Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bản Bo vươn lên từ lời động viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

PV - 05:12, 23/07/2024

Ngày 14/7/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thăm xã Bản Bo, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Những lời nói, động viên của Tổng Bí thư đã trở thành động lực tiếp thêm sức mạnh để người dân, chính quyền xã Bản Bo vươn lên thoát nghèo.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trò chuyện, động viên đồng bào các dân tộc tại xã Bản Bo, huyện Tam Đường vào tháng 7/2016. Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trò chuyện, động viên đồng bào các dân tộc tại xã Bản Bo, huyện Tam Đường vào tháng 7/2016. Ảnh: TTXVN

Ký ức sâu đậm về người lãnh đạo giản dị

Thời điểm đó, Bản Bo là một xã vùng cao, khó khăn, khi nghe tin Tổng Bí thư về thăm, bà con và chính quyền rất phấn khởi.

Về thăm Bản Bo, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều bà con dân bản; ra tận những nương chè, cùng trò chuyện vui vẻ, cùng hái chè như một người nông dân. Đồng bào các dân tộc cảm nhận sâu sắc về một người lãnh đạo giản dị, yêu dân mà vô cùng ấm áp.

Con đường bê tông dẫn vào ngôi nhà của ông Hạng A Sào (bản Nậm Phát, xã Bản Bo), 8 năm trước khi Tổng Bí thư về thăm, ông Sào là người có mặt ở nương chè, đứng gần Tổng Bí thư, được Tổng Bí thư hỏi han, trò chuyện.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm mô hình thâm canh sản xuất chè VIET GAP ở Bản Cốc Phát , xã nông thôn mới Bản Bo, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu (14/7/2016). Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm mô hình thâm canh sản xuất chè VIET GAP ở Bản Cốc Phát , xã nông thôn mới Bản Bo, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu (14/7/2016). Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Khi thấy chúng tôi đến, ông Sào mời vào trong nhà uống nước. Không ai bảo ai, câu chuyện xoay quanh về Tổng Bí thư cứ thế được ông Sào trải lòng. Ông Sào nói: "Hôm đó, Tổng Bí thư lên thăm đồi chè nhà mình. Tôi được đứng cạnh bác Trọng. Bác nắm tay tôi và hỏi chuyện ân cần nhà mình trồng được nhiều chè không, đời sống bà con người Mông còn vất vả không. Bác động viên căn dặn bà con đoàn kết, cùng phát triển kinh tế, cái gì thiếu thốn, khó khăn thì địa phương, Nhà nước sẽ hỗ trợ để bà con yên tâm sinh sống, vươn lên thoát nghèo. Mấy hôm nay nghe tin bác Trọng mất, bà con trong bản buồn quá. Lúc nào rảnh, tôi lại cầm điện thoại lên để nghe lại những điều mà bác nói, hay những phát biểu trong cuộc họp khi Tổng Bí thư điều hành công việc".

Còn anh Giàng A Páo, cũng ở bản Nậm Phát lại nhớ như in về vị Tổng Bí thư gần gũi, vui vẻ khi được gặp ông cách đây 8 năm về trước. Anh Páo kể lại: Khi bác ra thăm đồi chè, thấy bà con đang hái chè trên nương, bác Trọng nói lớn: “Hôm nay tôi là nông dân, cùng xuống hái chè với mọi người. Bà con có cho tôi làm nông dân không nào”. Mọi người cười lên vỗ tay hoan hô. Sau đó bác Trọng vừa hái chè, vừa trò chuyện thân tình với bà con. Không khí lúc đó vui tươi, ai cũng mong được nhìn thấy, được bắt tay với bác Trọng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trò chuyện, động viên thương binh Nguyễn Văn Dũng xã Bản Bo, huyện Tam Đường vào tháng 7/2016. Ảnh: TTXVN phát
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trò chuyện, động viên thương binh Nguyễn Văn Dũng xã Bản Bo, huyện Tam Đường vào tháng 7/2016. Ảnh: TTXVN

Thương binh Nguyễn Văn Dũng (bản Hưng Phong, xã Bản Bo) vẫn còn rưng rưng xúc động khi nhớ đến kỷ niệm được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào năm 2016.

Khi tiếp chúng tôi, ông Nguyễn Văn Dũng mở tủ lấy ra bức ảnh chụp ông được bắt tay với Tổng Bí thư 8 năm về trước. Ông giữ gìn nó như báu vật của mình. Cầm bức ảnh trên tay, ông kể về kỷ niệm được trò chuyện cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Bác Trọng rất gần gũi và quý dân lắm. Bác dặn bà con là cố gắng phấn đấu học và làm theo lời Bác Hồ. Bác dặn tôi “Thương binh tàn nhưng không phế”, vượt qua khó khăn xứng danh bộ đội cụ Hồ. Những lời thăm hỏi ân cần, động viên khích lệ của đồng chí Tổng Bí thư là động lực để tôi và gia đình luôn cố gắng, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, tập trung phát triển kinh tế, chung sức đồng lòng xây dựng xã Bản Bo ngày càng phát triển.

Thương binh Nguyễn Văn Dũng (áo xanh) ở bản Hưng Phong, xã Bản Bo, huyện Tam Đường cầm bức ảnh được chụp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Nguyễn Oanh/TTXVN
Thương binh Nguyễn Văn Dũng (áo xanh) ở bản Hưng Phong, xã Bản Bo, huyện Tam Đường cầm bức ảnh được chụp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Nguyễn Oanh/TTXVN

Bản Bo hướng đến nông thôn mới nâng cao

Thấm nhuần lời động viên, dạy bảo của Tổng Bí thư, chính quyền và Nhân dân các dân tộc Bản Bo nỗ lực phấn đấu, vượt khó khăn để ngày nay, Bản Bo trở thành “thủ phủ” chè của huyện Tam Đường, đời sống Nhân dân ngày một khấm khá.

Nhắc lại lời dặn dò năm xưa của Tổng Bí thư, Bí thư Đảng ủy xã Bản Bo Nguyễn Xuân Hoàn nhắc lại: "Sau khi nghe tôi báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, những khó khăn vướng mắc, đồng chí Tổng Bí thư giao cho tỉnh, huyện quan tâm đến những kiến nghị của địa phương. Đặc biệt là phải mở rộng vùng trồng chè và bao tiêu sản phẩm chè cho người dân. Dặn dò bà con đoàn kết, luôn tin tưởng vào đường lối của Đảng, Nhà nước, luôn ưu tiên, quan tâm chăm lo cho đồng bào các dân tộc. Phong thái, cử chỉ, lời nói gần gũi, thân tình của Tổng Bí thư đã để lại hình ảnh rất đẹp trong lòng Nhân dân Bản Bo về người lãnh đạo giản dị, chan hòa".

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm vùng tròng chè của xã Bản Bo, huyện Tam Đường vào tháng 7/2016. Ảnh: TTXVN phát
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm vùng trồng chè của xã Bản Bo, huyện Tam Đường vào tháng 7/2016. Ảnh: TTXVN

Sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Bản Bo, những lời căn dặn, động viên đó được bà con, chính quyền coi là động lực để Bản Bo vươn lên phát triển kinh kế, xóa đói giảm nghèo. Năm 2016, diện tích chè của xã mới chỉ 350ha và có một nhà máy sản xuất chè, sản lượng khoảng 1.700 tấn/năm. Đến nay, vùng chè của xã đã lên tới gần 1.000ha, sản lượng lên đến 10.000 tấn/năm. Mỗi ha chè cho thu nhập khoảng hơn 100 triệu đồng/năm. Cây chè đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Bản Bo.

Sau lần được Tổng Bí thư thăm nương chè của gia đình mình, ông Hạng A Sào (bản Nà Phát, xã Bản Bo) đã mạnh dạn mở rộng diện tích chè của gia đình đến nay vào khoảng hơn 1ha. Ông Sào cho biết, cây chè giờ là thu nhập chủ lực của gia đình mỗi năm hơn 100 triệu đồng, giúp ổn định cuộc sống, vượt qua khó khăn, hiện các con ông đều có kinh tế ổn định.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thổi khèn Mông tại xã Bản Bo, huyện Tam Đường vào tháng 7/2016. Ảnh: TTXVN phát
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thổi khèn Mông tại xã Bản Bo, huyện Tam Đường vào tháng 7/2016. Ảnh: TTXVN

Suốt những năm qua, Đảng bộ chính quyền và Nhân dân các dân tộc xã Bản Bo luôn ghi nhớ những lời căn dặn của Tổng Bí thư. Đó là tập trung phát triển kinh tế bằng nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, tận dụng thế mạnh để phát triển cây ăn trái, chăn nuôi gia súc, cây chè chất lượng cao gắn với doanh nghiệp để lo đầu ra của sản phẩm và chuyển dần sang xu hướng phát triển các dịch vụ để thu hút khách du lịch.

Hiện nay, xã Bản Bo đang tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao vào năm 2025, đời sống của người dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 50 triệu đồng/người/năm. Đồng bào các dân tộc ở Bản Bo nói riêng và tỉnh Lai Châu nói chung luôn tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, hoàn thành tốt mục tiêu Đại hội XIII của Đảng đề ra./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
“Giữ chân” người bảo vệ rừng bằng cơ chế đặc thù

“Giữ chân” người bảo vệ rừng bằng cơ chế đặc thù

Chính sách và đời sống - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách đãi ngộ phù hợp là một trong những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ, phát triển rừng. Tại kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Lào Cai khóa XVI ngày 22/8/2024 đã thông qua Nghị quyết số 14/2024/NQ-HĐND (NQ14) về mức cấp kinh phí, đầu tư, hỗ trợ đầu tư, khoán bảo vệ rừng; hỗ trợ tiền ăn cho người tham gia chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trong đó, ban hành mức cấp kinh phí khoán bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh đối với các loại rừng với mức hỗ trợ đều tăng so với trước đây.
Hậu Giang: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp từ tư duy đột phá

Hậu Giang: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp từ tư duy đột phá

Kinh tế - Như Tâm - 1 giờ trước
Hậu Giang đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; đến năm 2050 là trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng. Với lợi thế chủ yếu sản xuất nông nghiệp thì mục tiêu này là tương đối cao; nhưng từ những thành tựu phát triển đã đạt được và sự đột phá trong tư duy, tỉnh Hậu Giang sẽ hiện thực hóa khát vọng này.
Miền núi đối mặt với nguy cơ sạt lở sau bão

Miền núi đối mặt với nguy cơ sạt lở sau bão

Sự kiện - Bình luận - Thanh Hải - 1 giờ trước
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi cảnh báo, từ chiều 7/9 đến ngày 9/9, mưa lớn sẽ làm gia tăng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại nhiều địa phương khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An. Khi đã ngấm “no nước”, những quả đồi, ngọn núi sẽ đối diện với nguy cơ sụt xuống bất cứ lúc nào.
Đắk Lắk: Trao tặng nhà tình nghĩa cho 2 hộ đồng bào DTTS

Đắk Lắk: Trao tặng nhà tình nghĩa cho 2 hộ đồng bào DTTS

Xã hội - Lê Hường - 1 giờ trước
Ngày 7/9, Sở y tế tỉnh Đắk Lắk tổ chức lễ khánh thành, bàn giao 2 căn nhà tình nghĩa cho 2 hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại buôn Cuê, xã Băng Ađrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.
Kon Tum: Quảng bá sản phẩm nghề truyền thống của đồng bào DTTS

Kon Tum: Quảng bá sản phẩm nghề truyền thống của đồng bào DTTS

Chuyên đề - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Trong khuôn khổ Hội chợ Công Thương khu vực Tây Nguyên - Kon Tum 2024 (diễn ra từ ngày 6/9 - 12/9/2024), Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đã tham gia 02 gian hàng trưng bày, quảng bá một số sản phẩm nghề truyền thống của 7 dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ trên địa bàn tỉnh.
Nghĩa Hà - Vùng đất của những người sống lâu trăm tuổi

Nghĩa Hà - Vùng đất của những người sống lâu trăm tuổi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Bão số 3 Yagi Giật cấp 17, cách Quảng Ninh khoảng 570 km. Nghĩa Hà - Vùng đất của những người sống lâu trăm tuổi . Nữ nghệ nhân Y Piuh miệt mài giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
An Giang: Khen thưởng học sinh thuộc Chương trình “Nâng bước em đến trường”

An Giang: Khen thưởng học sinh thuộc Chương trình “Nâng bước em đến trường”

Trang địa phương - Tào Đạt - Tuấn Kiệt - 1 giờ trước
Vừa qua, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang đã tổ chức gặp mặt, trao quà nhân dịp năm học mới và vui Tết Trung thu năm 2024 cho 227 em nhỏ là Con nuôi Đồn Biên phòng, Nâng bước em tới trường, con “Mẹ đỡ đầu” và con cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh.
Tổng công ty Điện lực miền Bắc huy động toàn bộ nhân lực hỗ trợ các Công ty Điện lực ngay khi bão số 3 đi qua

Tổng công ty Điện lực miền Bắc huy động toàn bộ nhân lực hỗ trợ các Công ty Điện lực ngay khi bão số 3 đi qua

Xã hội - PV - 20:17, 07/09/2024
Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Điện lực miền Bắc Đỗ Nguyệt Ánh vừa chỉ đạo Ban điều hành Tổng công ty kịp thời tổng chỉ huy điều động nhân lực, vật lực từ tất cả đơn vị trong EVNNPC để hỗ trợ các Công ty Điện lực khắc phục hậu quả ngay khi cơn bão số 3 đi qua. Việc điều động sẽ được bố trí rạch ròi, kịp thời theo các khu vực phù hợp với mức độ ảnh hưởng khác nhau, đảm bảo tổ chức khoa học và hiệu quả.
Bão số 3 gây thiệt hại tại nhiều địa phương, đã có nhiều người chết và thương vong

Bão số 3 gây thiệt hại tại nhiều địa phương, đã có nhiều người chết và thương vong

Tin tức - Hương Trà -Mỹ Dung - 20:15, 07/09/2024
Bão số 3 (bão Yagi) đã đi sâu vào đất liền các tỉnh phía bắc, gây thiệt hại lớn tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình… Tại Hà Nội đã có mưa to, gió giật mạnh. Sức gió vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13. Bão số 3 đã làm 4 người chết (Quảng Ninh có 3 người, Hải Dương có 1 người) và 78 người bị thương (Quảng Ninh có 58 người, Hải Phòng có 20 người).
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm hỏi, động viên người gặp nạn do bão số 3

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm hỏi, động viên người gặp nạn do bão số 3

Trang địa phương - Mỹ Dung - 19:21, 07/09/2024
Chiều tối ngày 7/9, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh Trịnh Thị Minh Thanh đã tới thăm hỏi, động viên những người gặp nạn do bão số 3 hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Đảng viên người Khơ Mú làm giàu trên vùng đất khó

Đảng viên người Khơ Mú làm giàu trên vùng đất khó

Gương sáng giữa cộng đồng - Lữ Phú - 18:44, 07/09/2024
Với mong muốn phát triển kinh tế gia đình và góp phần thay đổi nhận thức của đồng bào Khơ Mú trong phát triển kinh tế, ông Moong Văn Hoàng, ở bản Huồi Cáng 1, xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã thành lập gia trại tổng hợp VAC, mỗi năm thu về cả trăm triệu đồng. Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Hoàng còn tạo điều kiện, hỗ trợ nhiều người dân bản Huồi Cáng 1 vươn lên phát triển kinh tế.