Chiều 16/9, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh.
Chiều ngày 9/9, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Tin tức -
Nguyễn Kiều -
19:14, 07/09/2022 Ngày 7/9, UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác.
Bất bình đẳng giới là một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng đói nghèo ở vùng đồng bào DTTS. Chính vì vậy, việc hỗ trợ phụ nữ DTTS tiếp cận tín dụng chính sách ưu đãi ở vùng khó khăn phát triển kinh tế là công cụ trực diện giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới ở khu vực này.
Bộ Tài chính đề xuất giảm lãi suất và sửa đổi điều kiện bảo đảm vốn vay. Những sửa đổi này là nhằm đưa chính sách về đúng bản chất “tín dụng ưu đãi”, đồng thời tạo hành lang pháp lý để bảo toàn dòng vốn.
Mức vay hiện hành theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg chưa tương thích với quy mô của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và hoạt động thương mại ở vùng khó khăn ngày càng được mở rộng cũng như biến động giá cả thị trường hằng năm. Do đó, việc “nới” trần hạn mức tín dụng là cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tín dụng chính sách theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg là nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn ở vùng khó khăn. Nhưng do chưa quy định cụ thể đối tượng thụ hưởng, nên chính sách này chỉ mới bảo đảm mục tiêu giảm nghèo, chưa tạo được “cú hích” vươn lên làm giàu ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bộ Tài chính đang đề xuất sửa đổi một số quy định của Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn (QĐ31) và Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg ngày 8/7/2009 về tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn (QĐ 92). Nếu được thông qua, những quy định mới được đánh giá là động lực để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, góp phần đẩy lùi “tín dụng đen” tại vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Huyện Bù Đăng (Bình Phước) vừa tổng kết 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2022/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ. Theo đó, đã có hơn 15.000 hộ dân thoát nghèo nhờ chính sách tín dụng ưu đãi trên.
Tin tức -
Mai Hương -
11:08, 21/07/2022 Sau 20 năm thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ, huyện Tam Đường (Lai Châu) đã tập trung nguồn lực tín dụng chính sách qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cho gần 144.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn với số tiền là 1.089.154 triệu đồng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện xuống còn 12.59%
Kinh tế -
Lê Phương -
07:22, 12/07/2022 Đối với những người dân nghèo thì nguồn vốn tín dụng chính sách như chiếc cần câu, giúp họ có điều kiện làm ăn, vươn lên trong cuộc sống. Những năm qua, các cấp ngành của tỉnh Bình Định đã tạo điều kiện cho hàng chục ngàn hộ nghèo vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất và vươn lên thoát nghèo bền vững.
Xã hội -
Minh Đức - Văn Hoa -
17:31, 11/07/2022 Ngày 11/7, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) tổ chức hội nghị Tổng kết 20 năm triển khai tín dụng chính sách ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ.
Xã hội -
Mai Hương -
18:15, 27/06/2022 Sau 20 năm triển khai thực hiện chính sách tín dụng xã hội qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), huyện Ba Vì đã góp phần giúp trên 36.800 hộ thoát nghèo, 192 lượt hộ nghèo người DTTS thiếu đất sản xuất được vay vốn ưu đãi để chuyển đổi nghề, phát triển sản xuất, tạo việc làm cho trên 23.300 lao động.
Ngày 20/5, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), UBND tỉnh Quảng Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức Hội thảo “Thực trạng, hiệu quả tín dụng CSXH trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2021 và kế hoạch, giải pháp triển khai giai đoạn 2022 - 2025 tại khu vực miền núi các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên”. Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Văn Thanh; Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh; Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng đồng chủ trì Hội thảo.
Tin tức -
Hoàng Quý -
14:48, 18/05/2022 Ngày 18/5, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai các chính sách tín dụng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ. Hội nghị được kết nối tới các tỉnh, thành trên tòa quốc, điểm cầu chính tại Hà Nội.
Xã hội -
Việt Hải- Mai Hương -
11:29, 04/10/2021 Sau 19 năm hình thành và phát triển trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của nền kinh tế, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã từng bước khẳng định vai trò, tầm vóc của mình. Từ một ngân hàng chuyên trách, là “cánh tay nối dài” của Đảng, Chính phủ trong việc triển khai các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội, NHCSXH đã từng bước tham gia vào xây dựng và hoàn thiện chính sách tín dụng giảm nghèo, an sinh xã hội; trở thành công cụ hữu hiệu thực thi các chính sách tín dụng khẩn cấp, đảm bảo nền kinh tế đất nước hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, không để người nghèo và các đối tượng yếu thế bị bỏ lại phía sau.
Kinh tế -
Khuất Linh -
12:05, 24/06/2021 Nhờ được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện ủy thác qua Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN), nhiều chị em phụ nữ DTTS ở huyện vùng cao Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi hiệu quả. Không ít chị em đã xây dựng được cho mình những mô hình kinh tế phù hợp, tạo nguồn sinh kế lâu dài ổn định, từng bước vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng ngay trên đồng đất quê hương...
Kinh tế -
Lan Anh - CĐ -
14:50, 25/05/2021 Với sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ kép vừa phòng chống dịch, vừa phục vụ Nhân dân trong hoạt động tín dụng, vay vốn.
Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc sinh sống, chiếm gần 36% dân số toàn tỉnh. Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách đã tạo “cú hích” mạnh mẽ, giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên phát triển kinh tế, vượt khó, thoát nghèo.
Để ngăn chặn tín dụng đen, ngoài sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan pháp luật, thì hệ thống các ngân hàng nhà nước, thương mại cần có những giải pháp linh hoạt, nhất là xây dựng được cơ chế và cải tiến thủ tục, mở rộng đối tượng cho vay phù hợp, đáp ứng được yêu cầu thực tế.