Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiệu quả từ mô hình nuôi bò sinh sản của đồng bào Raglay thôn Tà Dương

Thái Sơn Ngọc - 16:37, 05/11/2024

Từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt Chương trình MTQG 1719), đồng bào Raglay ở thôn Tà Dương, xã Phước Thái, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận đã phát triển mô hình nuôi bò sinh sản.

Chị Katơr Thị Be bổ sung nguồn thức ăn cho đàn gia súc của bà con tộc họ.
Chị Katơr Thị Be bổ sung nguồn thức ăn cho đàn gia súc của bà con tộc họ

Về thôn Tà Dương vào những ngày đầu tháng 11/2024, chúng tôi được anh Jaghe Hoàng Thọ, Người có uy tín, Trưởng ban Quản lý thôn đưa đi thăm hỏi chuyện làm ăn của bà con trong thôn. Vừa đi đường, anh Hoàng Thọ vừa trao đổi tình hình sản xuất, đời sống của đồng bào Raglay tại địa phương. Theo lời anh Hoàng Thọ, có được con đường giao thông nội thôn bê tông xi măng khang trang như thế này, là nhờ được Nhà nước hỗ trợ đầu tư kinh phí xây dựng, người dân góp công và hiến đất để mở rộng đường. Bà con chung tay đóng góp kinh phí lắp đặt thêm 22 bóng đèn năng lượng mặt trời chiếu sáng đường quê.

Tà Dương là thôn đặc biệt khó khăn của huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Toàn thôn hiện có 153 hộ, với 669 khẩu đồng bào Raglay. Đời sống của người dân dựa vào nguồn thu nhập từ 61ha ruộng lúa, chủ động nước tưới từ hệ thống kênh Nam và 100ha đất nương rẫy, kết hợp chăn nuôi 450 con bò, 100 con cừu. Từ khi Chương trình MTQG 1719 được triển khai trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, đồng bào Raglay ở thôn Tà Dương đã được hưởng lợi từ nhiều dự án thành phần của Chương trình.

Đơn cử như từ nguồn vốn Dự án 3 - Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, vào tháng 6/2023, 21 hộ nghèo ở thôn Tà Dương được Nhà nước hỗ trợ 344 triệu đồng mua bò cái giống để nuôi sinh sản. Người dân đóng góp đối ứng thêm 52,5 triệu đồng để làm chuồng trại. Cụ thể, mỗi hộ nghèo được Nhà nước hỗ trợ 16,4 triệu đồng để mua bò giống, gia đình đóng góp 2,5 triệu đồng mua tấm lợp làm chuồng.

Cũng trong năm 2023, thôn Tà Dương có 38 hộ nghèo được Chương trình MTQG 1719 hỗ trợ 380 triệu đồng chuyển đổi nghề theo Dự án 1. Bà con thống nhất, mỗi gia đình mua một con bò cái giống, liên kết các hộ gia đình là bà con thân tộc làm chuồng nuôi chung và phân công lao động thay phiên chăn thả trên đồng cỏ tự nhiên quanh làng. Các gia đình chuyển ruộng gò trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cỏ cung cấp thức ăn xanh, bổ sung cho đàn gia súc.

Đàn bò lai sind nuôi theo mô hình sinh sản của tộc họ chị Katơr Thị Be ở thôn Tà Dương, xã Phước Thái, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Đàn bò lai sind nuôi theo mô hình sinh sản của tộc họ chị Katơr Thị Be ở thôn Tà Dương, xã Phước Thái, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận

Các nông hộ được hỗ trợ vốn chăn nuôi bò từ Chương trình MTQG 1719 đã tích cực tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi gia súc có sừng, biện pháp phòng chống bệnh và kỹ năng chăm sóc bê con. Đặc biệt, mô hình nuôi bò còn được sự đồng hành, hỗ trợ kỹ thuật của anh Vạn Ngọc Lễ, cán bộ thú y xã Phước Thái.

Khi đàn bò có dấu hiệu bệnh tật, bà con báo cho Trưởng thôn “alô” cán bộ thú y xã kịp thời có mặt, hướng dẫn người chăn nuôi những biện pháp can thiệp trên gia súc bị bệnh. Nhờ đó, đàn bò đến nay sinh trưởng tốt, nhiều con chuẩn bị sinh lứa bê con đầu tiên sau hơn 1 năm chăn nuôi.

Anh Jaghe Hoàng Thọ đưa chúng tôi đến thăm mô hình nuôi bò của gia đình chị Katơr Thị Be, chị bộc bạch: “Vợ chồng tôi đông con, làm ăn khó khăn nên không dành dụm được vốn liếng. Nay được Nhà nước hỗ trợ cho 16,4 triệu đồng để mua một con bò cái, tôi mừng lắm. Ban ngày thì các cháu trong họ đưa bò ra thả trên đồng cỏ tự nhiên, tối về nhà tôi cắt thêm cỏ cho bò ăn thêm mau lớn, khỏe mạnh. Con bò cái lai sind đang “mang bầu” 6 tháng rồi, tôi cố gắng chăm sóc chu đáo cho nó sinh bê con vào cuối năm nay”.

Theo anh Jaghe Hoàng Thọ, nguồn vốn do Chương trình MTQG 1719 hỗ trợ đã phát huy tốt hiệu quả đầu tư. Bà con trong thôn Tà Dương đoàn kết chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, nâng cao tinh thần, trách nhiệm, giúp nhau vươn lên thoát nghèo bền vững. 

"Bà con đang có mong muốn tiếp tục nhận được hỗ trợ từ các chương trình MTQG để có thêm điều kiện đầu tư phát triển những cây trồng có giá trị kinh tế cao, chăn nuôi gia súc có sừng, tăng thu nhập, nâng cao đời sống, vươn lên thoát nghèo bền vững", anh Hoàng Thọ chia sẻ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cao Bằng: Hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn để phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS

Cao Bằng: Hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn để phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS

Từ nguồn vốn các chương trình, chính sách dân tộc, trong đó có Chương trình MTQG 1719, tỉnh Cao Bằng đã huy động cả hệ thống chính trị cùng sự hưởng ứng tích cực của Nhân dân để tập trung đầu tư, phát triển giao thông nông thôn. Qua đó, diện mạo nông thôn của tỉnh có nhiều thay đổi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân vùng đồng bào DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Chiều tối 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trước khi đi nhận nhiệm vụ. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Đắk Nông: Tập trung phát triển toàn diện vùng “lõi nghèo”

Đắk Nông: Tập trung phát triển toàn diện vùng “lõi nghèo”

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 2 giờ trước
Trong 5 năm qua, tỉnh Đắk Nông đã tập trung triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc qua đó góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, nâng cao đời sống đồng bào các DTTS trên địa bàn.
Tràng Định (Lạng Sơn): Lồng ghép hiệu quả nguồn vốn để xóa đói giảm nghèo

Tràng Định (Lạng Sơn): Lồng ghép hiệu quả nguồn vốn để xóa đói giảm nghèo

Công tác Dân tộc - Thanh Phong-Thúy Hồng - 3 giờ trước
Những năm qua, nhờ tranh thủ nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện vùng cao, biên giới Tràng Định đã triển khai hiệu quả các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo... Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống Nhân dân.
Huyện Mường Lát: Tăng cường tuyên truyền pháp luật góp phần bảo vệ vững chắc an ninh biên giới

Huyện Mường Lát: Tăng cường tuyên truyền pháp luật góp phần bảo vệ vững chắc an ninh biên giới

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân, trong đó tập trung hướng về các thôn, bản đặc biệt khó khăn, qua đó góp phần quan trọng cho công tác bảo vệ vững chắc an ninh biên giới,
Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Quy hoạch mạng lưới y tế cơ sở (Bài cuối)

Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Quy hoạch mạng lưới y tế cơ sở (Bài cuối)

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 4 giờ trước
Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu xây dựng và phát triển mạng lưới cơ sở y tế quốc gia phù hợp với yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân. Số liệu từ cuộc điều tra thu thập thông tin thực trạng y tế ở của 53 DTTS, sẽ có đóng góp quan trọng vào việc thực hiện quy hoạch mạng lưới y tế cơ sở này.
Giảm nghèo ở vùng quế Trà Bồng

Giảm nghèo ở vùng quế Trà Bồng

Kinh tế - Tiêu Dao - Phong Trà - 4 giờ trước
Với sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương và sự nỗ lực vươn lên của người dân, thời gian qua, diện mạo nông thôn miền núi ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đã có những đổi thay tích cực. Nhiều mô hình phát triển kinh tế đã được triển khai, từng bước giúp đồng bào DTTS xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu.
Vị thế của Yên Bái trên bản đồ du lịch Việt Nam

Vị thế của Yên Bái trên bản đồ du lịch Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, 7/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đưa chính sách giáo dục nghề nghiệp đến lao động miền núi. Vị thế của Yên Bái trên bản đồ du lịch Việt Nam. Người "thắp lửa" những điệu Then. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chàng trai Cơ Ho với thương hiệu cà phê Chư Mui

Chàng trai Cơ Ho với thương hiệu cà phê Chư Mui

Kinh tế - Thảo Linh - 4 giờ trước
Với mong muốn đưa hương vị cà phê Arabica đặc trưng của vùng đất huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng được nhiều người biết đến, đồng thời tạo môi trường giúp nông dân địa phương phát triển bền vững cây trồng này, gần 4 năm nay, anh Liêng Jrang Ha Hoang, dân tộc Cơ Ho, ở thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương dành trọn tâm sức của mình, xây dựng, phát triển thành công thương hiệu cà phê sạch Chư Mui.
Làm “sống lại” nghề đan cỏ bàng ở Ba Chúc

Làm “sống lại” nghề đan cỏ bàng ở Ba Chúc

Kinh tế - PHƯƠNG NGHI - 4 giờ trước
Đan cỏ bàng là nghề truyền thống nổi tiếng từ lâu của người dân thị trấn biên giới Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, nghề đan cỏ bàng còn tạo nên một nét đẹp văn hóa đặc trưng của Ba Chúc.
Cao Bằng: Hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn để phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS

Cao Bằng: Hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn để phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Hoàng Phúc - 4 giờ trước
Từ nguồn vốn các chương trình, chính sách dân tộc, trong đó có Chương trình MTQG 1719, tỉnh Cao Bằng đã huy động cả hệ thống chính trị cùng sự hưởng ứng tích cực của Nhân dân để tập trung đầu tư, phát triển giao thông nông thôn. Qua đó, diện mạo nông thôn của tỉnh có nhiều thay đổi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân vùng đồng bào DTTS.
Phát triển nghề nuôi cá lồng trên hồ ở Hòa Bình: Hướng đi bền vững cho người lao động địa phương

Phát triển nghề nuôi cá lồng trên hồ ở Hòa Bình: Hướng đi bền vững cho người lao động địa phương

Công tác Dân tộc - Lê Anh - 5 giờ trước
Hồ Hòa Bình, với diện tích mặt nước rộng lớn cùng tiềm năng nuôi trồng thủy sản dồi dào, đã trở thành nguồn sinh kế bền vững cho hàng nghìn người dân tại tỉnh Hòa Bình. Nghề nuôi cá lồng trên hồ không chỉ giúp người dân thoát nghèo mà còn tạo động lực phát triển kinh tế, góp phần xây dựng đời sống ổn định và nâng cao giá trị kinh tế cho địa phương.
Quảng Ninh: Giải ngân hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3 đạt thấp

Quảng Ninh: Giải ngân hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3 đạt thấp

Trang địa phương - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống sau bão Yagi (bão số 3), HĐND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành các chính sách, biện pháp để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đã 3 tháng trôi qua, việc giải ngân gói hỗ trợ 1.180 tỉ đồng khắc phục sau bão số 3 tại Quảng Ninh mới chỉ đạt 13%.