Phóng sự -
Giang Lam -
07:54, 29/02/2024 “…Suốt 3 năm liền, gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo nhưng bản thân tôi nhận thấy cứ trông chờ vào những chính sách ưu tiên người nghèo mãi không thể được. Tôi phải tự vượt khó, vươn lên…”. Đó chính là trích đoạn trong lá đơn xin thoát nghèo năm 2023 của ông Trần Văn Thiên, thôn Tân Hùng, xã Hùng Đức, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Và từ năm 2021 đến nay, ở Hàm Yên có 10 lá đơn đặc biệt như thế! Với họ đó là lá đơn của ý chí, của lòng tự trọng!
Nhằm triển khai thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, Ban Thường vụ Huyện ủy Đăk Glei (Kon Tum) đã ban hành Chỉ thị số 05 “về tăng cường sự lãnh đạo tuyên truyền, vận động Nhân dân thi đua thoát nghèo bền vững trên địa bàn huyện”.
Media -
Ngọc Chí -
16:00, 24/01/2024 Thực hiện Nghị định số 28 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Ngân hàng CSXH tỉnh Kon Tum đã triển khai kịp thời, giúp đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn tỉnh được tiếp cận nguồn vốn vay để xây dựng nhà ở, chuyển đổi nghề, phát triển sản xuất và vươn lên thoát nghèo bền vững.
Media -
Ngọc Chí -
08:00, 10/01/2024 Nhằm triển khai thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, Huyện ủy Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đã ban hành Đề án số 03 “về giảm nghèo bền vững huyện Sa Thầy giai đoạn 2021 - 2025”. Đây là căn cứ quan trọng để Huyện ủy lãnh đạo triển khai thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện, nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người nghèo, tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản.
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) đang nỗ lực triển khai các mô hình hỗ trợ sinh kế cho người dân. Trong đó, mô hình hỗ trợ giống trâu sinh sản, bước đầu đã có những tín hiệu tích cực, tạo động lực cho người dân trong hành trình thoát nghèo của mình. Mô hình đang được địa phương nhân rộng.
Huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa là nơi sinh sống của nhiều DTTS như: Raglai, Ê Đê, Tày, Nùng.... Thời gian qua, chính quyền địa phương đã và đang tập trung triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào DTTS, đặc biệt là những hộ nghèo và cận nghèo.
Sơn Hà là huyện vùng sâu, vùng xa, giao thông không thuận lợi của tỉnh Quảng Ngãi. Người dân thường sinh sống phân tán, tiềm năng thế mạnh không có gì đáng kể, vì thế kinh tế còn kém phát triển, đặc biệt là đời sống của bà con dân tộc thiểu số.
Huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên) là địa phương có nhiều xã vùng sâu, vùng xa và có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, Do vậy, huyện luôn xác định công tác giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm Theo đó, huyện đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Với những chính sách hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, năm 2023, Đồng Hỷ đã giảm tỷ lệ hộ nghèo, đạt 3,48%, vượt kế hoạch đề ra.
Để nâng cao giá trị hàng hóa, đặc biệt tại vùng DTTS, những năm qua chính quyền tỉnh Kiên Giang đã phát triển mô hình kinh tế tập thể, HTX liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, qua đó hỗ trợ đồng bào DTTS từng bước vươn lên thoát nghèo.
Để thực hiện được mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 5,39% năm 2022 xuống còn dưới 3,4% vào cuối năm 2025 (bình quân mỗi năm giảm từ 0,5% trở lên), huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đã đặc biệt quan tâm công tác hỗ trợ việc làm bền vững cho người lao động, ưu tiên lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.
Giữ vai trò, vị trí quan trọng trong đời sống của đồng bào các DTTS, thời gian qua, đội ngũ người có uy tín tại tỉnh Ninh Thuận đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống để thoát nghèo bền vững.
Kinh tế -
Việt Hà -
12:17, 11/12/2023 Nhờ thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ về vốn phát triển sản xuất, làm nhà ở, giải quyết việc làm... mà công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang trong những năm gần đây đã đạt được những kết quả tích cực. Từ đó, góp phần cải thiện đời sống của hộ nghèo, hộ cận nghèo, kinh tế xã hội của huyện ngày càng phát triển.
Những năm gần đây, tại xã vùng cao biên giới Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ (Điện Biên), phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo diễn ra sôi nổi. Qua đó, từ phong trào nhiều chị em trong xã Si Pa Phìn vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.
Thời gian qua, trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, nhiều chính sách hướng vào mục tiêu xóa đói, giảm nghèo được triển khai và đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, vươn lên xóa đói giảm nghèo bền vững.
Trước đây, nông dân ở vùng DTTS tại tỉnh Trà Vinh hầu như chỉ quen với phương thức canh tác nhỏ lẻ, manh mún, ít quan tâm đến khái niệm liên doanh liên kết để sản xuất ra những sản phẩm hàng hóa. Thế nhưng, từ khi thành lập các hợp tác xã (HTX), họ đã dần thay đổi tư duy và nhận thức trong quá trình sản xuất, qua đó góp phần tăng thu nhập để thoát nghèo bền vững.
Những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách ưu đãi đã giúp cho đồng bào DTTS, miền núi tại tỉnh Phú Yên có điều kiện phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình kinh tế phù hợp, giúp họ vươn lên thoát nghèo bền vững.
Xã hội -
Ngọc Thu -
05:01, 06/12/2023 Trong 3 năm (2021 - 2023), tỉnh Gia Lai đã phân bổ hơn 400 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và đã giải ngân gần 115 tỷ đồng. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh Gia Lai đã giảm từ 12,09% (cuối năm 2021) xuống còn 8,11% (cuối năm 2023), trong đó, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm xuống còn 17,05%.
Hiện nay, vấn đề định kiến giới ở nhiều vùng dân tộc thiểu số vẫn khá nặng nề. Thế nhưng, nhiều người phụ nữ ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã vượt qua định kiến, vươn lên thoát nghèo và hướng dẫn người dân cùng làm giàu.
Với đặc thù là huyện vùng cao, biên giới còn nhiều khó khăn, những năm gần đây, nhờ nỗ lực triển khai tốt các chính sách dân tộc và các Chương trình mục tiêu quốc gia, đời sống người dân huyện Mường Nhé (Điện Biên) đang ngày càng được nâng cao, từng bước xây dựng huyện trở thành điểm sáng kinh tế - xã hội vùng biên.Phóng viên báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Bùi Minh Hải, Bí thư Huyện ủy Mường Nhé về tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Những năm qua, Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Kon Tum đã luôn bám sát cơ sở, gắn bó mật thiết với người dân vùng biên giới. Thông qua những cách làm, mô hình hay, sáng tạo, BĐBP đã giúp người dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo, bảo vệ vững chắc vùng biên giới lãnh thổ.