Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vĩnh Phúc: Cây dược liệu “mở cánh cửa” thoát nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số

Vân Khánh - 17:41, 18/09/2024

Trong vài năm trở lại đây, phát triển trồng cây dược liệu được xem là một trong những hướng thoát nghèo bền vững của nhiều hộ dân vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Bà Âu Thị Kim Phượng, Giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến Nông sản Minh Phúc An, giới thiệu dây chuyền sản xuất với Ông Lưu Văn Sinh, Trưởng phòng Dân tộc huyện Tam Đảo (áo trắng), tỉnh Vĩnh Phúc
Bà Âu Thị Kim Phượng, Giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến Nông sản Minh Phúc An, giới thiệu dây chuyền sản xuất với Ông Lưu Văn Sinh, Trưởng phòng Dân tộc huyện Tam Đảo (áo trắng), tỉnh Vĩnh Phúc

Hướng thoát nghèo bền vững

Tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 11 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Để thu hẹp khoảng cách về mức sống cũng như thu nhập bình quân của vùng đồng bào DTTS&MN so với bình quân chung của tỉnh, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS. Tiêu biểu trong số đó là việc phát huy tiềm năng thế mạnh vùng miền, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, hình thành các vùng trồng dược liệu quý.

Tam Đảo là huyện miền núi có khoảng 42% dân số là đồng bào DTTS. Với hệ sinh thái núi rừng đa dạng sinh học. Đồng thời với tiểu khí hậu, thổ nhưỡng đặc biệt: Biên độ nhiệt độ ngày đêm cao hơn vùng đồng bằng, vùng núi Tam Đảo rất thuận lợi cho nhóm cây dược liệu phát triển. Đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đã hình thành nhiều vùng trồng dược liệu theo chuỗi liên kết sản xuất, qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tạo sinh kế và nâng cao thu nhập, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Điển hình như trường hợp của gia đình chị Hoàng Thị Bảy (trú tại thôn Đồng Pheo, xã Yên Dương, Tam Đảo). Trước đây, mảnh đồi của gia đình chị Bảy chỉ dùng để trồng sắn và các loại hoa màu có giá trị kinh tế thấp. Năm 2017, sau khi được cán bộ cũng như các hộ dân khác chia sẻ về lợi ích từ trồng cây Ba kích và thấy có nhiều thương lái về Tam Đảo thu mua sản phẩm này với giá cao, gia đình chị Bảy đã cải tạo khu đất đồi để ươm giống, trồng thử nghiệm Ba kích.

Sau một thời gian chăm sóc, nhận thấy cây phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu, gia đình chị Bảy mạnh dạn vay vốn tiếp tục mở rộng diện tích trồng Ba kích.

Theo chị Bảy, trồng Ba kích không khó, lại tốn ít công chăm sóc, có thể trồng dưới tán cây khác mà vẫn sinh trưởng, phát triển tốt. Trong đợt đầu, nhà chị Bảy cho thu hoạch hơn 2 tấn Ba kích, cho thu lãi trên 300 triệu đồng. Chính nhờ nguồn thu nhập ổn định đó, cuộc sống gia đình chị Bảy từng bước ổn định.

Người dân vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc từng bước vươn lên thoát nghèo nhờ trồng cây dược liệu
Người dân vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc từng bước vươn lên thoát nghèo nhờ trồng cây dược liệu

Có thể nói, một trong những điểm tựa để nhiều hộ dân vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Tam Đảo mạnh dạn vay vốn đầu tư, mở rộng diện tích trồng cây Ba kích cũng như các loại dược liệu khác đó chính là nhờ sự đảm bảo thu mua nguyên liệu từ các doanh nghiệp chế biến. Điển hình là Công ty Cổ phần Chế biến Nông sản Minh Phúc An (đóng tại địa bàn huyện Tam Đảo).

Để từng bước nâng cao giá trị cây dược liệu, Công ty đã đầu tư xây dựng nhà xưởng, lắp đặt đầu tư hệ thống máy, thiết bị hiện đại. Đáp ứng điều kiện sản xuất chế biến các sản phẩm từ cây Ba kích cũng như nhiều cây dược liệu khác, áp dụng được các tiêu chuẩn cao như tiêu chuẩn ISO 22000:2018. Đến nay, các sản phẩm chủ lực của Công ty, như Rượu Đông trùng hạ thảo với Ba kích Tam Đảo, Rượu Ba kích Tam Đảo, Rượu Ba kích Sâm cau đã được công nhận đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Trong thời gian tới, Công ty tiếp tục mở rộng thị trường, tiến hành tiếp thị, quảng bá các sản phẩm chủ lực và định hướng phát triển thương hiệu các sản phẩm từ Ba kích theo mô hình chuỗi liên kết giá trị.

Bà Âu Thị Kim Phượng, Giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến Nông sản Minh Phúc An, cho biết: Chuỗi liên kết sản xuất, chế biến các sản phẩm đã kích thích hộ nông dân mở rộng trồng cây Ba kích cũng như các cây dược liệu khác, qua đó mang lại thu nhập cao cho người dân.

Bà Âu Thị Kim Phượng, Giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến Nông sản Minh Phúc An kiểm tra sản phẩm rượu Ba kích
Bà Âu Thị Kim Phượng, Giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến Nông sản Minh Phúc An kiểm tra sản phẩm rượu Ba kích

Phát huy tiềm năng cây dược liệu bản địa

Theo thống kê của UBND huyện Tam Đảo, toàn huyện có trên 200 loại cây dược liệu khác nhau, như: Ba kích, Trà hoa vàng, Tam thất, Hoàng đẳng, Cẩu tích, Bổ cốt toái…Việc phát triển, mở rộng diện tích trồng cây dược liệu không chỉ giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu, mà còn góp phần bảo tồn những loại thuốc quý.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chuyên canh trồng cây dược liệu, chủ yếu là tại huyện Tam Đảo. Một số dự án về bảo tồn, trồng và chăm sóc cây dược liệu điển hình, như: Dự án trồng Cát sâm, Trà hoa vàng đạt tiêu chuẩn organic đã được triển khai hiệu quả. Cùng với đó, hiện hội viên Hội Đông y tỉnh cũng tích cực bảo tồn và phát triển các loài dược liệu quý, như: Sâm bố chính, Ba kích, Sa nhân, Khôi nhung, Cà gai leo, Hoàng đằng, Cốt toái bổ... với tổng diện tích gần 119ha .

Đối với các mô hình trồng dược liệu theo hướng hữu cơ giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp với các địa phương lựa chọn 4 mô hình sản xuất dược liệu hữu cơ với quy mô 1 ha/mô hình, gồm 2 mô hình sản xuất Trà hoa vàng tại xã Tam Quan, huyện Tam Đảo và 2 mô hình sản xuất Ba kích hữu cơ tại xã Thái Hòa, xã Bắc Bình, huyện Lập Thạch.

Thời gian tới, tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục đẩy mạnh phát triển các mô hình trồng dược liệu thành ngành sản xuất hàng hóa, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Qua đó, xây dựng thương hiệu cho các loại dược liệu của Vĩnh Phúc gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học, tạo điều kiện để phát triển du lịch, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân (đặc biệt ở vùng đồng bào DTTS).


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đồng bào các DTTS Bạc Liêu cần đưa di sản và bản sắc văn hóa thành nguồn lực để phát triển bền vững

Đồng bào các DTTS Bạc Liêu cần đưa di sản và bản sắc văn hóa thành nguồn lực để phát triển bền vững

Đồng bào các DTTS tỉnh Bạc Liêu cần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, đồng thời nhanh chóng bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết, chuyển hóa các di sản và bản sắc dân tộc trở thành nguồn lực, tài nguyên cho sự phát triển bền vững; luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, không tin theo các luận điệu xuyên tạc, chống phá, chia rẽ dân tộc. Đây là ý kiến chỉ đạo của Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV, năm 2024.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, trưa 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia.
Đồng bào các DTTS Bạc Liêu cần đưa di sản và bản sắc văn hóa thành nguồn lực để phát triển bền vững

Đồng bào các DTTS Bạc Liêu cần đưa di sản và bản sắc văn hóa thành nguồn lực để phát triển bền vững

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 1 phút trước
Đồng bào các DTTS tỉnh Bạc Liêu cần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, đồng thời nhanh chóng bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết, chuyển hóa các di sản và bản sắc dân tộc trở thành nguồn lực, tài nguyên cho sự phát triển bền vững; luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, không tin theo các luận điệu xuyên tạc, chống phá, chia rẽ dân tộc. Đây là ý kiến chỉ đạo của Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV, năm 2024.
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp góp phần nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước

Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp góp phần nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra báo cáo về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Khai mạc Lễ hội PuTaLeng “Về miền Đỗ Quyên'

Khai mạc Lễ hội PuTaLeng “Về miền Đỗ Quyên'

Tin tức - Hà Minh Hưng - 1 giờ trước
Tối 22/11, tại Hồ Mường Lự, thị trấn Tam Đường, tỉnh Lai Châu, UBND huyện Tam Đường tổ chức Khai mạc Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ I, năm 2024 với chủ đề “Về miền Đỗ Quyên".
Luật Công nghiệp công nghệ số tạo môi trường thuận lợi để phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Luật Công nghiệp công nghệ số tạo môi trường thuận lợi để phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra báo cáo về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
Bình Phước có tân Bí thư Tỉnh ủy

Bình Phước có tân Bí thư Tỉnh ủy

Tin tức - Tào Đạt - 6 giờ trước
Bà Tôn Ngọc Hạnh - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định và Thái Lan tăng cường hợp tác đầu tư

Bình Định và Thái Lan tăng cường hợp tác đầu tư

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 6 giờ trước
Ngày 22/11, tại Tp. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định và Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại tỉnh Bình Định.
Phân bổ số tiền 948 tỷ đồng đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Phân bổ số tiền 948 tỷ đồng đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Xã hội - Văn Hoa - Hương Diệp - 6 giờ trước
Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ban Vận động Cứu trợ Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ đợt 3, đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Phú Yên tổ chức trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”

Phú Yên tổ chức trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 6 giờ trước
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 - 28/11/2024).
“Đắk Lắk đã chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên”

“Đắk Lắk đã chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên”

Thời sự - Lê Hường - 6 giờ trước
Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024), diễn ra tối 22/11. Tham dự Lễ kỷ niệm có Mẹ Việt Nam Anh hùng Thái Thị Tài; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr và lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh bạn, lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ.
Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Pháp luật - Minh Thu - 18:38, 22/11/2024
Thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) Nhà nước tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND các xã đẩy mạnh hoạt động TGPL trong đồng bào DTTS.