Lũ quét là hiểm họa thiên tai mà khi nhắc đến người dân các địa phương miền núi không khỏi lo lắng. Để lũ quét không còn là nỗi ám ảnh, cùng với việc khẩn cấp di dời người dân ra khỏi vùng có nguy cơ cao bị sạt lở thì cần đẩy mạnh nâng cao nhận thức của cộng đồng trong ứng phó thiên tai.
Sáng ngày 1/9, khoảng 840 nghìn học sinh của hơn 1.500 trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An tựu trường. Tại xã biên giới Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn), các em nhỏ được bố mẹ cho mặc áo mới, trang phục truyền thống của dân tộc mình náo nức đến trường gặp bạn bè, thầy cô.
Phóng sự -
Thanh Hải -
09:18, 28/08/2020 Nghệ An là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng với phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, vùng đất này đang đổi thay từng ngày. Đặc biệt, nơi gian khó nhất, miền Tây xứ Nghệ, đang được đánh thức bằng những chủ trương, chính sách thiết thực, hiệu quả của Đảng, Nhà nước.
Bạn đọc -
Thanh Hải -
12:39, 25/08/2020 Tính đến 31/12/2019, trên địa bàn hai xã tái định cư (TĐC) Thanh Sơn và Ngọc Lâm có 2.648 hộ với 11.237 khẩu; trong đó, dân tộc Thái 86%, dân tộc Khơ Mú 14%. Đây là những hộ dân di chuyển từ bản Vẽ huyện Tương Dương về TĐC tại huyện Thanh Chương để nhường đất xây dựng Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ.
Phóng sự -
Phạm Việt Thắng -
14:13, 21/08/2020 Đập Phà Lài (thuộc bản Xiềng, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông – Nghệ An) xưa là nơi sơn lam chướng khí, ít ai lai vãng, nay đã tấp nập thuyền bè du lịch. Dòng sông Giăng không còn đơn độc len lỏi trong vùng lõi rừng quốc gia Pù Mát, mà dòng nước ngọt lành ấy đã theo du khách “chảy” đi muôn phương. Trong rất nhiều công sức mời gọi du khách đến với Phà Lài không thể không nhắc đến người con gái Thái của bản Xiềng – Vi Thị Thắm.
Thiếu kinh phí, thiếu kiến thức chuyên môn trong bài trí, sưu tầm hiện vật hạn chế, các hạng mục phụ trợ đi kèm chưa có… đang là những bất cập dẫn tới thiết chế Nhà truyền thống các dân tộc (NTTCDT) ở miền Tây xứ Nghệ (Nghệ An) gặp khó khăn. Vì những nguyên nhân này, việc quảng bá văn hóa truyền thống của các dân tộc chưa phát huy hiệu quả.
Bạn đọc -
T.Hải -
09:42, 19/08/2020 Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu - Bộ Công an (C03) đang vào cuộc điều tra dự án kênh tưới tiêu Châu Bình thuộc dự án hồ chứa nước Bản Mồng chưa bàn giao đưa vào sử dụng đã xuống cấp, hư hỏng kéo dài.
Không chỉ là di tích lịch sử nổi tiếng, đền Cả ở xã Hoa Thành (Yên Thành) còn là một công trình kiến trúc cổ độc đáo.
Bạn đọc -
Cao Sơn -
23:41, 11/08/2020 Khu vực thượng nguồn Khe Khặng nằm trong vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát hiện có trên 220 hộ, với trên 1.000 nhân khẩu đồng bào Đan Lai (nhóm địa phương thuộc dân tộc Thổ) thuộc bản Búng và bản Cò Phạt của xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An). Người Đan Lai sinh sống ở đây từ lâu, nhưng không có đất để sản xuất.
Tin tức -
Thanh Hải -
16:11, 09/08/2020 Trong 2 ngày 8 và 9/8/2020, Đảng bộ huyện Anh Sơn (Nghệ An) đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025. Đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An dự và chỉ đạo Đại hội.
Từ 3 năm nay, công tác giáo dục văn hóa truyền thống dân tộc đối với học sinh tại Nghệ An ngày càng được chú trọng và đề cao. Tại các trường vùng cao miền Tây Nghệ An, công tác này cũng đang được đẩy mạnh nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các DTTS trong các trường học.
Bạn đọc -
Cao Sơn -
14:50, 22/07/2020 Được đầu tư trên chục tỷ đồng để phục vụ cho hơn 1.000 hộ dân, nhưng đến nay, Nhà máy nước xã Sơn Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) chỉ phục vụ cho khoảng 50 hộ.
Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án phát triển đội ngũ cán bộ công chức, viên chức người DTTS trong thời kỳ mới đã được tỉnh Nghệ An triển khai từ năm 2016. Tuy nhiên, sau 4 năm, việc thực hiện Quyết định này đang còn nhiều hạn chế; thậm chí chưa được nhiều địa phương quan tâm.
Thực hiện hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế từ nguồn vốn Chương trình 135, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã tham mưu cho các cơ quan chức năng triển khai nhiều chương trình hỗ trợ người dân, trong đó ưu tiên lựa chọn hỗ trợ các loại giống cây trồng, vật nuôi địa phương. Hướng đi này đang tạo ra những nông sản đặc trưng của miền Tây xứ Nghệ.
Theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, các địa phương được phép xét đặc cách đối với những giáo viên (GV) đã có hợp đồng lao động (HĐLĐ) và đóng BHXH bắt buộc theo quy định từ năm 2015 trở về trước. Tuy nhiên, khi thực hiện chủ trương này, UBND huyện Yên Thành (Nghệ An) lại có cách xét tuyển “đặc cách” rất lạ thường.
Nghệ An tiếp tục diễn ra cháy rừng nghiêm trọng. Đám cháy bùng phát trở lại tại khu rừng thông ở xã Diễn Phú (H.Diễn Châu, Nghệ An) sau 1 ngày được dập tắt.
Không quản ngại thời tiết nóng bức hay mưa gió, cứ mỗi buổi tối từ thứ 2 đến thứ 6 hằng tuần, các thầy cô giáo vùng cao ở Nghệ An lại sáng đèn giúp học sinh ôn tập lại kiến thức ban ngày đã học ở lớp.
Phóng sự -
M. Cường - H. Anh -
11:04, 26/06/2020 Suốt một thời gian rất dài, người Ơ-đu sống du canh, du cư đói khổ quanh các sườn đồi, khe suối, thậm chí, họ từng phải đối diện với nguy cơ bị tuyệt chủng, bị đồng hóa. Thế nhưng, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, phần lớn người Ơ-đu đã được định canh, định cư ổn định, dần tìm về nguồn cội để xây dựng cuộc sống mới.
Dù có nhiều hôm trời mưa, hàng chục chị em phụ nữ người Mông ở vùng biên giới Nghệ An vẫn mang ủng vượt qua những quãng đường bùn lầy để tham gia lớp học xóa mù chữ, với mong muốn viết được tên mình, viết được giấy khai sinh cho con…
Phóng sự -
Mạnh Cường - Hiếu Anh -
09:44, 24/06/2020 Trong số báo 1632, ra ngày 19/6, Báo Dân tộc và Phát triển đã phản ánh ở bản Đửa, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương (Nghệ An) từng có người Ơ-đu sinh sống. Tuy nhiên, số lượng thống kê người Ơ-đu ở địa phương này thường xuyên biến động. Điều này xuất phát từ lịch sử của tộc người dẫn đến các rào cản tâm lý trong việc xác nhận lại dân tộc gốc.