Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Aar veh cân đưh - Món ăn của người Pa Kô

PV - 12:09, 15/02/2022

Mỗi mùa Xuân về, đón chào năm mới hứa hẹn nhiều niềm tin và hy vọng về những gì tốt đẹp nhất, người Pa Kô ở đại ngàn Trường Sơn thường tập trung tổ chức những bữa ăn thân mật giữa các gia đình trong thôn bản. Trong các món ăn ngon của người Pa Kô, món aar veh cân đưh - một món cháo, được coi là món ăn tăng cường tình đoàn kết, giáo dục con cháu giữ gìn, phát huy những đặc trưng văn hóa của người Pa Kô.

Món aar veh cân đưh
Món aar veh cân đưh

Hôm ấy, chúng tôi có dịp tham gia với bà con Pa Kô ở thôn A Liêng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông (Quảng Trị) chuẩn bị nguyên liệu và nấu món aar veh cân đưh. Không khí lên rừng, xuống suối lấy nguyên liệu và chế biến món ăn này thật rộn ràng. Gạo được vo sạch, vút ráo nước; thịt lợn, cá, những đọt măng, đọt mây, tu vêng, rau rớn được chọn tươi, non từ rừng, suối đem về chế biến sạch sẽ, thái nhỏ; các gia vị để nêm cháo cũng được chuẩn bị đầy đủ. Bên bếp lửa hồng, già, trẻ, gái, trai cùng nhau chế biến món ngon, trò chuyện vui vẻ.

Cụ bà Hồ Thị Hoa (90 tuổi) ở thôn A Liêng cho biết: Để tạo ra món aar veh cân đưh thơm ngon thì cần ít nhất 10 loại lương thực, thực phẩm, như: Gạo, củ sắn, quả bí đỏ, quả cà trắng, đọt măng, đọt mây, tu-vêng, rau rớn, cá mát, thịt lợn và các loại gia vị như sả, muối, bột ngọt, tiêu, ớt… Sau khi làm sạch các loại trên, chế biến, nấu thành món hỗn hợp, đặc sệt sẽ tạo nên các vị chua, ngọt, mặn, cay và thơm. Những hương vị này thể hiện dưới nước có cá, trên khô thì có thịt, có rau, củ, quả hòa hợp tạo sự no ấm, đặc biệt là toát lên được tình cảm gắn kết, không thể tách rời của người Pa Kô.

Aar veh cân đưh là đặc sản ngàn năm của người Pa Kô. Ngày xưa khi còn những ngôi nhà dài có nhiều thế hệ cùng chung sống, sau những ngày lao động vất vả, các gia đình người Pa Kô thường tập trung lại nấu cháo. Họ phân công nhau mỗi người mỗi việc, từ chuẩn bị nguyên liệu, chế biến đến cùng ngồi bên bếp lửa nhà sàn để nấu, đợi đến khi cháo chín và dọn ăn. Cháo lúc bấy giờ thường dùng thay cho cơm, được nấu trong ống tre to. Do đó, cháo không được nấu loãng mà phải rất đặc.

Bên mâm cháo ấm cúng, người Pa Kô có dịp đánh giá những việc làm được, chưa làm được và đề ra mục tiêu phấn đấu làm tốt hơn trong thời gian tới, đặc biệt là giáo dục thế hệ trẻ không được quên văn hóa đặc trưng, trong đó có cách chế biến các món ăn truyền thống. Em Hồ Thị Xum ở thôn A Liêng chia sẻ: “Em rất vui khi mỗi lần được tham gia nấu, thưởng thức cháo cùng mọi người trong thôn. Qua ý nghĩa của món cháo, em cảm thấy tự hào, yêu gia đình, yêu quê hương hơn và tự nhủ phải luôn nỗ lực chung sức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình”.

Người Pa Kô cùng nhau chuẩn bị nguyên liệu nấu aar veh cân đưh
Người Pa Kô cùng nhau chuẩn bị nguyên liệu nấu aar veh cân đưh

Sum vầy bên mâm cháo, người Pa Kô thường mượn lời ca, tiếng hát để thể hiện tâm tư, tình cảm của mình với ông bà, bố mẹ, con cháu như các làn điệu tăng i, klơi, xiêng, atec… thể hiện sự gắn kết khó có thể tách rời nhau trong mọi hoàn cảnh.

Nghệ nhân ưu tú Kray Sức cho biết: Aar veh cân đưh là loại cháo dễ nấu, ăn ngon, bổ dưỡng, các nguyên liệu nấu cháo cũng đơn giản và rất sẵn ở các bản làng, đặc biệt là cháo thể hiện sự hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, bố mẹ; sự đoàn kết trong mọi việc giữa gia đình, dòng họ và người dân ở các bản làng.

“Trong chiến tranh, người Pa Kô ở A Liêng thường nấu cơm, khoai, sắn và aar veh cân đưh tiếp tế cho cán bộ cách mạng nằm vùng. Chúng tôi sẵn sàng tham gia xây dựng thôn A Liêng thành làng du lịch cộng đồng, đón chào du khách gần xa để giới thiệu văn hóa đặc sắc của đồng bào mình, trong đó có những món ăn ngon như: Aar veh cân đưh, cheo, kingzom, kăn-chék, Ayỡh, beng…; các làn điệu dân ca, nhạc cụ, dụng cụ truyền thống, phong tục, tập quán đẹp của người Pa Kô”, Nghệ nhân ưu tú Kray Sức chia sẻ.

Trong bữa trưa ấm cúng hôm ấy, aar veh cân đưh được đựng trong các a điên (mâm cơm) tỏa hương khắp gian nhà sàn. Vị cháo thơm nhẹ hòa quyện giữa các vị ngọt, mặn, chua, cay khiến chúng tôi ăn rất ngon miệng. Người Pa Kô còn đem rượu cần ra mời khách, cùng trò chuyện, hỏi thăm nhau, hòa vào làn điệu lâllin (dân ca của người Pa Kô) của bài hát “Đoàn kết” do Nghệ nhân ưu tú KraySức sáng tác với những ca từ mộc mạc, gần gũi mà ý nghĩa vô cùng: “Đoàn kết Kinh, Thượng đoàn kết/Bắc với Nam là một gia đình/Không phân biệt, luôn gắn kết anh em…/Chúng ta quyết theo lời dạy Bác Hồ…/ Một lòng làm theo ý của Đảng/Xây dựng bản làng ấm no/Rộn ràng hát ca vui từng ngày…/Đoàn kết cộng đồng đoàn kết/Bản làng rực sáng trong ngày mới”./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đặc sắc món “đèn pha” đại dương

Đặc sắc món “đèn pha” đại dương

Món mắt cá ngừ đại dương – hay còn gọi là “đèn pha” – là đặc sản trứ danh của vùng biển Tuy Hòa, Phú Yên. Không chỉ độc đáo ở hương vị béo giòn, món ăn này còn gắn liền với những câu chuyện thú vị về nguồn gốc và cách chế biến cầu kỳ, khiến thực khách nhớ mãi không quên.
Tin nổi bật trang chủ
TP Hạ Long: Vượt khó, đưa nước sạch đến 10 xã miền núi, vùng cao

TP Hạ Long: Vượt khó, đưa nước sạch đến 10 xã miền núi, vùng cao

Xã hội - Mỹ Dung - 3 phút trước
Xác định, Việc đưa nước sạch về các thôn, xã miền núi vùng cao là một trong những nhiệm vụ mang ý nghĩa thiết thực nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, do vậy thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đang đẩy nhanh tiến độ cấp nước sạch cho 10 xã miền núi, dự kiến có khoảng 4.000 hộ dân được thụ hưởng.
Ninh Thuận: Chương trình MTQG 1719 đã thực sự đi vào cuộc sống

Ninh Thuận: Chương trình MTQG 1719 đã thực sự đi vào cuộc sống

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 5 phút trước
Nhờ đẩy mạnh triển khai các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ gần bốn năm nay, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và niền núi tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều chuyển biến đáng kể.
Đồng Nai: Công ty Gỗ Johnson Wood bị xử phạt 550 triệu đồng vì chuyển giao chất thải nguy hại không đúng quy định

Đồng Nai: Công ty Gỗ Johnson Wood bị xử phạt 550 triệu đồng vì chuyển giao chất thải nguy hại không đúng quy định

Pháp luật - Duy Chí - 7 phút trước
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định số 979/QĐ-XPHC phạt Công ty CP Johnson Wood số tiền 550 triệu đồng về 2 hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.
Trưng bày hơn 300 hiện vật chuyên đề “Văn hoá Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”

Trưng bày hơn 300 hiện vật chuyên đề “Văn hoá Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”

Tin tức - Anh Trúc - 1 giờ trước
Ngày 31/3, tại Bảo tàng Hùng Vương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Văn hóa Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”.
Người tiên phong trồng lúa nước ở Kỳ Neh

Người tiên phong trồng lúa nước ở Kỳ Neh

Phóng sự - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức Diệp, đến nay toàn thôn Kỳ Neh đã trồng được 15ha lúa nước. Theo đó, đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi ) nơi đây đã “được no cái bụng” đúng như mong muốn của Người có uy tín Hồ Đức Diệp.
Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 29/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực. Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang. “Vườn Địa Đàng” giữa vùng nắng gió. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đạp xe qua biên giới, hữu nghị đồng hành

Đạp xe qua biên giới, hữu nghị đồng hành

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Ngày 31/3, tại huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra hoạt động đạp xe hữu nghị qua biên giới từ cửa khẩu Động Trung (Trung Quốc) - Hoành Mô (Việt Nam) đến trung tâm huyện Bình Liêu, với chủ đề “Đạp xe qua biên giới, hữu nghị đồng hành”.
Xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Kinh tế - Thanh Phong - 1 giờ trước
Hiện nay nhiều sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) đã được đầu tư theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với những truyền thống văn hóa, tập quán sản xuất. Điều này làm nên sự hấp dẫn trong mắt người tiêu dùng hiện đại. Nhiều sản phẩm đã trở thành thế mạnh của địa phương được tiêu thụ ở các kênh phân phối và xuất khẩu. Bên cạnh việc tập trung chỉ đạo, hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, trong thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã đồng hành với nông dân trong xây dựng thương hiệu nông sản để quảng bá và vươn ra các thị trường lớn hơn.
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo

Thời sự - T.Nhân - H.Trường - N.Triều - 1 giờ trước
Ngày 31/3, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức "Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo". Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì Hội nghị.
6 người uống rượu trái cây phải đi cấp cứu

6 người uống rượu trái cây phải đi cấp cứu

Tin tức - Anh Trúc - 1 giờ trước
6 người đàn ông uống rượu trái cây khi đi du lịch Ninh Thuận, trên đường trở về Tiền Giang phải vào viện cấp cứu.
Đến thăm những Thánh đường Hồi giáo tuyệt đẹp ở An Giang

Đến thăm những Thánh đường Hồi giáo tuyệt đẹp ở An Giang

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Ngoài vẻ đẹp quyến rũ được thiên nhiên ban tặng, An Giang còn đặc biệt hấp dẫn bởi những ngôi thánh đường Hồi giáo tuyệt đẹp. Với cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi lớn, những ngôi thánh đường và tiểu thánh đường, đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng người Chăm theo đạo Islam ở An Giang từ lâu đời.