Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hai giải Nhất cho cô học sinh vùng biên

Đình Tuân - 12:13, 12/04/2021

Trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm 2021, Nguyễn Thị Hoài Linh, lớp 9A, Trường THCS Tam Quang, xã biên giới Tam Quang, huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An) đã đạt thủ khoa (giải Nhất) cả 2 môn Lịch sử và Địa lý. Dù điều kiện gia đình còn nhiều khó khăn nhưng với ý chí quyết tâm trong học tập, Linh đã gặt hái được những thành tích khiến nhiều người phải nể phục .

Linh hướng dẫn cho em trai học bài.
Linh hướng dẫn cho em trai học bài.

Nguyễn Thị Hoài Linh sinh ra và lớn lên tại  vùng nông thôn nghèo thuộc đội 3, làng Bãi Sở, xã Tam Quang, huyện Tương Dương (Nghệ An). Mẹ em làm nông, quanh năm chân lấm, tay bùn. Bố làm nghề tự do, ai thuê gì làm nấy, miễn là có thêm đồng tiền chính đáng để nuôi 2 chị em ăn học và trang trải cuộc sống gia đình.

Để không phụ lòng nuôi dưỡng, chăm sóc của bố mẹ, Linh luôn nỗ lực, chăm chỉ trong học tập. Nhờ siêng năng, ham học nên từ lớp 1 đến lớp 9, Linh luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi, xuất sắc. Đặc biệt, tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An dành cho khối THCS, Nguyễn Thị Hoài Linh đã đạt Thủ khoa môn Lịch sử và Địa lý. 

Không chỉ học giỏi môn Địa lý và môn Lịch sử mà Linh còn học đều các môn khác và được thầy, cô giáo ngợi khen. Lớp 6 và lớp 7 đạt giải Ba môn Văn kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, năm lớp 8 đạt giải 3 Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp huyện… Ngoài ra, Linh còn hăng hái tham gia tích cực các phong trào do lớp, trường, liên đội tổ chức. Linh cho biết: "Em đam mê và yêu thích học môn Lịch sử và Địa lý. Là vì học môn Lịch sử giúp em hiểu sâu về các sự kiện lịch sử trong quá khứ và quá trình hình thành, đấu tranh giành độc lập của các thế hệ cha ông đi trước. Học môn Địa lý cũng giúp em hiểu thêm về các quốc gia trên thế giới, về yếu tố tự nhiên, xã hội… Càng học em càng thấy hay và cuốn hút".

Nhờ chăm chỉ trong học tập nên từ lớp 1 đến lớp 9, Nguyễn Thị Hoài Linh luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh xuất sắc. Các giấy khen, giấy chứng nhận được mẹ của Linh cất giữ cẩn thận.
Nhờ chăm chỉ trong học tập nên từ lớp 1 đến lớp 9, Nguyễn Thị Hoài Linh luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh xuất sắc. Các giấy khen, giấy chứng nhận được mẹ của Linh cất giữ cẩn thận.

Linh chia sẻ về cách học môn Lịch sử để dễ thuộc và dễ nhớ: “Sáng nào em cũng dậy sớm để học bài, em thường đọc trước bài học của ngày hôm nay và gạch ra những ý chính để đến khi cô giáo giảng bài sẽ dễ nhớ và dễ hiểu hơn. Ở trên lớp, em chú ý lắng nghe lời cô giảng bài, ghi chép cẩn thận và mạnh dạn hỏi cô giáo những nội dung chưa hiểu”.

Gia đình khó khăn nên sau khi học xong THCS, Linh sẽ không thi vào các trường chuyên ở thành phố mà học tại trường ở địa phương. “Học đâu cũng được miễn là mình cố gắng nỗ lực trong học tập chứ đi học xa nhà vừa không đỡ đần được bố mẹ việc nhà, vừa mất tiền thuê trọ, tiền ăn… trong khi hoàn cảnh gia đình đang khó khăn. ”, Linh chia sẻ.

Chị Nguyễn Thị Phương - mẹ của Linh cho biết “Linh rất chăm chỉ, buổi sáng đi học, buổi chiều giúp mẹ làm đồng. Những hôm có rau, có lạc hay khoai thì mang đi chợ để bán kiếm thêm thu nhập. Linh chủ yếu học bài vào buổi tối và sáng sớm. Cháu đạt thủ khoa cả 2 môn khiến tôi cũng rất bất ngờ”.

5. Ngoài thời gian dành cho học tập, Nguyễn Thị Hoài Linh còn phụ giúp bố mẹ việc nhà.
Ngoài thời gian dành cho học tập, Nguyễn Thị Hoài Linh còn phụ giúp bố mẹ việc nhà.

Cô giáo Dương Thị Hương, giáo viên dạy môn Lịch Sử, Trường THCS Tam Quang (giáo viên trực tiếp bồi dưỡng cho Linh) nhận xét: “Linh là học sinh chăm ngoan, có ý thức học tập rất tốt và tiếp thu bài rất nhanh. Là học sinh giỏi của trường nhưng Linh luôn khiêm tốn, cởi mở trong việc giúp đỡ bạn bè cùng học tập để cùng nhau tiến bộ”.

Mong rằng với những thành tích đã đạt được trong thời gian qua, Nguyễn Thị Hoài Linh sẽ gặt hái được thêm nhiều kết quả cao hơn nữa trên con đường học tập và đạt được ước mơ của mình.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ở Sủng Cháng...có những người thầy, người cô như thế

Ở Sủng Cháng...có những người thầy, người cô như thế

Tôi chào từ biệt cô giáo Dương Thị Thu Trang để vào điểm trường chính, ngoảnh đầu nhìn lại thấy cô nép sau cánh cửa lớp học, đỏ hoe đôi mắt: “Em chả ước mơ gì đâu, chỉ mong khoảng sân đất của điểm trường được thảm bê tông, vào mùa mưa các cháu đi học không bị trơn trượt". Tôi cười buồn, sao cô không ước gì cho mình? Cô chỉ bảo, em đã lựa chọn lên đây cắm bản thì em là mẹ của mấy đứa trẻ rồi anh ạ!
Tin nổi bật trang chủ
Trở lại Đăk Wơk Yốp

Trở lại Đăk Wơk Yốp

Trở lại thôn Đăk Wơk Yốp, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy (Kon Tum) hôm nay ai cũng ngỡ ngàng trước sự đổi thay ở nơi đây. Những vạt cỏ úa vàng, những ngôi nhà vắng bóng người năm xưa được thay vào đó là những vạt cà phê, cây ăn trái trĩu quả và những ngôi nhà khang trang. Có được những đổi thay đó là nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, vận động bà con từ bỏ tà đạo Hà Mòn và thực hiện kịp thời các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Tạo sinh kế tại chỗ cho dân tộc Ơ Đu (Bài 14)

Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Tạo sinh kế tại chỗ cho dân tộc Ơ Đu (Bài 14)

Là dân tộc có dân số ít nhất cả nước, những năm qua, dân tộc Ơ Đu đã được thụ hưởng nhiều chính sách để phát triển kinh tế - xã hội; khôi phục, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống. Nhưng để bảo vệ, phát triển dân tộc Ơ Đu thì vẫn cần một cách làm mới.
Tìm lối đi riêng cho xuất khẩu thanh long

Tìm lối đi riêng cho xuất khẩu thanh long

Kinh tế - Bảo Ngọc - 2 giờ trước
Để đưa trái thanh long vươn ra thị trường quốc tế, Hợp tác xã (HTX) thanh long Thuận Tiến (xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận) đã chọn lối đi riêng, sản xuất thanh long an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Nhờ vậy, HTX đã sản xuất ra được những trái thanh long sạch, an toàn “hội nhập” vào những thị trường khó tính nhất của Châu Âu.
Thanh Hóa: Đẩy lùi khó khăn trên những bản đồng bào Mông

Thanh Hóa: Đẩy lùi khó khăn trên những bản đồng bào Mông

Media - Quỳnh Trâm -CTV - 2 giờ trước
Tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 3.600 hộ đồng bào Mông, với trên 19.500 nhân khẩu, sinh sống tập trung ở 44 bản, thuộc 10 xã biên giới của 3 huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn. Xác định phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Mông là nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã dành sự quan tâm đặc biệt tới đời sống người dân nơi đây.
Cải thiện chứng rối loạn lo âu

Cải thiện chứng rối loạn lo âu

Media - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Rối loạn lo âu là một bệnh lý tâm thần đang ngày càng phổ biến, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần, hành vi và cuộc sống. Bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh, bạn có thể kiểm soát chứng lo âu của mình và ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe tâm thần khác.
Kon Tum: Quan tâm phát triển đảng viên trong vùng đồng bào DTTS, vùng có đạo

Kon Tum: Quan tâm phát triển đảng viên trong vùng đồng bào DTTS, vùng có đạo

Trong những năm qua, tỉnh Kon Tum luôn quan tâm thực hiện tốt công tác phát triển đảng viên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), vùng có đạo. Qua đó, những đảng viên đã phát huy được vai trò trách nhiệm, là đầu tàu gương mẫu trong thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, cũng như phát triển kinh tế để Nhân dân noi theo.
Bản tin Dân tộc – Tôn giáo - 5/12/2023

Bản tin Dân tộc – Tôn giáo - 5/12/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 5/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng tiếp thân mật Đoàn nữ tu Dòng Thánh Phao-lô thành Charters. Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Điện Biên - Tây Bắc tại TP. Hồ Chí Minh. Sống tốt đời đẹp đạo để góp phần xây dựng quê hương đất nước. Cùng các tin tức thời sự khác.
Tập huấn phòng, chống tác hại của thuốc lá cho hơn 200 cán bộ, hội viên nông dân

Tập huấn phòng, chống tác hại của thuốc lá cho hơn 200 cán bộ, hội viên nông dân

Sức khỏe - Công Minh - 2 giờ trước
Mới đây, Hội Nông dân huyện Bạch Thông đã phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn tổ chức 5 lớp tập huấn về PCTH của thuốc lá năm 2023 cho hơn 200 cán bộ, hội viên nông dân các xã Cao Sơn, Vũ Muộn, Sỹ Bình, Vi Hương, Tân Tú.
Kiên Giang: Người có uy tín góp phần xây dựng thế trận an ninh Nhân dân vững chắc

Kiên Giang: Người có uy tín góp phần xây dựng thế trận an ninh Nhân dân vững chắc

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyễn Hoa - Minh Thu - 2 giờ trước
Thời gian qua, vai trò Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ngày càng được phát huy, góp phần cùng cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể ở địa phương trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, giữ gìn và phát huy tốt bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng tại xã khu vực III

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng tại xã khu vực III

Công tác Dân tộc - Trang Diệp - 2 giờ trước
Xã Linh Phú (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) thuộc xã khu vực III của tỉnh. Toàn xã có 8 thôn bản với 877 hộ, 4 dân tộc thiểu số (DTTS) cùng sinh sống. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 – 2025, xã Linh Phú đã được cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp ưu tiên, quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống; góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương.
Bình Phước: Tạo cơ hội cho đồng bào DTTS thoát nghèo thông qua đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Bình Phước: Tạo cơ hội cho đồng bào DTTS thoát nghèo thông qua đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trong những năm gần đây, bám sát các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tỉnh Bình Phước luôn dành sự quan tâm đặc biệt, chăm lo phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS và miền núi. Thông qua việc được đào tạo, nâng cao năng lực, đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Người có uy tín ở Bắc Giang chung tay xây dựng thôn, bản giàu đẹp

Người có uy tín ở Bắc Giang chung tay xây dựng thôn, bản giàu đẹp

Toàn tỉnh Bắc Giang có 523 Người có uy tín ở 523 thôn, bản thuộc 82 xã, của 6 huyện Họ là những người có kiến thức, trách nhiệm, tận tụy với việc chung, đóng vai trò “hạt nhân” trong tuyên truyền, vận động bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi xây dựng nông thôn mới, gìn giữ bản sắc văn hóa, bảo đảm an ninh trật tự.