Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đăk Hà (Kon Tum): Sôi nổi Hội thi "Sáng kiến truyền thông về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024"

Ngọc Chí - 19:28, 05/11/2024

Ngày 5/11, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Hội thi "Sáng kiến truyền thông về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024". Với sự chuẩn bị chu đáo, các đội thi đã mang đến những phần thi ấn tượng, mang đậm hơi thở cuộc sống và thể hiện được kỹ năng trong công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới, phòng, chống bạo lực gia đình.

Ban Tổ chức tặng hoa và cờ lưu niệm cho các đội tham gia Hội thi
Ban Tổ chức tặng hoa và cờ lưu niệm cho các đội tham gia Hội thi

Những phần thi ấn tượng

Tham gia Hội thi có 10 đội, gần 100 thành viên đến từ các Tổ truyền thông cộng đồng, Địa chỉ tin cậy tại các thôn đồng bào DTTS, thôn đặc biệt khó khăn của 10 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Các đội sẽ trải qua 3 phần thi, gồm: Phần thi chào hỏi, xử lý tình huống, tiểu phẩm.

Với sự đầu tư và chuẩn bị chu đáo, các đội đã mang đến Hội thi phần thi Chào hỏi ấn tượng, bằng những tiểu phẩm, thơ ca, hò vè... để giới thiệu về đội của mình, giới thiệu lịch sử, văn hóa của địa phương và những thông điệp liên quan đến vấn đề bình đẳng giới.

Đội xã Ngọk Réo trình bày phần thi chào hỏi
Đội xã Ngọk Réo trình bày phần thi chào hỏi

Chị Y Soái – Chủ tịch Hội LHPN xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà chia sẻ: Ngọk Réo là xã vùng sâu, vùng xa, chủ yếu là đồng bào DTTS sinh sống. Trong phần thi chào hỏi, đội đã giới thiệu về những bản sắc văn hoá truyền thống của đồng bào DTTS trên địa bàn xã, như: Nghề dệt thổ cẩm, nấu rượu ghè và cồng chiêng, múa xoang. Thông điệp mà đội mang đến Hội thi là “Hãy chung tay xóa bỏ bạo lực gia đình”.

Phần thi xử lý tình huống, các đội thi bốc thăm câu hỏi tình huống liên quan đến bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình... Từ những kiến thức có được thông qua quá trình triển khai thực hiện Dự án 8 ở cơ sở, các đội thi đã nắm vững kiến thức và tự tin trả lời những câu hỏi tình huống do Ban Tổ chức đặt ra.

Ban Giám khảo Hội thi
Ban Giám khảo Hội thi

Chị Y Phít (dân tộc Xơ Đăng) – Thành viên Tổ truyền thông cộng đồng thôn Kon Jri, xã Ngọk Wang, huyện Đăk Hà chia sẻ: Khi tham gia phần thi tình huống này giúp tôi hiểu thêm về Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Bình đẳng giới và các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới; các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới; quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới, một số giải pháp, kiến thức về phòng chống bạo lực gia đình.

Đặc biệt, trong phần thi tiểu phẩm, các đội đã mang đến Hội thi những câu chuyện thực tế ở cơ sở, mang đậm hơi thở cuộc sống liên quan đến vấn đề bình đẳng giới, xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới và phòng, chống bạo lực gia đình. Từ đó, những thành viên của Tổ truyền thông cộng đồng đã phát huy vai trò trong công tác tuyên truyền, vận động và giải thích để các gia đình hiểu rõ các quy định của pháp luật, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

Phần thi tiểu phẩm của đội thi xã Đăk Long với chủ đề “Tình yêu thương sưởi ấm ngôi nhà bạn”
Phần thi tiểu phẩm của Đội thi xã Đăk Long với chủ đề “Tình yêu thương sưởi ấm ngôi nhà bạn”

Chị Nguyễn Thị Thuận – Chủ tịch Hội LHPN xã Đăk Long, huyện Đăk Hà cho biết: Đội xã Đăk Long tham gia phần thi tiểu phẩm với chủ đề “Tình yêu thương sưởi ấm ngôi nhà bạn”. Nội dung chính xoay quanh thực trạng mâu thuẫn trong gia đình, các con vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Vai trò của Tổ truyền thông cộng đồng trong công tác phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thôn xuống tuyên truyền, vận động giúp gia đình hiểu ra những việc làm chưa đúng và thay đổi hành vi, chấp hành nghiêm các quy định của phát luật, xây dựng gia đình yêu thương, hòa thuận, hạnh phúc.

Nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền

Hội thi "Sáng kiến truyền thông về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024" do Hội LHPN huyện Đăk Hà tổ chức là một trong những nội dung quan trọng của Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, phòng, ngừa cho người bị bạo lực gia đình, nhất là phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS.

Phần thi chào hỏi của đội thị trấn Đăk Hà
Phần thi chào hỏi của Đội thị trấn Đăk Hà

Ông A Nguyên (dân tộc Ba Na) – Thôn trưởng, Tổ trưởng Tổ truyền thông cộng đồng thôn Đăk Mút, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà chia sẻ: Việc tham gia Hội thi là điều rất bổ ích, giúp tôi và các thành viên được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, kiến thức truyền thông. Đồng thời, giúp chúng tôi cảm thấy tự tin hơn khi đứng trước đám đông và sau này áp dụng để triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền ở địa phương.

Huyện Đăk Hà có hơn 14.000 hội viên phụ nữ, trong đó, hơn 60% hội viên phụ nữ là người đồng bào DTTS. Trong thời gian qua, các nội dung của Dự án 8 đã được các cấp Hội LHPN triển khai thiết thực, hiệu quả. Với những cách truyền thông hay, sáng tạo trong công tác tuyên truyền đã giúp cho người dân hiểu biết trong thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.

Đội thi xã Ngọk Wang có sự tham gia của nhiều trẻ em, giúp các em nâng cao hiểu biết về bình đẳng giới và những quyền của trẻ em
Đội thi xã Ngọk Wang có sự tham gia của nhiều trẻ em, giúp các em nâng cao hiểu biết về bình đẳng giới và những quyền của trẻ em

Đặc biệt, Hội thi lần này có sự tham gia của rất nhiều thành viên là trẻ em, qua đây giúp các em được nói lên tiếng nói của mình, nâng cao hiểu biết về bình đẳng giới và những quyền của trẻ em.

Em Trương Thanh Thiện (8 tuổi, dân tộc Xơ Đăng) – Đến từ đội thi xã Ngọk Wang, huyện Đăk Hà chia sẻ: Em cảm thấy rất vui vì đây là lần đầu tiên em được tham gia Hội thi, qua đây giúp em tự tin hơn khi đứng trước đám đông và em được nói lên tiếng nói của trẻ em và các quyền của trẻ em.

Theo đánh giá của Ban Tổ chức, mỗi đội đến với Hội thi đều đã có sự đầu tư về mọi mặt, truyền tải được những thông điệp ý nghĩa, tác động tích cực đến phụ nữ và trẻ em, nhất là phụ nữ đồng bào DTTS, tiếp thêm động lực để họ phấn đấu vươn lên, nỗ lực hành động xóa bỏ mọi sự phân biệt, đối xử về giới vì mục tiêu bình đẳng giới, để tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Ban Tổ chức trao giải Nhất cho đội thi xã Đăk La
Ban Tổ chức trao giải Nhất cho Đội thi xã Đăk La

Sau một ngày diễn ra sôi nổi, Ban Tổ chức đã trao 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 4 giải Khuyến khích, 2 giải Chuyên đề và 3 giải Phụ. Với những phần thi xuất sắc, Đội thi đến từ xã Đăk La đã đạt giải Nhất.

Chị Phạm Thị Viên – Chủ tịch Hội LHPN huyện Đăk Hà chia sẻ: Hội thi là dịp để các thành viên Tổ truyền thông cộng đồng, Địa chỉ tin cậy, hội viên, phụ nữ vùng đồng bào DTTS được giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, các kiến thức, kỹ năng trong công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới, phòng, chống bạo lực gia đình, góp phần xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào từ cơ sở kết quả cuộc Điều tra 53 DTTS

Kon Tum: Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào từ cơ sở kết quả cuộc Điều tra 53 DTTS

Chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước. Những năm qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai kịp thời các chính sách về đất đai, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS ổn định đời sống, phát triển sản xuất và vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, kết quả của Cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 sẽ công bố trong thời gian tới, là cơ sở để tỉnh Kon Tum đề ra nhiều giải pháp nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các Dự án Đường dây 500kV mạch 3

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các Dự án Đường dây 500kV mạch 3

Sáng 8/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các Dự án Đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên). Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Buổi lễ được truyền trực tuyến tới điểm cầu trụ sở Ủy ban nhân dân 9 tỉnh có Dự án đi qua.
Sóc Trăng nỗ lực “nâng chuẩn” các cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp vùng DTTS

Sóc Trăng nỗ lực “nâng chuẩn” các cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp vùng DTTS

Giáo dục dân tộc - Tào Đạt - Như Tâm - 2 phút trước
Thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp vùng dân tộc thiểu số và thực hiện tốt chính sách dành cho học sinh dân tộc thiểu số. Đặc biệt, những năm gần đây, từ nguồn lực từ Tiểu dự án 3 – Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), địa phương đã ưu tiên đầu tư và hiện đại hóa cơ sở vật chất.
Bình Định: Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng An Lão

Bình Định: Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng An Lão

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Tối ngày 7/12, tại huyện An Lão, UBND tỉnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng An Lão (07/12/1964 - 07/12/2024) nhằm ôn lại truyền thống đấu tranh cách mạng hào hùng của Đảng bộ, quân và dân huyện An Lão.
Kon Tum: Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào từ cơ sở kết quả cuộc Điều tra 53 DTTS

Kon Tum: Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào từ cơ sở kết quả cuộc Điều tra 53 DTTS

Chuyên đề - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước. Những năm qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai kịp thời các chính sách về đất đai, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS ổn định đời sống, phát triển sản xuất và vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, kết quả của Cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 sẽ công bố trong thời gian tới, là cơ sở để tỉnh Kon Tum đề ra nhiều giải pháp nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào DTTS.
Đắk Nông: Tập trung phát triển toàn diện vùng “lõi nghèo”

Đắk Nông: Tập trung phát triển toàn diện vùng “lõi nghèo”

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 4 giờ trước
Trong 5 năm qua, tỉnh Đắk Nông đã tập trung triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc qua đó góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, nâng cao đời sống đồng bào các DTTS trên địa bàn.
Tràng Định (Lạng Sơn): Lồng ghép hiệu quả nguồn vốn để xóa đói giảm nghèo

Tràng Định (Lạng Sơn): Lồng ghép hiệu quả nguồn vốn để xóa đói giảm nghèo

Công tác Dân tộc - Thanh Phong-Thúy Hồng - 5 giờ trước
Những năm qua, nhờ tranh thủ nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện vùng cao, biên giới Tràng Định đã triển khai hiệu quả các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo... Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống Nhân dân.
Vị thế của Yên Bái trên bản đồ du lịch Việt Nam

Vị thế của Yên Bái trên bản đồ du lịch Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, 7/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đưa chính sách giáo dục nghề nghiệp đến lao động miền núi. Vị thế của Yên Bái trên bản đồ du lịch Việt Nam. Người "thắp lửa" những điệu Then. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Huyện Mường Lát: Tăng cường tuyên truyền pháp luật góp phần bảo vệ vững chắc an ninh biên giới

Huyện Mường Lát: Tăng cường tuyên truyền pháp luật góp phần bảo vệ vững chắc an ninh biên giới

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 5 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân, trong đó tập trung hướng về các thôn, bản đặc biệt khó khăn, qua đó góp phần quan trọng cho công tác bảo vệ vững chắc an ninh biên giới,
Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Quy hoạch mạng lưới y tế cơ sở (Bài cuối)

Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Quy hoạch mạng lưới y tế cơ sở (Bài cuối)

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 6 giờ trước
Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu xây dựng và phát triển mạng lưới cơ sở y tế quốc gia phù hợp với yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân. Số liệu từ cuộc điều tra thu thập thông tin thực trạng y tế ở của 53 DTTS, sẽ có đóng góp quan trọng vào việc thực hiện quy hoạch mạng lưới y tế cơ sở này.
Giảm nghèo ở vùng quế Trà Bồng

Giảm nghèo ở vùng quế Trà Bồng

Kinh tế - Tiêu Dao - Phong Trà - 6 giờ trước
Với sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương và sự nỗ lực vươn lên của người dân, thời gian qua, diện mạo nông thôn miền núi ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đã có những đổi thay tích cực. Nhiều mô hình phát triển kinh tế đã được triển khai, từng bước giúp đồng bào DTTS xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu.
Cao Bằng: Hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn để phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS

Cao Bằng: Hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn để phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Hoàng Phúc - 6 giờ trước
Từ nguồn vốn các chương trình, chính sách dân tộc, trong đó có Chương trình MTQG 1719, tỉnh Cao Bằng đã huy động cả hệ thống chính trị cùng sự hưởng ứng tích cực của Nhân dân để tập trung đầu tư, phát triển giao thông nông thôn. Qua đó, diện mạo nông thôn của tỉnh có nhiều thay đổi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân vùng đồng bào DTTS.
Phát triển nghề nuôi cá lồng trên hồ ở Hòa Bình: Hướng đi bền vững cho người lao động địa phương

Phát triển nghề nuôi cá lồng trên hồ ở Hòa Bình: Hướng đi bền vững cho người lao động địa phương

Công tác Dân tộc - Lê Anh - 7 giờ trước
Hồ Hòa Bình, với diện tích mặt nước rộng lớn cùng tiềm năng nuôi trồng thủy sản dồi dào, đã trở thành nguồn sinh kế bền vững cho hàng nghìn người dân tại tỉnh Hòa Bình. Nghề nuôi cá lồng trên hồ không chỉ giúp người dân thoát nghèo mà còn tạo động lực phát triển kinh tế, góp phần xây dựng đời sống ổn định và nâng cao giá trị kinh tế cho địa phương.