Với tỷ lệ đồng bào dân tộc Khmer chiếm gần 32% dân số của tỉnh (gần 320.000 người), tỉnh Trà Vinh luôn quan tâm thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, trong đó có sự nghiệp giáo dục của đồng bào Khmer.
Trong những năm qua, việc đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục miền núi chính là yếu tố đòn bẩy góp phần phát triển nguồn nhân lực DTTS. Từ sự quan tâm đó, nhiều học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS đã nỗ lực vươn lên, trở thành những tấm gương xuất sắc, tiêu biểu được vinh danh tại các kỳ Tuyên dương do UBDT chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn và Bộ Giáo Dục và Đào tạo tổ chức thường niên. Tại Quảng Ngãi, năm học 2019 - 2020, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Ngãi được cấp kinh phí khoảng 35 tỷ đồng để cải thiện cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho học sinh các trường bán trú ở miền núi. Điều này góp phần tạo động lực cho học sinh ở vùng sâu đến trường chuyên cần, nâng cao chất lượng dạy và học.
Giáo dục -
THANH HUYỀN -
15:34, 01/10/2019 Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn xác định “giáo dục là quốc sách hàng đầu”.Trong đó, sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) vùng dân tộc thiểu số (DTTS) đã nhận được sự quan tâm đặc biệt thông qua các chủ trương, chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển.
Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) cho thanh, thiếu niên ở tỉnh Điện Biên được các cấp bộ đoàn thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, thiết thực. Nhờ đó, nhận thức của thanh-thiếu niên được nâng cao, ý thức chấp hành pháp luật có sự chuyển biến tích cực.
Làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng trong thời gian tới cần có kiến nghị chính sách cần thiết, bảo đảm đủ điều kiện học tập cho con em đồng bào dân tộc thiểu số. Không được để dần dần chất lượng đầu ra của học sinh dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn kém hơn ở vùng thuận lợi.
Sông Mã (Sơn La) là huyện biên giới còn nhiều khó khăn, giao thông cách trở, đời sống của đồng bào DTTS còn nhiều thiếu thốn. Trong điều kiện xuất phát điểm thấp, huyện Sông Mã đã nỗ lực đầu tư để xây dựng trường chuẩn quốc gia, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng biên.
Những năm qua, tỉnh Bình Thuận thường xuyên quan tâm, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS và miền núi, nhằm tạo chuyển biến về nhận thức và ý thức chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Từ năm 2016, tổ chức Aide et Action (viết tắt là tổ chức AEA) đã phối hợp với tổ chức CISDOMA thực hiện Dự án “Tăng cường chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ em DTTS tại Lai Châu”. Dự án tập trung chủ yếu vào dạy song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ, qua đó, đã giúp các em nhỏ hiểu và nắm được bài giải tốt hơn, tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục tại những vùng khó khăn và giúp các em nhỏ có hứng thú đến lớp đến trường hơn.
Ngày 21/11/2018, tại Hà Nội, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phối hợp với Tổ chức UNICEF Việt Nam tổ chức Hội thảo kỹ thuật tham vấn, góp ý báo cáo “Kết quả nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tình hình, hiệu quả thực hiện về giáo dục trẻ em dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là trẻ em DTTS rất ít người”. Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội Giàng A Chu chủ trì Hội thảo; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông dự và phát biểu tại Hội thảo.
Sáng ngày 21/11, tại trụ sở UBDT, Vụ Pháp chế đã tổ chức tọa đàm trao đổi nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Ông Lý Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế chủ trì buổi Tọa đàm.
Ngày 9/11/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đặc thù vùng DTTS và miền núi khu vực phía Bắc. Ông Lý Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, UBDT dự và chỉ đạo Hội nghị. Tham dự có đại diện một số vụ, đơn vị thuộc UBDT, đại diện cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh, huyện thuộc 24 tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía Bắc.
Đồng bào DTTS sống ở vùng sâu, vùng xa thường có điều kiện kinh tế-xã hội rất khó khăn, vì vậy, việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đồng bào cần có những hình thức riêng biệt. Nhân ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (9/11), Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Lý Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ủy ban Dân tộc về một số kết quả công tác tuyên truyền PBGDPL trong vùng đồng bào DTTS.
Toàn tỉnh Quảng Nam hiện có có 4.298 tàu cá/16.490 ngư dân đánh bắt cá trên vùng biển. Trong đó, có 573 tàu cá công suất máy 90CV trở lên với 6.839 lao động và có 192 tàu công suất 300CV trở lên.
Được tổ chức lần đầu năm 2010, và từ năm 2013 đến nay, Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu được Ủy ban Dân tộc (UBDT) chủ trì, phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT), Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức thường niên. Trước thềm Lễ Tuyên dương năm 2018 (dự kiến tổ chức cuối tháng 11), Báo Dân tộc và Phát triển đã phỏng vấn đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT, Trưởng Ban Chỉ đạo Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2018 một số nội dung xung quanh sự kiện này.
Hiện nay, nhiều gia đình trẻ gốc Việt sinh sống ở Pháp luôn muốn những đứa con của họ sinh ra ở Pháp sẽ bay cao, bay xa nhưng vẫn giữ được sợi dây nguồn cội Việt.
Tết mùa-Cha-piếc (còn gọi là Tết rẫy) là lễ hội lớn của người Bh’noong (nhóm địa phương của dân tộc Giẻ-triêng) ở huyện vùng cao Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Nhiều năm qua, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) huyện Phước Sơn đã tổ chức Tết mùa, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Bước vào đầu năm học mới, sách giáo khoa (SGK) luôn là chủ đề được dư luận quan tâm nhiều nhất. Trong đó, “lãng phí” là cụm từ thường xuyên được nhắc đến. Song, đây mới chỉ là phần nổi của vấn đề, đằng sau đó là câu chuyện về sự độc quyền.
Để triển khai Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2017-2021”, UBND tỉnh Bạc Liêu đã ban hành Kế hoạch số 56/ KH-UBND ngày 12/6/2018 (Kế hoạch 56) nhằm thực hiện hiệu quả Đề án. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Vương Phương Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu xung quanh vấn đề này.
Đó là yêu cầu của Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Dân tộc (UBDT) Đỗ Văn Chiến tại cuộc họp với lãnh đạo Học viện Dân tộc về lập phương án quy hoạch, thiết kế kiến trúc Dự án đầu tư Học viện Dân tộc diễn ra vào sáng 15/8 tại UBDT.
Ngày 6/8, Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Thành ủy Cần Thơ, khảo sát kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW (Khóa XI) “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”.