Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đắk Lắk: Phục hồi và phát triển kinh tế từ nguồn vốn tín dụng chính sách

Phương Linh - 00:53, 21/06/2023

Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (Nghị quyết 11/NQ-CP), trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có trên 7.624 lượt khách hàng được vay vốn với số tiền giải ngân trên 600 tỷ đồng. Qua đó, góp phần giúp người nghèo và các đối tượng chính sách đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, phục hồi phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19.

 Nhờ nguồn vốn vay 40 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH huyện Ea H'leo, gia đình anh Nguyễn Văn Bảy (Đứng thứ 2 từ phải qua) ở thôn 2 xã Ea Khal đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương
Nhờ nguồn vốn vay 40 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH huyện Ea H'leo, gia đình anh Nguyễn Văn Bảy (Đứng thứ 2 từ phải qua) ở thôn 2 xã Ea Khal đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương

Cho vay vốn giải quyết việc làm theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển giao khoa học - kỹ thuật trong nông nghiệp, nông thôn, nhiều cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắc Lắk đã vượt qua khó khăn, tăng thu nhập và tạo thêm việc làm cho lao động địa phương. 

Theo đó, những năm qua, chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Đắk Lắk đã triển khai thực hiện hiệu quả chương trình tín dụng này, với hàng nghìn khách hàng được vay vốn. Đến nay, đã có trên 7.624 lượt khách hàng được vay vốn với số tiền giải ngân trên 600 tỷ đồng. Các đối tượng được vay vốn tập trung chủ yếu vào nhóm hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Đơn cử như gia đình bà H’Non Ayũn ở thôn 5 xã Ea Bhok, huyện Cư Kuin là một trong những hộ được vay vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế đã phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình. Bà H'Non Ayũn cho biết: "Gia đình tôi đã được vay 90 triệu đồng từ nguồn vốn hỗ trợ của Ngân hàng CSXH huyện Cư Kuin. Với số tiền này, gia đình tôi đã tập trung chăm bón 1 ha cà phê. Xen canh cùng với cà phê là cây tiêu, cây cau và một số cây sầu riêng. Đến mùa thu hoạch năm nay, riêng cà phê là nguồn thu chính, ước thu được khoảng 5 tấn nhân cà phê (cho thu nhập 205 triệu đồng). Kinh tế gia đình tôi được cải thiện. Gia đình mong muốn được vay thêm vốn để đầu tư thêm cho sản xuất, kinh doanh".

Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách, mô hình nuôi dế của anh Triệu Văn Vinh ở Thôn 6A, xã Ea Phê, huyện Krông Pắc đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho gia đình
Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách, mô hình nuôi dế của anh Triệu Văn Vinh ở Thôn 6A, xã Ea Phê, huyện Krông Pắc đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho gia đình

Hay như anh Triệu Văn Vinh ở Thôn 6A, xã Ea Phê, huyện Krông Pắc, sinh sống trong một gia đình thuần nông, quanh năm phụ thuộc vào nương rẫy. Với suy nghĩ quyết tâm phải tìm hướng phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu, năm 2022, anh Vinh xin tham gia Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) thôn và được Hội đoàn thể, Tổ trưởng tổ TK&VV hướng dẫn vay vốn Ngân hàng CSXH huyện với số tiền 30 triệu đồng để thực hiện mô hình nuôi dế.

Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn chính sách, đến nay mô hình nuôi dế của gia đình anh mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Từ chỗ không có công ăn việc làm ổn định, thu nhập bấp bênh, đến nay gia đình anh đã vươn lên thoát nghèo với mức thu nhập từ 3 triệu đồng/tháng lên 14 triệu đồng/tháng.

Anh Vinh cho biết, Với những kết quả đạt được, tôi dự kiến cuối năm sẽ tiếp tục mở rộng chuồng trại nuôi dế kết hợp phân phối giống cho các hộ gia đình có nhu cầu thực hiện mô hình này. Tôi sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ về kỹ thuật cho các hộ dân trong huyện nếu có nhu cầu tìm hiểu mô hình nuôi dế.

Gia đình bà H’Non và gia đình anh Vinh là hai trong hàng nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được vay vốn từ Chương trình tín dụng ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ. Nguồn vốn này đã góp phần giúp các hộ gia đình có vốn đầu tư phục hồi sản xuất, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả, mua giống, phân bón phục vụ sản xuất và dịch vụ kinh doanh buôn bán nhỏ.

Theo báo cáo của Ngân hàng CSXH tỉnh Đắc Lắk, tính đến hết tháng 4/2023, chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh đã thực hiện giải ngân các chương trình tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP dư nợ đạt 601 tỷ đồng với 7.624 lượt khách hàng vay vốn. Trong đó, cho học sinh, sinh viên vay mua máy tính đạt 920 triệu đồng, với 110 lượt học sinh, sinh viên; cho vay nhà ở xã hội đạt 28,265 tỷ đồng, hỗ trợ xây dựng 79 căn nhà ở xã hội; cho vay hỗ trợ việc làm đạt 321 tỷ đồng, với 7.009 lượt khách hàng được vay vốn; cho các cơ sở giáo dục mầm non tiểu học ngoài công lập vay đạt 3,456 tỷ đồng với 50 cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập vay vốn. Chi nhánh đã giải ngân số vốn vay các chương trình tín dụng chính sách được hỗ trợ lãi suất đạt 2.506 tỷ đồng cho hơn 66.000 khách hàng...

Gia đình ông Phan Quốc Khánh ở thôn 1, xã Hòa Thành, huyện Krông Bông vay vốn 50 triệu đồng từ Ngân hàng CHSXH huyện về đầu tư chăn nuôi bò, mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình
Gia đình ông Phan Quốc Khánh ở thôn 1, xã Hòa Thành, huyện Krông Bông vay vốn 50 triệu đồng từ Ngân hàng CHSXH huyện về đầu tư chăn nuôi bò, mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình

Ông Đào Thái Hòa - Giám đốc chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Đắk Lắk cho biết: Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc như: Liên quan đến nguồn vốn, tiến độ giải ngân Chương trình, cơ chế chính sách… Thời gian tới, trên cơ sở khắc phục những khó khăn trong quá trình triển khai vay vốn, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan thực hiện tốt Nghị quyết 11/NQ-CP; tăng cường rà soát đối tượng vay vốn; khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, giải ngân kịp thời các chương trình, bảo đảm hiệu quả, đúng đối tượng để  hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy định của Chính phủ; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chính sách cho vay theo Nghị quyết 11/NQ-CP, nhất là tập trung tuyên truyền chính sách cho vay Nhà ở xã hội để mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu, đủ điều kiện vay vốn được tiếp cận chính sách nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả nhất.

Tiếp nối các chương trình tín dụng chính sách đã và đang phát huy hiệu quả. Việc triển khai thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP là một trong những giải pháp, động lực và “sức bật” cho nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vượt qua khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, góp phần phục hồi phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
VinFast Green vẫn quá “hot” nhờ đặc quyền “0 đồng - 0 giới hạn” tại 63 tỉnh thành

VinFast Green vẫn quá “hot” nhờ đặc quyền “0 đồng - 0 giới hạn” tại 63 tỉnh thành

Không chỉ sở hữu mức giá hợp lý, VinFast Green còn giúp người mua tự tin “càng đi càng lãi” bởi khả năng tiết kiệm và chính sách sạc miễn phí tới giữa năm 2027. Cùng đó, mạng lưới trạm sạc V-Green phủ khắp toàn quốc giúp các bác tài chạy dịch vụ bằng xe điện chẳng cần lo lắng trên mọi cung đường.
Tin nổi bật trang chủ
Đắk Mil - Vùng trọng điểm cây cà phê ở Đắk Nông gồng mình chống hạn

Đắk Mil - Vùng trọng điểm cây cà phê ở Đắk Nông gồng mình chống hạn

Trang địa phương - Lê Hường - 1 giờ trước
Nhiều công trình thủy lợi cạn trơ đáy, cây cà phê héo rũ, rụng lá, hoa cháy đen; người dân vùng trọng điểm cà phê Đắk Mil của tỉnh Đắk Nông đang tìm đủ cách chống chọi với hạn cứu cây trồng.
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính thăm, tặng quà người có công tại miền núi Khánh Hòa

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính thăm, tặng quà người có công tại miền núi Khánh Hòa

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Nhân chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, ngày 1/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính đã đến thăm, tặng quà người có công và kiểm tra thực tế 2 công trình được đầu tư từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại huyện miền núi Khánh Sơn.
Phú Yên: Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Phú Yên: Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 1 giờ trước
Tối 1/4, tại Tp. Tuy Hòa, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh (01/4/1975 - 01/4/2025) với chủ đề “Phú Yên Anh hùng - Ngời sáng tương lai”.
Quảng Nam sắp tổ chức Lễ hội hoa sưa năm 2025

Quảng Nam sắp tổ chức Lễ hội hoa sưa năm 2025

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Lễ hội “Tam Kỳ - Mùa hoa sưa năm 2025” với chủ đề “Rực rỡ sắc hoa vàng” sẽ được tổ chức từ ngày 10 - 13/4/2025.
Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Khai thác tiềm năng, lợi thế để liên kết trồng cây dược liệu theo chuỗi giá trị đang mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp vùng cao, vùng đồng bào DTTS. Từ đó, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế cho đồng bào DTTS.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Dân tộc - Tôn giáo - Duy Chí - 1 giờ trước
Lần đầu tiên tỉnh Bình Dương tổ chức thí điểm Đại Giới Đàn Trí Tấn, thu hút 400 giới tử đến từ 5 tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ. Trải qua kỳ thi quan trọng về Kinh, Luật, Luận để được công nhận Tì Kheo, Sa Di, tiếp tục gìn giữ, vun đắp giáo pháp, giáo luật Phật Giáo.
Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Sự kiện - Bình luận - Minh Nhật - 1 giờ trước
Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch cao cấp toàn cầu nhờ sự kết hợp hài hòa giữa dịch vụ đẳng cấp và bản sắc văn hóa độc đáo.
Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Du lịch - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
Quảng Nam: Xử phạt 2 người nước ngoài buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô

Quảng Nam: Xử phạt 2 người nước ngoài buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Công an Quảng Nam đã xác minh, xử phạt 2 người nước ngoài có hành vi buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô lưu thông trên đường ven biển.
Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Văn hóa dân tộc - PV - 4 giờ trước
Chiếc gùi là vật dụng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Trong đó, đồng bào M’nông ở huyện Lắk có một loại gùi độc đáo: gùi dùng để góp gạo trong tang ma.