Cồng chiêng theo các phường sắc bùa mang may mắn đến tận cửa mỗi nhà trong những ngày đón năm mới; cồng chiêng thúc giục những bước chân đi trảy hội, ngày mùa xuống đồng, gọi nhà nhà tới chia vui cơm mới, xua tan những điềm dữ trong cuộc sống; cồng chiêng gửi gắm ước nguyện ấm no ... Có lẽ vậy, mà mỗi người dân bản Mường ở Ba Trại luôn trân quý, giữ gìn để tiếng cồng, tiếng chiêng luôn ngân vang nơi bản làng
Kinh tế -
Chí Tín – Vũ Mừng -
06:00, 11/11/2023 Dù có lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu... cho phát triển cây chè, nhưng hàng thập kỷ, người nông dân ở vùng núi Ba Trại (Ba Vì, Hà Nội) vẫn loay hoay với cái nghèo, cái khó. Cho đến năm 2010, nhờ có sự hỗ trợ về vốn tạo sinh kế từ Chương trình 135 và giống mới từ Trung tâm Phát triển giống cây trồng Hà Nội, nhiều hộ gia đình đã đưa giống chè LDP1 có năng suất, chất lượng cao vào canh tác. Đến nay, cây chè tại xã Ba Trại đã giữ vai trò quan trọng giúp người dân, trong đó có nhiều hộ dân tộc Mường xóa nghèo, vươn lên làm giàu.
Người Mường ở Việt Nam sinh sống chủ yếu ở vùng thung lũng, dọc các con sông lớn và vùng bán sơn địa, từ đó hình thành nên những tập quán ăn uống, sử dụng nguyên liệu, gia vị rất đặc trưng, tạo nên nhiều món ăn ngon, hấp dẫn.
Đến với Tân Sơn, Phú Thọ, du khách có cơ hội trải nghiệm du lịch đồi chè Long Cốc, Vườn Quốc gia Xuân Sơn và thưởng thức mâm cỗ lá với những món ngon dân dã đậm đà bản sắc dân tộc Mường. Du khách sẽ cảm nhận được hết ý nghĩa và vẻ đẹp dung dị của mâm cỗ lá trong cuộc sống người Mường, đã tạo nên nét độc đáo khám phá ẩm thực văn hóa.
Xã hội -
Tiêu Dao - Tuấn Tú -
12:17, 03/03/2023 Giữa núi rừng Trà My của tỉnh Quảng Nam, có một bản người Mường no ấm với những mái nhà sàn truyền thống khang trang. Mấy chục năm trước, khi người Mường đến nơi núi rừng heo hút này, chẳng ai nghĩ nơi đây sẽ trở nên ấm no, trù phú như ngày hôm nay.
Nghề làm giấy dó của người Mường ở xóm Suối Cỏ, xã Hợp Hòa (nay là xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) đã có từ lâu đời nay, là nghề cha truyền con nối. Với đam mê nghề truyền thống, những nghệ nhân xóm Suối Cỏ tiếp tục duy trì sản xuất, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc nghề của cha ông để lại.
Media -
Kim Anh - Duy Ly -
19:52, 25/11/2022 Bánh uôi là đặc sản của người Mường ở Hòa Bình. Bánh có rất nhiều tên gọi khá hay, ý nghĩa và mĩ miều khác như bánh tình yêu, bánh cặp, bánh vợ chồng hay bánh đoàn kết... Bánh uôi chính là niềm tự hào của người Mường, là một nét độc đáo trong nền văn hóa ẩm thực của một miền sơn cước mỗi dịp Tết đến Xuân về.
Mo Mường là loại hình văn hóa dân gian độc đáo, có sức sống bền bỉ, được truyền dạy qua nhiều thế hệ. Người Mường Phú Thọ luôn tự hào: “Nếu không có Mo thì không có người Mường”.
Từ cuối tháng 8, khắp các bản làng nơi rẻo cao Tây Bắc đã rộn rã tiếng nói cười, niềm vui trải dài từ đầu con ngõ cho tới các hộ gia đình. Đồng bào các dân tộc Mông, Mường, Thái, Dao, Khơ Mú… đã xúng xính váy áo, cùng nhau thả mình vào từng lời ca, câu hát, tiếng đàn môi, tiếng khèn xen lẫn tiếng sáo du dương cùng những điệu múa nơi miền sơn cước như lời mời gọi cộng đồng các dân tộc về vui chung niềm vui ngày Tết Độc lập.
Ngày 3/11, xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ tổ chức nghi lễ Tết cơm mới tại Đình Khoang. Tết cơm mới hay còn gọi là lễ mừng cơm gạo mới được tổ chức vào ngày 10/10 âm lịch.
Vượt qua các vận động viên (VĐV) tham gia tranh tài, nữ VĐV người Mường Đinh Thị Như Quỳnh đã xuất sắc giành về tấm Huy chương Vàng (HCV) cho đội tuyển xe đạp Việt Nam, cũng là tấm HCV đầu tiên cho Đoàn thể thao Việt Nam trong ngày 16/5.
Khi mùa màng kết thúc, thóc lúa trên nương đã vào kho, tranh thủ lúc nông nhàn, những người phụ nữ Mường ở bản Chiềng Khạt, xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa lại se sợi, ngồi cần mẫn bên khung dệt để dệt ra những chiếc khăn choàng, những bộ váy cùng nhiều sản phẩm rực rỡ sắc màu.
Quýt hôi (hay còn gọi là quýt hoi hay cây quyết rừng) là loài cây địa phương, có nguồn gốc tại vùng núi cao của huyện Bá Thước (Thanh Hóa). Những cây quýt hôi mọc tự nhiên trong vườn đồi đã mang lại cho người dân ở huyện miền núi Bá Thước thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm.
Phóng sự -
Đỗ Long- Ngọc Thu -
09:15, 16/09/2023 Ở khu vực biên giới Ia Lâu của huyện Chư Prông (Gia Lai), giáp ranh với Camphuchia, có đông đồng bào dân tộc Mường từ các tỉnh phía Bắc di cư theo diện kinh tế mới sinh sống. Đồng bào coi Tây Nguyên là quê hương thứ hai, họ cùng nhau đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa, góp phần tạo nên bức tranh đa sắc màu trên vùng đất biên giới này.
Mo là hoạt động diễn xướng văn hóa dân gian được thực hành trong các nghi lễ gắn với đời sống tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Mường.
Photo -
PV -
15:40, 23/09/2022 Về xã Khả Cửu, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) những ngày này, khi những cánh đồng lúa đang vào độ chắc hạt, đến với bản làng người Mường ở bản Hắm, bản Chuôi, du khách được tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ, xung quanh là núi rừng hùng vĩ, nghe tiếng suối chảy, tiếng cọn nước ngày đêm quay đều róc rách và không khó để bắt gặp những người phụ nữ Mường bên ruộng đồng...
“Anh Đinh Lăng giờ đây đâu nhỉ?/ Anh của em yêu quý nhất đời/ Anh đi, mù mịt xa khơi/ Phượng hoàng tung cánh phương trời mải bay…”. Đó là những dòng thơ mở đầu truyện thơ “Đồi thông hai mộ” của tác giả Tùng Giang - Vũ Đình Trung. Bài thơ được sáng tác dựa trên một tích truyện minh chứng cho câu chuyện tình yêu đẹp, thiêng liêng của cộng đồng người Mường tỉnh Hòa Bình. Câu chuyện đó đã, đang và mãi trở thành biểu tượng tình yêu của xứ Mường nơi đây.
Photo -
PV -
10:06, 17/02/2022 Bánh ống, bánh chưng là món ăn mang nhiều nét biểu trưng văn hóa của dân tộc, một sản vật tinh thần linh thiêng không thể thiếu trong những ngày lễ, Tết sum họp của người Mường Hòa Bình.
Ẩm thực -
Lam Anh (t/h) -
13:35, 03/02/2022 Bánh uôi là đặc sản của người Mường ở Hòa Bình. Bánh có rất nhiều tên gọi khá hay, ý nghĩa và mĩ miều khác như bánh tình yêu, bánh cặp, bánh vợ chồng hay bánh đoàn kết... Bánh uôi chính là niềm tự hào của người Mường, là một nét độc đáo trong nền văn hóa ẩm thực của một miền sơn cước mỗi dịp Tết đến Xuân về.
Xưa nay, văn hóa Mường gói gọn trong câu thành ngữ: “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui tháng tới”. Đến nay, “ngày lui, tháng tới” vẫn được đồng bào Mường ( chủ yếu là người Mường ở Hòa Bình) sử dụng thông qua bộ lịch đoi – bộ lịch cổ hình thành theo cách tính sự di chuyển giữa sao đoi và mặt trăng.