Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Gặp những cụ ông hơn 100 tuổi vẫn làm rẫy và…cưới vợ lần ba

Phạm Việt Thắng - 17:16, 24/03/2021

Mường Lống (Kỳ Sơn – Nghệ An), nơi có địa danh Cổng Trời với bao nhiêu câu chuyện kỳ thú. Không ít người đến với Mường Lống để rồi “lạc lối” ở Cổng Trời. Và, một trong những câu chuyện lí thú ấy là có những cụ ông sống trên 100 tuổi, vẫn chăn bò, làm rẫy và… cưới vợ lần thứ 3.

Cụ Xồng Gà Vừ luôn cười tươi, nói chuyện rất hóm hỉnh
Cụ Xồng Già Vừ luôn cười tươi, nói chuyện rất hóm hỉnh

“Đến Mường Lống, mọi người nên chuẩn bị quần áo cho cả 4 mùa nhé”. Đó là lời dặn dò của một anh giáo viên có thời gian công tác ở Cổng Trời hơn 10 năm. 

Đúng thật, Mường Lống chẳng khác gì Đà Lạt. Mới nắng đó mà mây đã bất chợt giăng kín lối đi. Trưa đang chang chang, mà tối đã lạnh ngắt. Bởi thế mà ở Mường Lống thức gì cũng có bất kể mùa nào, nhất là rau cải, xanh ngọt quanh năm. 

Ông Và Chá Xà, Chủ tịch xã tỏ ra hãnh diện: “Khí hậu trong lành, thức ăn sạch nên người Mường Lống sống thọ lắm. Tính từ 80 tuổi trở lên, xã ta có hơn 80 cụ”.

93 tuổi vẫn cưới vợ

Đến bản Mường Lống 1, hỏi nhà cụ Xồng Già Vừ, mấy đứa trẻ vừa nhiệt tình bày, vừa tủm tỉm cười. Có lẽ chúng nghĩ mấy cán bộ đi hỏi cụ về bí quyết cho “cái sự khoẻ”. 

Cụ Vừ không có nhà, bà vợ trẻ thì không rời gian bếp, hết đun thêm củi cho nồi rượu, lại chuẩn bị cám cho đàn lợn đang kỳ phổng phao. Bà nói, chờ đi, ông ấy đang đi thăm người bà con ở bản bên.

Trưa, cụ Vừ trở về nhà. Cụ bắt tay chúng tôi chặt lắm, hỏi luôn: Nhà báo à?

Nhà cụ Vừ treo nhiều bằng khen, thư chúc thọ. Tết vừa rồi, cụ đã 101 tuổi, được Chủ tịch tỉnh Nghệ An gửi thư và quà mừng thọ. 

Nhà cụ ngăn nắp, có nhiều phòng ngủ, chỗ tiếp khách rất đàng hoàng. Trong câu chuyện, cụ luôn cười thật tươi, hóm hỉnh. Cụ nói, tôi có 3 đời vợ, 10 đứa con. 

“Mình sống lâu quá, hai bà trước bỏ về trời mất. Thế là phải kiếm thêm bà thứ ba để bầu bạn sớm hôm. Mình cưới bà ấy năm 2013, lúc đó là 93 tuổi. Cưới vợ để bầu bạn tuổi già, chứ tuổi này…”, cụ Vừ hóm hỉnh.

101 tuổi, nhưng cụ còn minh mẫn lắm, ký ức về một thời sôi nổi như những thước phim quay chậm được cụ kể lại rành mạch. Năm 1951, cụ gia nhập lực lượng công an xã Mường Lống. Năm 1957 thì chuyển sang làm Xã đội trưởng. 

“Bấy giờ bọn phỉ hoạt động mạnh lắm, bản làng không được bình yên. Mình phải vừa chiến đấu vừa tham mưu cho cấp trên về phương án truy quét”, cụ Vừ nhớ lại.

Cụ kể, năm 1964 cụ được bầu làm Bí thư kiêm Chủ tịch xã. Trong một lần đi họp, bàn về phương án tác chiến tiêu diệt phỉ, cụ đã bị chúng phục kích. Biết cụ là người có uy tín, lại thông thạo địa bàn nên phỉ tìm mọi cách giết chết. 

Tan họp, trên đường từ xã Huồi Tụ về Mường Lống, cụ bị bao vây, bị trúng đạn. Rất may, bộ đội ta đã kịp thời giải nguy, đồng thời tiêu diệt gọn cả toán phỉ này. 

Sau đó thì cụ lần lượt giữ các chức vụ Chủ tịch UBND và Chủ tịch mặt trận Tổ quốc huyện Kỳ Sơn. Đến năm 1971, cụ được nhà nước cho nghỉ hưu. Nói là nghỉ hưu nhưng cụ vẫn tham gia công tác địa phương và hăng hái lao động sản xuất.

“Đi rừng thì thanh niên còn thua ta xa”, cụ Vừ cười rõ tươi. Ngay cả bây giờ, cụ vẫn chưa  ngơi nghỉ. Cụ nói, còn sức là còn phải lao động, không nên phụ thuộc vào con cái. Tiếng cụ Vừ ấm áp: Ta có rẫy ở gần đây, hàng ngày vẫn cứ làm rẫy, chăn bò; vừa khoẻ lại vừa có tiền.

Cụ Và Bá Giờ vừa chống lại cành mận, vừa kể chuyện làm rẫy, nuôi bò và bí quyết sống lâu, sống khoẻ
Cụ Và Bá Giờ vừa chống lại cành mận, vừa kể chuyện làm rẫy, nuôi bò và bí quyết sống lâu, sống khoẻ

Bí quyết trường thọ

Cách nhà cụ Vừ chừng vài km là rẫy của cụ Và Bá Giờ. Khi chúng tôi đến thì hai ông bà đang ở tít cuối nương, phải mất chừng 20 phút hai cụ mới trở về. 

Hơn cụ Vừ 1 tuổi, nhưng cụ Giờ hãy còn cường tráng lắm, bước chân thoăn thoắt, bắp tay cuồn cuộn. Cụ có 2 đời vợ và những 12 người con. Con trai đầu của cụ cũng đã được hưởng chế độ trợ cấp cho người già trên 80 tuổi.

Vừa chống lại những cành mận chuẩn bị cho mùa quả tới, cụ vừa kể: Ta cũng từng làm Chủ tịch xã Mường Lống 2 khoá. Nghỉ công tác thì làm rẫy, làm nương. Nuôi được 12 đứa con thì phải tích cực lao động thôi. Mấy năm nay, ta còn vỗ béo bò để bán về xuôi. Cứ hết Tết thì mua những còn bò gầy guộc về vỗ béo, cuối năm lại bán cho thương lái đưa về xuôi mổ thịt. 

“Phải làm thôi, làm để đỡ đần cho con cái, và mình cũng khoẻ ra”, cụ Giờ nói như thế. 

Cụ tươi rói, khoe với chúng tôi: Đây là nhà ở rẫy, còn nhà to thì ở bản Trung Tâm. Vợ chồng ta ở với nhau, không ở chung với con cái. Mình phải tự lao động kiếm sống, không làm gánh nặng cho chúng nó. 

Rồi cụ chỉ tay về phía cuối vườn, rằng: “Đấy là khu nuôi bò. Mình phải nuôi nhốt, ngoài cỏ phải cho nó ăn thêm cám thì mới béo được. Cỏ thì cắt trong vườn, cám thì xay ngô ra, tự trồng hết, không phải mua. Mỗi đợt mình nuôi chừng 5 con thôi, già rồi không chăn nhiều được nữa”.

Tôi hỏi cụ về bí quyết sống lâu, sống khoẻ, cụ hồn nhiên: Ăn nhiều rau, ít thịt thôi, nhất là không rượu chè, hút xách. Ngoài ra thì phải siêng năng lao động, thế là khoẻ thôi mà. Bản ta có nhiều người trên 80 tuổi lắm, làm việc nhiều khi thanh niên còn theo không kịp. Đoạn cụ cười, hỏi chúng tôi đã gặp cụ Vừ chưa. “Ông Vừ là khoẻ nhất, giàu nhất đấy; nhà đẹp, vợ trẻ, lại nhiều bò nữa”, cụ Giờ cười sảng khoái. 

Im lặng từ đầu buổi, lúc này cụ bà mới nói một tràng tiếng Mông, chúng tôi không hiểu, cụ ông giải thích: Bà ấy dỗi đấy, ý là ông cũng muốn được như ông Vừ à, đi mà cưới vợ nữa.

Chúng tôi được một trận cười, vang rộn cả khu rẫy…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nông dân Lai Châu thi hái, sao chè

Nông dân Lai Châu thi hái, sao chè

Thi hái, sao chè là một trong các hoạt động sôi nổi tại “Lễ hội trà và Tuần Văn hóa du lịch huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu lần thứ nhất năm 2024”. Lễ hội nhằm tôn vinh, lưu giữ, phát triển giá trị của cây chè, người làm chè; gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của người trồng, chế biến, sản xuất, kinh doanh chè ở Than Uyên. Đây là dịp để quảng bá tiềm năng kinh tế, thế mạnh du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, giới thiệu cây chè, sản phẩm trà Tân Uyên tới du khách.
Tin nổi bật trang chủ
Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là bê: Trách nhiệm đơn vị cung ứng bò ở đâu?

Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là bê: Trách nhiệm đơn vị cung ứng bò ở đâu?

Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có loạt bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là bê”, UBND tỉnh Kon Tum và Huyện ủy, UBND huyện Đăk Hà đã có chỉ đạo làm rõ trách nhiệm. Mới đây, Thanh tra huyện Đăk Hà đã ban hành Kết luận thanh tra chỉ ra hàng loạt khuyết điểm, sai phạm của UBND xã Ngọk Wang trong quá trình triển khai thực hiện Dự án. Tuy nhiên, trách nhiệm của đơn vị cung ứng bò là Cơ sở sản xuất và kinh doanh Nhân Phát vẫn chưa được chỉ rõ khi cấp bò thiếu trọng lượng theo Dự án được phê duyệt. Vấn đề này đang tạo ra dư luận trái chiều ở địa phương.
Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Media - BDT - 22:57, 16/04/2024
Dân tộc Lào hiện có khoảng 13.000 người, sinh sống chủ yếu tại các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai bằng nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, đan lát, dệt thổ cẩm... Hiện nay, đồng bào vẫn bảo tồn nguyên vẹn nét văn hóa truyền thống đặc trưng, trong đó có Lễ hội Té nước (Bun Vốc Nậm).
Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

Tin tức - Văn Hoa - Hải Đăng - 22:07, 16/04/2024
Chiều 16/4, Trung ương Hội Liên Hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Tái hiện Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 tại Thủ đô Hà Nội

Tái hiện Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 tại Thủ đô Hà Nội

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 21:47, 16/04/2024
Trong những ngày này, đồng bào dân tộc Khmer đang rộn ràng đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây (diễn ra từ ngày 13-16/4/2024). Không có điều kiện vào vùng Nam Bộ dịp này, nhiều du khách, phật tử đã có mặt tại không gian chùa Kh’léang tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) để trải nghiệm hoạt động đón Tết cổ truyền, do đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng tái hiện.
Tin trong ngày - 16/4/2024

Tin trong ngày - 16/4/2024

Media - BDT - 20:00, 16/04/2024
Bản tin trong ngày củaBáo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Cử tri và Nhân dân lo lắng về nhiều vấn đề dân sinh bức xúc trong xã hội. Ngọc Hồi (Kon Tum): Người dân khổ vì ô nhiễm rác thải. Người tiên phong đẩy lùi hủ tục ở vùng cao Thanh Hóa. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nghiện game có phải là một bệnh lý về tâm thần?

Nghiện game có phải là một bệnh lý về tâm thần?

Media - BDT - 19:31, 16/04/2024
Nghiện game không phải yếu tố tâm lý. Tuy nhiên, nghiện là một bệnh của não bộ làm biến đổi thể chất và tinh thần của người bệnh.Thống kê tại Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho thấy đang có sự gia tăng thanh thiếu niên nghiện game đến khám, điều trị nghiện game và các bệnh rối loạn tâm thần kèm theo. Vậy nghiện game có thể được xem là một bệnh lý về tâm thần, với các biểu hiện của rối loạn kiểm soát hành vi. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi mong muốn sẽ cung cấp cho quý vị và các bạn một số cách xử trí đối với người nghiện game.
Tin trong ngày - 16/4/2024

Tin trong ngày - 16/4/2024

Bản tin trong ngày củaBáo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Cử tri và Nhân dân lo lắng về nhiều vấn đề dân sinh bức xúc trong xã hội. Ngọc Hồi (Kon Tum): Người dân khổ vì ô nhiễm rác thải. Người tiên phong đẩy lùi hủ tục ở vùng cao Thanh Hóa. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gạo giả và bài toán uy tín, thương hiệu

Gạo giả và bài toán uy tín, thương hiệu

Sự kiện - Bình luận - Thanh Huyền - 19:25, 16/04/2024
Vấn đề gạo giả đã và đang gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng cũng như uy tín của ngành nông nghiệp Việt Nam. Để ngăn chặn hiện tượng này, cần có những biện pháp cụ thể và hiệu quả.
Nông dân Lai Châu thi hái, sao chè

Nông dân Lai Châu thi hái, sao chè

Phóng sự - Hà Minh Hưng - 19:21, 16/04/2024
Thi hái, sao chè là một trong các hoạt động sôi nổi tại “Lễ hội trà và Tuần Văn hóa du lịch huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu lần thứ nhất năm 2024”. Lễ hội nhằm tôn vinh, lưu giữ, phát triển giá trị của cây chè, người làm chè; gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của người trồng, chế biến, sản xuất, kinh doanh chè ở Than Uyên. Đây là dịp để quảng bá tiềm năng kinh tế, thế mạnh du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, giới thiệu cây chè, sản phẩm trà Tân Uyên tới du khách.
Lệch chuẩn khi phụ huynh giải quyết bạo lực học đường bằng bạo lực

Lệch chuẩn khi phụ huynh giải quyết bạo lực học đường bằng bạo lực

Xã hội - Minh Nhật - 19:15, 16/04/2024
Các vụ bạo lực học đường xảy ra ngày càng nhiều, không chỉ học sinh bạo hành lẫn nhau, giáo viên bạo hành học sinh, phụ huynh hành hung giáo viên mà không ít phụ huynh bạo hành bạn học của con, đến nỗi phải nhập viện cấp cứu, chuyên gia cho rằng đây thực sự là một hệ quả của một chuỗi các hành vi lệch chuẩn.
Cách tra cứu điểm thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Cách tra cứu điểm thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Giáo dục - T.Hợp - 19:09, 16/04/2024
Ngày 15/4, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh công bố điểm thi đánh giá năng lực đợt 1. Để biết điểm thi, thí sinh làm theo các bước dưới đây để xem điểm thi đánh giá năng lực nhanh nhất.
Dự kiến hoàn thành điều tra dân số và nhà ở vùng DTTS Nghệ An giữa kỳ năm 2024

Dự kiến hoàn thành điều tra dân số và nhà ở vùng DTTS Nghệ An giữa kỳ năm 2024

Xã hội - An Yên - 19:07, 16/04/2024
Công tác thống kê, điều tra dân số và nhà ở nói chung, vùng DTTS ở Nghệ An trong tháng 4 năm 2024 đang bước vào giai đoạn cuối cùng. Dù gặp một số khó khăn, vướng mắc nhưng tiến độ điều tra, thống kê vẫn đảm bảo theo kế hoạch.