Thời gian qua, công tác xóa nhà tạm, xây nhà mới cho đồng bào có hoàn cảnh khó khăn luôn được Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt. Tại Điện Biên, cùng với nguồn lực của Nhà nước, các doanh Nghiệp, tổ chức, cá nhân, tỉnh đã vận dụng linh hoạt các nguồn vốn chính sách, từ xã hội hóa để hỗ trợ cho người nghèo.
Để củng cố phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các trường PTDTNT, PTDTBT, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành các văn bản, thông tư quy định về quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông PTDTNT, PTDTBT. Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ đối với học sinh vẫn còn thấp, chưa phù hợp với thực tế hiện nay. Vì vậy, ngoài đầu tư củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, cần có sự điều chỉnh chính sách đối với học sinh các trường PTDTNT, PTDTBT, tạo điều kiện để các em nâng cao thể chất, đủ sức khỏe và an tâm học tập xuyên suốt các bậc học.
Nhằm triển khai thực hiện hiệu quả và đáp ứng yêu cầu quản lý thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác theo dõi, kiểm tra, đánh giá và truyền thông, phổ biến Chương trình. Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Minh Tiến, Phó Chánh Văn phòng điều phối Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021-2025 tỉnh Hòa Bình, Phó Trưởng phòng Chính sách Dân tộc, Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình về vấn đề trên.
Chiều 11/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức trao giải Chung kết toàn quốc Cuộc thi sáng tác sản phẩm truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới dành cho trẻ em vùng DTTS và miền núi lần thứ nhất, năm 2023. Hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Nằm trong hoạt động của dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (CT MTQG 1719); vừa qua, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã tổ chức chương trình giao lưu, trao đổi kinh nghiệm triển khai về Bình đẳng giới cho các tổ truyền trông trong huyện.
Là những nữ cán bộ Đoàn ở các xã vùng sâu, vùng xa, bằng nhiệt huyết, sức trẻ, khát khao được cống hiến, có tinh thần trách nhiệm, Lô Thị Đài Trang, dân tộc Thái, Bí thư Đoàn xã Yên Hòa, huyện Tương Dương, Nghệ An và Cháng Thị Sen, dân tộc Nùng, Phó Bí thư Đoàn xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã có nhiều đóng góp cho cộng đồng, góp sức xây dựng quê hương.
Vượt qua những rào cản, định kiến đã ăn sâu vào trong tiềm thức của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vùng cao, nhiều phụ nữ DTTS đã khẳng định được vai trò của mình trên các lĩnh vực. Với cô giáo Hà Ánh Phượng, người từng gây bão mạng với câu chuyện "Từ vườn chuối tôi có thể nhìn ra thế giới" đã tạo nên lớp học xuyên biên giới cho học sinh nghèo ở cả bốn châu lục. Đặc biệt, cô giáo Phượng đã giúp những em có hoàn cảnh khó khăn ở miền quê Phú Thọ, nơi Phượng sinh ra và lớn lên có môi trường học tiếng Anh tốt nhất với tâm niệm “bất cứ học sinh nào, ở bất kỳ nơi đâu, các em cũng có thể thừa hưởng một nền giáo dục học tiếng Anh tốt nhất”.
Media -
BDT -
17:00, 11/11/2023 Năm học 2023 - 2024 là năm thứ 3 thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp Trung học cơ sở (THCS). Chương trình giáo dục phổ thông mới của bậc THCS có 2 môn tích hợp đáng quan tâm, là môn Khoa học tự nhiên (tích hợp từ 3 môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và môn Lịch sử - Địa lý (tích hợp 2 môn Lịch sử, Địa lý). Tuy nhiên, khi triển khai các môn học tích hợp này lại bộc lộ những bất cập đối với nhà trường, giáo viên và học sinh ở cấp học này, đặc biệt là tại vùng DTTS, miền núi, vốn dĩ giáo dục khó khăn lại chồng chất khó khăn. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về vấn đề: Triển khai dạy học tích hợp bậc THCS tại vùng DTTS và miền núi: Khó chồng khó.
Việc xác định các tiêu chí để nhận diện khó khăn đặc thù của các DTTS rất ít người là cơ sở quan trọng để thực hiện các chính sách ưu tiên đầu tư, hỗ trợ trong Chương trình MTQG phát triển KT- XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), từ đó giải quyết triệt để những vấn đề cấp bách ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nguồn lực để triển khai các chính sách đối với các DTTS có khó khăn đặc thù không phát sinh thêm do đã có trong các Quyết định trước đó của Thủ tướng Chính phủ.
Giáo dục -
Hà Thanh Tú -
14:34, 11/11/2023 Tại các xã vùng đồng bào DTTS trong tỉnh Bình Thuận, hầu hết Bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch xã, cán bộ các ban ngành đều là cựu học sinh của Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bình Thuận (PTDTNT). Thời điểm này, Trường PTDTNT Bình Thuận đang có nhiều hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Trường (18/11/1993-18/11/2023).
Đó là phát biểu chỉ đạo của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tại Lễ Kỷ niệm 20 năm thành lập trường (2003 - 2023); Khai giảng Năm học mới 2023 - 2024 và Kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tại Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa), tổ chức sáng 11/11.
Thời gian qua, cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS, tỉnh Thái Nguyên còn chú trọng triển khai nhiều chương trình, chính sách ưu tiên đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục ở vùng DTTS và miền núi.
Trò chơi dân gian của các DTTS có tác dụng gắn kết cộng đồng, rèn luyện sức khỏe, tạo không khí sôi nổi phấn khởi, giáo dục tinh thần kỷ luật đối với người tham gia.
Dân tộc Ơ Đu là một trong số ít các DTTS rất ít người có đầy đủ chữ viết, tiếng nói và còn lưu giữ được nhiều phong tục, tập quán riêng có. Trong quá trình lập bản, xây mường, đồng bào Ơ Đu di chuyển nhiều chỗ ở nhưng vẫn giữ được những tinh hoa văn hóa của dân tộc mình. Đặc biệt, từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước đã giúp đồng bào đã vươn lên xây dựng cuộc sống ngày càng phát triển.
Với tinh thần trách nhiệm và uy tín của mình, thời gian qua, những Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã và đang nỗ lực phát huy vai trò đầu tàu gương mẫu trong cộng đồng dân cư nói chung và trong đồng bào DTTS trên toàn tỉnh nói riêng.
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 41 thành phần dân tộc cùng sinh sống, với gần 55.400 người (chiếm 4,8% dân số toàn tỉnh), trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc Sán Dìu (chiếm hơn 80%). Những năm qua, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS nói chung, của đồng bào dân tộc Sán Dìu nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Những năm qua, bằng uy tín và sự ảnh hưởng của mình, Người có uy tín trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đã phát huy vai trò, trở thành cầu nối giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với Nhân dân và là “điểm tựa” tin cậy, vững chắc cho bà con vùng đồng bào DTTS trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hiểu rõ Đảng và Nhà nước luôn quan tâm dành nhiều chính sách ưu đãi, chăm lo phát triển kinh tế - xã hội cho bà con vùng đồng bào DTTS, vì vậy ông Danh Mai Dong, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer ấp Tràm Chẹt, xã Bàn Tân Định, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đã tích cực làm “cầu nối” giữa Đảng với Nhân dân, tuyên truyền, vận động bà con Khmer phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, bảo tồn bản sắc văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự.
Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt, ban hành nhiều chủ trương, chính sách, nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện vùng DTTS, miền núi nói chung, khu vực Tây Nguyên nói riêng.
Nhân dịp tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Yên Bái năm 2023, sáng ngày 10/11, Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Yên Bái do đồng chí Trần Huy Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã tới Báo công và dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia - Lễ đài sân vận động thành phố Yên Bái.