Tin tức -
Tào Đạt - Võ Tiến -
07:56, 12/05/2024 Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Sinh cơ, lập nghiệp ở xã miền núi Hồng Thái, huyện A lưới (Thừa Thiên Huế), chàng trai người Pa Cô Nguyễn Văn Mạnh đã “kiến tạo” cho gia đình mình được mô hình kinh tế hiệu quả bền vững. Nguyễn Văn Mạnh là một trong số những gương mặt tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS từng được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh.
A Lưới là một huyện miền núi biên giới phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi đây tập trung nhiều đồng bào các DTTS cùng sinh sống như Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Hy... Các bản làng nép mình trong các thung lũng dọc theo dãy Trường Sơn hùng vĩ, được núi rừng bao bọc, chở che, nên nếp sinh hoạt của người đồng bào cũng hài hòa với thiên nhiên, đồi núi. Cũng chính thiên nhiên là nơi cung cấp các sản vật, nguồn nguyên liệu để chế biến nên những món ăn dân dã mà độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa nơi này.
Ở tuổi 62, nhưng Kray Sức, Nghệ nhân ưu tú ở thôn A Liêng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông (ỉnh Quảng Trị) sức khỏe có vẻ như vẫn như tên của mình, tràn đầy năng lượng và khí chất. Chúng tôi cũng đã bị cuốn theo niềm mạnh mẽ, hứng khởi ấy khi nghe ông đánh đàn Ta lư, hát điệu Cha chấp; nghe ông kể về tiếng cồng chiêng, tiếng khèn… mang âm hưởng của đại ngàn Trường Sơn.
Mặc dù cơ sở vật chất còn hạn chế, nhưng các y sĩ ở Trạm Quân dân y kết hợp A Vao (xã A Vao, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) đã “bù đắp” bằng việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề. Trong bộn bề thiếu thốn, những thầy thuốc quân hàm xanh vẫn kiên trì, bền bỉ vượt khó để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ là chăm sóc sức khỏe cho Bộ đội và Nhân dân.
Gương sáng -
Nguyễn Thanh - CTV -
09:34, 18/11/2022 Già làng Hồ Thanh Bình từng là chiến sĩ Giải phóng quân kiên cường trên chiến trường Bình Trị Thiên năm xưa. Đến nay, ông vẫn luôn giữ được phẩm chất người lính cụ Hồ: xung kích, đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình, vận động Nhân dân hai bản giáp biên Việt - Lào lao động sản xuất để đẩy đuổi đói nghèo; góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.
Kinh tế -
Phạm Tiến - Linh Tuệ -
07:03, 25/12/2022 Anh Teo “mô hình” là biệt danh mà đồng bào Pa Cô khi nhắc đến anh Nguyễn Hải Teo, ở xã Quảng Nhâm (A Lưới, Thừa Thiên Huế). Bởi anh là người liên tiếp xây dựng được các mô hình phát triển kinh tế thoát nghèo hiệu quả, được nhiều hộ dân học làm theo. Như mô hình trồng chuối; mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ an toàn sinh học... những mô hình này đang mở ra một hướng mới để cùng đồng bào trên địa bàn học hỏi vươn lên làm giàu.
Trong quan niệm của người Pa Cô (thuộc dân Tà Ôi) ở miền Tây Quảng Trị, thế giới xung quanh có vô số vị thần ngự trị, cai quản với những quyền năng tối cao. Cuộc sống của bản làng luôn được bảo trợ hay bị trừng phạt bởi các vị thần. Tín ngưỡng thờ cúng chủ đất - giàng Knée của người Pa Cô phần nào phản ánh tập tục này.
Nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, Trong 3 ngày từ 7- 9/8, tại thôn A Đăng, xã Tà Rụt huyện Đakrông đã tổ chức lễ hội Ariêu Ping.
Vốn chỉ được dùng để đan chiếu sính lễ trong đám cưới truyền thống, sợi cây A’anh chác đang được khảo sát thử nghiệm, hướng tới việc làm một số sản phẩm hàng thủ công phục vụ du lịch…
Người Pa Cô sinh sống trên dãy Trường Sơn hùng vĩ tại huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều nghi lễ quan trọng, phản ánh đời sống tinh thần và quan niệm về cuộc sống, tín ngưỡng phong phú. Một trong những nghi thức trọng đại của họ là lễ cưới của những đôi trai gái đến tuổi dựng vợ, gả chồng.
Nghệ nhân dân gian (NNDG) được ví như “báu vật” với ý nghĩa trân trọng, tôn vinh, nhưng đồng thời gợi tưởng về một sự bất ổn, dễ mất đi. Hàng chục năm nay, chính sách cho NNDG đã được bàn thảo và xây dựng thành khung pháp lý, nhưng hiện vẫn là một khoảng trống đáng suy ngẫm.
Tôi là người dân tộc thiểu số, ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, giấy khai sinh của tôi do UBND xã cấp ghi là dân tộc Pa Ko. Nay tôi đến Công an huyện Hướng Hóa để xin cấp thẻ căn cước công dân thì Công an huyện từ chối, nói là dân tộc Pa Ko không có trong danh mục các dân tộc Việt Nam.
Rời xa quê hương, thôn bản, cùng vợ khăn gói đến Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tại Hà Nội với mong muốn giới thiệu và quảng bá văn hóa của dân tộc mình đến du khách thập phương, là câu chuyện điển hình về già làng Hồ Văn Hạnh ở thôn A Niêng Lê Triêng, xã Hồng Trung, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Lễ gieo hạt của đồng bào Pa Cô ở huyện A Lưới (Thừa Thiên-Huế) gọi là Apier, là lễ chung của cả làng.
Ở tuổi 78, cái tuổi “gần đất xa trời” nhưng ông Kôn Hưm (sinh năm 1940), trú tại bản Tà Rụt 2, xã Tà Rụt, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị vẫn miệt mài sưu tầm và chế tác các loại nhạc cụ dân tộc, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Pa cô (nhóm địa phương của dân tộc Tà-ôi) cho các thế hệ tương lai.
Lễ gieo hạt của đồng bào Pa Cô ở huyện A Lưới (Thừa Thiên-Huế) gọi là Apier, là lễ chung của cả làng. Sau khi già làng chọn được ngày tốt, các gia đình sẽ tập trung tại nhà làng để làm lễ.