Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Áp dụng chuẩn nghèo mới: Hộ nghèo đang tăng cao ở các xã vùng cao (Bài 1)

Trọng Bảo - 16:38, 09/09/2022

Tập trung giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân đã và đang là nhiệm vụ được quan tâm đặc biệt đối với cấp ủy, chính quyền các địa phương tỉnh Lào Cai. Hiện nay, việc áp dụng chuẩn nghèo đa chiều trong giai đoạn mới, với mức thu nhập theo chuẩn mới tăng gấp đôi so với chuẩn cũ, sẽ là thách thức đối với rất nhiều xã trong việc thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo.

Gia đình anh Thào tái nghèo sau gần một năm được công nhận…thoát nghèo
Gia đình anh Thào tái nghèo sau gần một năm được công nhận…thoát nghèo

Vừa thoát nghèo lại trở về…hộ nghèo

Hộ gia đình anh Ma Seo Thào, dân tộc Mông ở thôn Tân Tiến, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát thoát nghèo năm 2021. Tuy nhiên chưa đầy một năm sau, theo qui định về chuẩn nghèo mới, gia đình anh Thào lại trở về hộ nghèo, dù mức thu nhập của gia đình vẫn giữ nguyên.

Anh Thào cho biết: Gia đình anh có 05 khẩu, theo điều tra năm 2021,gia đình anh có bình quân thu nhập 800 nghìn đồng/người/tháng. Mới đây, cán bộ về điều tra, thu nhập gia đình vẫn duy trì, nhưng theo thông tin của cán bộ, áp dụng theo chuẩn nghèo mới, mỗi khẩu phải đạt tối thiểu 1,5 triệu đồng/người/tháng thì mới thoát nghèo. 

"Với mức thu nhập này, gia đình mình lại trở về là hộ nghèo của xã. Chưa kể, trước đây, gia đình thuê đất trồng chuối, nhưng hiện nay không bán được nữa nên thu nhập cũng đang có chiều hướng giảm, gia đình cũng chỉ trông chờ vào cây ngô, cây lúa thôi”, anh Thào cho biết.

Tương tự, nhìn ngôi nhà cấp 4 khang trang, đồ đạc được bày trí ngăn lắp ít ai có thể nghĩ gia đình anh Phàn Páo Giàng, dân tộc Dao ở thôn Tân Tiến lại thuộc hộ nghèo của xã. Được biết, nhờ chăm chỉ làm ăn với mô hình chăn nuôi trâu, đào ao thả cá cộng với trồng ngô lúa mà năm 2020, gia đình anh Giàng đã được công nhận thoát nghèo. Tuy nhiên, năm 2022, qua điều tra thì gia đình anh Giàng vẫn thuộc danh sách hộ nghèo, bởi thu nhập bình quân  hiện tại chỉ mới đạt 1,3 triệu đồng/người/khẩu.

Thống kê cho thấy, thôn Tân Tiến, xã Trịnh Tường có 70 hộ, thì có 31 hộ nghèo, tăng 24 hộ so với tiêu chí cũ. Ông Phạm Văn Hưng, Phó Chủ tịch phụ trách xã Trịnh Tường cho biết: Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã đặc biệt chú trọng đến công tác xóa đói, giảm nghèo, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài. Nhờ đó, hết năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn gần 9%. Tuy nhiên, khi áp dùng chuẩn nghèo mới, tỷ lệ hộ nghèo của xã tăng vọt lên 49,9%. Điều này đã ảnh hưởng đến hầu hết các chỉ tiêu, kế hoạch của xã.

“Xã chúng tôi là xã thuần nông, bà con chủ yếu trồng ngô, lúa nhưng cũng chỉ đủ ăn; trước đây thì có cây chuối cho thu nhập tốt, nhưng giờ không xuất bán được nên việc cải thiện thu nhập cho bà con gặp nhiều khó khăn”, ông Hưng thông tin thêm.

Thông tin từ Phòng Lao động - Thương binh và xã hội huyện Bát Xát, hết năm 2021 tỷ lệ hộ nghèo của huyện đạt gần 8%; sau khi áp dụng chuẩn nghèo mới thì con số này của huyện tăng lên hơn 45%.

Người dân vùng cao Lào Cai lao động sản xuất
Sản xuất nông nghiệp là nghề chính của người dân vùng cao Lào Cai

Thách thức mới trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo

Câu chuyện tỷ lệ hộ nghèo tăng vọt, sau khi áp dụng chuẩn nghèo mới, không chỉ riêng đối với huyện Bát Xát mà hầu hết các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai đều gặp phải. Qua rà soát, hết năm 2021, tỉnh Lào Cai còn hơn 5% hộ nghèo; tuy vậy, theo tiêu chí mới thì tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh tăng lên trên 25%. Trong đó, hơn 50 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%; 16 xã tỷ lệ hộ nghèo gần 50%...

Tiêu chí tăng khiến cho tỷ lệ hộ nghèo ở hầu hết các địa phương đều tăng, nhưng việc tìm giải pháp để nâng cao thu nhập cho người dân, là thách thức mới đối với các cấp chính quyền địa phương, trong có có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Theo ông Phạm Văn Hưng, Phó Chủ tịch phụ trách xã Trịnh Tường, để nâng cao thu nhập cho bà con Nhân dân, cấp ủy, chính quyền xã tập trung tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trong đó có việc mở rộng diện tích trồng cây quế. Nhưng đó là về lâu dài, còn trước mắt thì việc xóa đói giảm nghèo của xã chắc chắn sẽ gặp khó do tiêu chí thu nhập có sự thay đổi.

“Trồng cây quế thì ít nhất cũng phải mất 3-4 năm, người dân mới bắt đầu có thu nhập từ việc tỉa cành bán lá. Do vậy, trước mắt bà con vẫn phải phụ thuộc nhiều vào trồng ngô, lúa; nhưng diện tích đất canh tác có hạn, bà con trồng cũng chỉ tự cũng tự cấp là chính chứ chưa mang tính hàng hóa… Đây là bài toán khó đòi hỏi cấp ủy, chính quyền xã và người dân cần nỗ lực để giải quyết”, ông Hưng phân tích.

Với mô hình chăn nuôi trâu, đào ao thả cá và trồng ngô lúa gia đình anh Giàng có thu nhập 1,3 triệu đồng/người/tháng nhưng vẫn là hộ nghèo
Với mô hình chăn nuôi trâu, đào ao thả cá và trồng ngô lúa gia đình anh Giàng có thu nhập 1,3 triệu đồng/người/tháng nhưng vẫn là hộ nghèo

Còn theo ông Giàng Quốc Hưng, Bí thư Huyện ủy Mường Khương,  sau hơn 02 năm xảy ra đại dịch Covid-19, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế-xã hội trên địa bàn toàn huyện. Theo điều tra mới nhất, toàn huyện hiện có 47% hộ nghèo và hộ cận nghèo là 21%. Đây là con số rất cao, gần như trở về giai đoạn đầu nhiệm kỳ 2015-2020.

“Mường Khương là thủ phủ về cây chuối và cây dứa của tỉnh Lào Cai. Khi mà sản phẩm chuối hiện nay không xuất bán được, địa phương đã tập trung xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, trong đó có cây chè. Đây là cây đã và đang cho thu nhập tốt và được người dân ủng hộ tham gia, tuy nhiên, đây cũng là cây trồng dài ngày, đòi hỏi phải có thời gian, nên trước mắt việc nâng cao thu nhập cho người dân cũng là bài toán khó, bởi bao năm qua, địa phương cũng đã nỗ lực, linh hoạt các giải pháp thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển, trong đó chú là đẩy nhanh việc giảm tỷ lệ hộ nghèo sớm thoát nghèo”, ông Hưng chia sẻ.

Việc áp dụng chuẩn nghèo mới giúp cho các địa phương có đánh giá đúng nhất, chính xác nhất về đời sống của người dân; nhất là người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và vùng ĐBKK… 

Tuy nhiên, với tỷ lệ hộ nghèo tăng cao, là thách thức lớn đối với các địa phương vùng DTTS và miền núi, theo đó, các địa phương khó thực hiện được các chỉ tiêu, kế hoạch năm, trong đó có mục tiêu xây dựng Nông thôn mới...

Bắt đầu từ ngày 01/01/2022 đến 31/12/2025, áp dụng chuẩn nghèo đa chiều mới với các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều, trong đó có tiêu chí thu nhập. Cụ thể, đối với khu vực nông thôn mức thu nhập tối thiểu đạt từ 1,5 triệu đồng/người/tháng; đối với khu vực thành thị còn số này là 2 triệu đồng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Giải bài toán thiếu nước ở Hàm Tân

Giải bài toán thiếu nước ở Hàm Tân

Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, là vùng đất có đặc thù khí hậu nắng nóng, khô hạn kéo dài, thường bị xâm nhập mặn. Người dân Hàm Tân thường xuyên phải đối diện với tình trạng thiếu nước trong sinh hoạt và sản xuất. Những năm gần đây, từ các chính sách đầu tư của Nhà nước nói chung, chính sách đầu tư đặc thù của tỉnh Bình Thuận nói riêng, đã từng bước khắc phục tình trạng thiếu nước, tạo điều kiện để người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.
Kết nối hoạt động văn hóa vùng biên giới Việt - Lào

Kết nối hoạt động văn hóa vùng biên giới Việt - Lào

Sắc màu 54 - Tấn Vịnh - 3 giờ trước
Trong những năm qua, hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam - Lào trở nên sâu sắc vì truyền thống hữu nghị, quan hệ lâu đời giữa hai nước, 2 dân tộc. Nhiều địa phương đã làm tốt công tác kết nghĩa, giao lưu văn hóa. Đơn cử như các tỉnh miền Trung Việt Nam và Nam Lào được xem như mô hình nổi trội trong hoạt động giao lưu văn hóa đối ngoại, kết nghĩa giữa các tỉnh trong cả nước.
Asiad 19: Chỉ cần không thua đậm, Đội tuyển nữ Việt Nam sẽ

Asiad 19: Chỉ cần không thua đậm, Đội tuyển nữ Việt Nam sẽ "qua khe cửa hẹp"!

Thể thao - L.Minh - 3 giờ trước
Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khi đối đầu với ứng cử viên Huy chương Vàng Asiad 19 - Tuyển nữ Nhật Bản, lượt cuối bảng D, lúc 15h ngày 28/9.
Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống bệnh dại

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống bệnh dại

Sức khỏe - Trương Vui - 4 giờ trước
Ở Việt Nam, bệnh dại đã lưu hành trong nhiều năm và là một trong số các bệnh truyền nhiễm có số ca tử vong cao nhất. Nhân Ngày Thế giới phòng chống bệnh dại (28/9), các chuyên gia lưu ý người dân không nên chủ quan với bệnh dại, có thể chủ động tiêm dự phòng trước và tiêm ngay khi có sự cố xảy ra để kịp thời bảo vệ sức khỏe và tính mạng.
Giải bài toán thiếu nước ở Hàm Tân

Giải bài toán thiếu nước ở Hàm Tân

Công tác Dân tộc - Lê Vũ - 4 giờ trước
Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, là vùng đất có đặc thù khí hậu nắng nóng, khô hạn kéo dài, thường bị xâm nhập mặn. Người dân Hàm Tân thường xuyên phải đối diện với tình trạng thiếu nước trong sinh hoạt và sản xuất. Những năm gần đây, từ các chính sách đầu tư của Nhà nước nói chung, chính sách đầu tư đặc thù của tỉnh Bình Thuận nói riêng, đã từng bước khắc phục tình trạng thiếu nước, tạo điều kiện để người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.
Công điện của Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ

Công điện của Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ

Tin tức - T.Hợp - 5 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 898/CĐ-TTg ngày 28/9/2023 về việc tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ.
Tin trong ngày 26/9/2023

Tin trong ngày 26/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 26/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi Thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu năm 2023. Gia Lai: 59 nam giới là Người có uy tín trở thành hội viên danh dự của Hội LHPN Việt Nam. Người có duyên nợ với chiêng Mường. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao vui tết Trung thu cùng trẻ em xã biên giới Môn Sơn

Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao vui tết Trung thu cùng trẻ em xã biên giới Môn Sơn

Tin tức - An Yên - 7 giờ trước
Tối 27/9, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm” tại Trường THCS Môn Sơn, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông.
Lạng Sơn: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Lạng Sơn: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Công tác Dân tộc - Thanh Nguyên - 7 giờ trước
Ngày 27/9, tại Lạng Sơn, UBND huyện Văn Lãng tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS năm 2023.
Kỳ vọng về một thế hệ trẻ am hiểu và đam mê âm nhạc dân gian Tây Nguyên

Kỳ vọng về một thế hệ trẻ am hiểu và đam mê âm nhạc dân gian Tây Nguyên

Giáo dục - Lê Hường - 8 giờ trước
Nhằm bảo tồn gìn giữ giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk đã đưa môn âm nhạc dân gian Tây Nguyên vào chương trình giảng dạy. Sau hơn 1 năm đưa vào giảng đường, trở thành môn học chính thức, môn âm nhạc dân gian Tây Nguyên đã đạt những kết quả khả quan. Nhiều sinh viên được mời đi biểu diễn ở những sự kiện lớn trong và ngoài tỉnh.
Văn Lãng (Lạng Sơn): Công an vào cuộc xác minh việc thiếu trách nhiệm trong quản lý đất đai và công trình thủy lợi

Văn Lãng (Lạng Sơn): Công an vào cuộc xác minh việc thiếu trách nhiệm trong quản lý đất đai và công trình thủy lợi

Pháp luật - Thiên An - 8 giờ trước
Từ phản ánh của người dân về tuyến mương thủy lợi Pác Cần thuộc công trình đập dâng thủy luân Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã bị gãy đổ và hư hỏng nặng. HĐND huyện Văn Lãng đã tiến hành kiểm tra, phát hiện các sai phạm trong quản lý đất đai và công trình thủy lợi tại địa phương này. Vừa qua, Bí thư Huyện ủy Văn Lãng đã kết luận: “Chuyển vụ việc sang Cơ quan điều tra Công an huyện xác minh, làm rõ, xem xét tính chất, mức độ xử lý sai phạm theo đúng quy định của pháp luật”.
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang tập huấn triển khai Dự án 4, Chương trình MTQG 1719

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang tập huấn triển khai Dự án 4, Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 8 giờ trước
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang vừa tổ chức lớp tập huấn “Kỹ năng thực hiện gói thầu giao cho cộng đồng thi công theo cơ chế đặc thù và Công tác duy tu bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng” cho 110 học viên là đại diện Ban phát triển các thôn có công trình đầu tư xây dựng thuộc các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang.