Kinh tế - Anh Đức - Anh Dũng - 2 giờ trước
Những năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Ea Kar (Đắk Lắk) phối hợp với chính quyền các địa phương, các hội đoàn thể triển khai hiệu quả hoạt động của Điểm giao dịch xã, thị trấn. Qua đó giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ thuận lợi, tiết giảm chi phí, thực hiện quy chế dân chủ, công khai và tăng cường sự giám sát của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực thi tín dụng chính sách.
Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động DTTS

Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động DTTS

Xã hội - Vân Khánh - 2 giờ trước
Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề cao ở khu vực Tây Nguyên ngày càng tăng. Trên thực tế, số lượng lao động là người DTTS khá lớn nhưng số người đã được qua đào tạo chưa nhiều, làm hạn chế cơ hội tìm được việc làm và mang lại thu nhập cho người dân. Điều đó cho thấy yêu cầu mở rộng đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động DTTS là một trong những yếu tố tiên quyết, để đáp ứng nhu cầu thực tế về sử dụng lao động của cơ quan-doanh nghiệp trên địa bàn, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân nơi đây.
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Thuận: Triển khai nhiều hoạt động thuộc Dự án 8 Chương trình MTQG 1719

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Thuận: Triển khai nhiều hoạt động thuộc Dự án 8 Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 2 giờ trước
Triển khai Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS thông qua thay đổi tư duy nhận thức và phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Quảng Ngãi: Chìm ghe trong lúc đánh cá, 2 người tử vong

Quảng Ngãi: Chìm ghe trong lúc đánh cá, 2 người tử vong

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Trong lúc đi đánh cá ở đầm An Khê vào tối 5/11, không may ghe bị chìm, khiến 2 người tử vong.