Nhằm khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ DTTS, chính quyền huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang) đã triển khai nhiều cách làm hay, sáng tạo. Nhờ vậy, nhiều phụ nữ DTTS đã mạnh dạn vay vốn đầu tư, biến những thử thách thành cơ hội, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.
Kinh tế -
Mạnh Hà -
05:50, 01/12/2023 Không cam chịu đói nghèo, nhiều chị em phụ nữ DTTS trên địa bàn huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, từ đó giúp cuộc sống ngày càng phát triển, ấm no, hạnh phúc.
Với đặc thù huyện miền núi, biên giới có hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, những năm qua, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng đã cụ thể hóa và vận dụng tốt các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, từ đó góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị, làm thay đổi căn bản diện mạo vùng đồng bào DTTS.
Thời gian qua, việc triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 “Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện Cư Jút (Đắk Nông) đã góp phần giúp người dân tạo sinh kế, từng bước thoát nghèo bền vững.
Bằng ý chí, quyết tâm và tinh thần dám nghĩ, dám làm, nhiều bạn trẻ là người DTTS trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã mạnh dạn khởi nghiệp, vươn lên thoát nghèo bằng chính những giá trị nội tại của quê hương mình.
Ở miền biên viễn với đa phần dân cư là đồng bào DTTS sinh sống, việc phát triển kinh tế để giảm nghèo là vô cùng khó khăn, nếu không có trợ lực từ những chính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, trong đó có chính sách tín dụng ưu đãi. Những năm qua, nhờ phát huy hiệu quả chính sách tín dụng đã giúp cho vùng biên Tây Giang, tỉnh Quảng Nam từng bước thoát nghèo.
Những năm gần đây, chuyện về những gia đình đồng bào vùng đồng bào DTTS và miền núi tự nguyện xin rút khỏi danh sách hộ nghèo không còn là mới. Tuy nhiên, với đồng bào Mông ở Mèo Vạc (Hà Giang), sinh sống ở địa bàn khó khăn, khắc nghiệt, thổ nhưỡng thì toàn là núi đá...thì việc các hộ xin thoát nghèo thật đáng trân trọng. Điều này còn chứng minh, chính sách của Đảng và Nhà nước đã phát huy hiệu quả thiết thực.
Những năm gần đây, các cấp ủy, chính quyền tỉnh Thái Nguyên luôn quan tâm, chăm lo đối với người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn thông qua việc thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo bền vững, đồng thời đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ, tập trung để giúp bà con giảm nghèo bền vững. Nhờ đó, đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện, từng bước nâng cao, thoát nghèo bền vững.
Với phương châm “an cư mới lạc nghiệp”, trong giai đoạn 2023-2025, tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu sẽ hỗ trợ xây dựng trên 3.000 căn nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, trong đó làm mới trên 2.350 nhà, sửa chữa 671 nhà. Riêng trong năm 2023, Yên Bái đặt mục tiêu hỗ trợ làm mới và sửa chữa gần 1.600 nhà. Đây là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của tỉnh trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025. Với nhiều nguồn lực và giải pháp, tinh Yên Bái đã tập trung đầu tư trọng điểm vào vùng “lõi nghèo" nhằm hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, tạo sinh kế, thu nhập bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Tìm hiểu những kiến thức trên internet, tham gia các sàn giao dịch điện tử để chuyển đổi mô hình phát triển sản xuất; mạnh dạn ứng dụng các nền tảng mạng xã hội để quảng bá giới thiệu sản phẩm, chị Ngải Thị Say, sinh năm 1988, dân tộc Mông ở thôn Trung La (xã Bản Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) bước đầu đã có những thành công nhất định, vươn lên thoát khỏi diện nghèo và trở thành điển hình mới trong phát triển kinh tế gia đình tại địa phương.
“Sống ở địa bàn miền núi có kể thì cũng không kể hết được khó khăn đâu. Nhưng từ khi Nhà nước làm cho bà con con đường để ra trung xã thuận lợi, thì cuộc sống đã khác rồi. Bà con có thể mang nông sản ra xã, ra huyện bán được giá cao hơn, cũng không phải lo có nhà nào trong xóm bị ngã tai nạn vì đường khó đi như trước kia nữa...", đó là chia sẻ rất mộc mạc của chị Vi Thị Tuyến, dân tộc Tày, một người dân tại xóm Bắc Bé, xã Yên Ninh, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) khi nói về hiệu quả của chương trình xây dựng NTM.
Nhờ sự tuyên truyền, vận động tích cực và sự hỗ trợ từ các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước nhiều người dân vùng đồng bào DTTS tại tỉnh Điện Biên đã nắm bắt cơ hội, chủ động phát triển kinh tế để từng bước thoát nghèo bền vững.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) là một trợ lực mạnh mẽ để mục tiêu mỗi năm giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào DTTS của tỉnh Bình Phước tiếp tục được về đích với nhiều thành quả vượt bậc.
Là xã đặc biệt khó khăn duy nhất của huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), Luận Khê có vị trí địa lý không thuận lợi, hạ tầng giao thông yếu kém, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao. Để người dân địa phương thoát nghèo, cần nhiều nguồn lực hơn nữa.
Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai đồng bộ và có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vừng giai đoạn 2021- 2025 và các chương trình, dự án chính sách dân tộc. Qua đó đã phát huy các tiềm năng, lợi thế tại địa phương, giúp người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Với mục tiêu phấn đấu giảm gần 1.500 hộ nghèo đa chiều, đồng thời hạn chế hộ tái nghèo và nghèo mới phát sinh, huyện vùng cao Mèo Vạc (Hà Giang) đang tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tập trung thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Kinh tế -
Mai Hương -
18:44, 07/11/2023 Trong những năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An luôn là một trong những điểm tựa vững chắc cho nhiều gia đình nghèo, cận nghèo và nhiều đối tượng chính sách khác vươn lên thoát nghèo, từng bước ổn định kinh tế, làm giàu chính đáng trên quê hương mình. Theo đó, nhiều cách làm hay, sáng tạo, nhiều mô hình kinh tế hộ gia đình đã xuất hiện, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện trong thời gian qua.
Từ nguồn lực của các Chương trình mục tiêu quốc gia, sự quan tâm và cuộc của chính quyền địa phương, sự nỗ lực vươn lên của người dân nên đời sống của đồng bào DTTS tại tỉnh Gia Lai từng bước được nâng lên, diện mạo buôn làng khởi sắc.
Nà Xỏm là thôn vùng cao đặc biệt khó khăn của xã Lợi Bác, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn), với 100% người Dao sinh sống. Đời sống của người dân nơi đây còn khó khăn trăm bề. Đặc biệt, con đường đất dài vào thôn, khi mà mùa khô bụi bặm, mùa mưa lầy lội khiến cho đi lại, giao thương hàng hóa của bà con nơi đây vô cùng trắc trở, gian nan.
Thôn Dân Hiệp, xã Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) là một thôn thuần đồng bào DTTS, chủ yếu là đồng bào dân tộc Cơ Ho, đời sống vốn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Lãnh đạo địa phương qua các thời kỳ, luôn trăn trở đi tìm đáp án cho bài toán giúp dân thoát nghèo. Cho đến khi các chính sách đầu tư, hỗ trợ đặc thù dành riêng cho vùng đồng bào DTTS được triển khai thì đáp án cho bài toán giảm nghèo tại địa phương đã được gợi mở.