Phát triển dược liệu và vùng trồng dược liệu được Chính phủ quan tâm đầu tư nhằm phát triển tiềm năng, lợi thế gắn với phát triển kinh tế - xã hội thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia dành riêng cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong những năm gần đây, nhờ đi đúng hướng, nhiều hộ dân đã bắt đầu làm giàu từ cây dược liệu của địa phương.
Media -
BDT -
20:00, 13/11/2023 Bản tin hôm nay, ngày 13/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2023. Ngày hội bảo tồn Voọc mũi hếch năm 2023. Hội chợ Công thương khu vực Đông Bắc - Bắc Kạn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành T.Ư khóa XII đã xác định: “Hướng tới thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân; mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khỏe”. Điều này được hiểu là bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân phải dựa trên cơ sở nền tảng của bảo hiểm toàn dân hay chính BHYT là phương thức cơ bản để đạt mục tiêu mọi người dân được chăm sóc sức khỏe. Theo đó, tỉnh Bình Phước đã triển khai nhiều chương trình chăm sóc y tế cho người dân, đặc biệt là người dân vùng đồng bào DTTS, vùng còn nhiều khó khăn.
Tại Đắk Lắk, những năm qua, các đơn vị, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang triển khai nhiều chính sách, dự án hỗ trợ, đầu tư nhằm phát huy các giá trị văn hóa, tài nguyên bản địa gắn với phong trào khởi nghiệp của đồng bào các DTTS, trong đó có việc tổ chức các cuộc thi như: Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo, Khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh...Qua đó, nhiều nghề truyền thống đã hồi sinh và có cơ hội phát triển, đặc biệt tạo động lực cho các nghệ nhân giữ nghề và khơi dậy tình yêu và sự đam mê của các bạn trẻ đối với nghề truyền thống.
Từ nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỉnh Cao Bằng đã triển khai các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo… giúp nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống là tập tục tồn tại từ lâu trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Tại các xã vùng cao của tỉnh Bình Thuận nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống, tình trạng tảo hôn vẫn còn tồn tại, cần có giải pháp khắc phục triệt để trong thời gian tới.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi bền vững, mỗi năm phấn đấu giảm 1.000 hộ nghèo, tỉnh Bình Phước đã triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Yên Bái là tỉnh miền núi, có đông đồng bào DTTS, chiếm 57,3% dân số toàn tỉnh với trên 30 dân tộc cùng chung sống. Hiện tỉnh Yên Bái có 872 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Đây là lực lượng nòng cốt, là cánh tay nối dài của chính quyền các cấp; Người có uy tín đã có nhiều đóng góp trong công tác tuyên tuyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; là những tấm gương sáng, giàu kinh nghiệm sống, có tiếng nói, tiên phong trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
Là phụ nữ Bru-Vân Kiều, Đại biểu Quốc Hội Hồ Thị Minh đã để lại nhiều ấn tượng trên nghị trường bởi lối chất vấn sắc bén mà ngôn từ dung dị. Trong công tác dân tộc, chính sách dân tộc, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị Hồ Thị Minh cũng đã ghi dấu ấn đậm nét trong lòng đồng bào các DTTS ở Quảng Trị.
Nhờ sự tuyên truyền, vận động tích cực và sự hỗ trợ từ các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước nhiều người dân vùng đồng bào DTTS tại tỉnh Điện Biên đã nắm bắt cơ hội, chủ động phát triển kinh tế để từng bước thoát nghèo bền vững.
Câu chuyện về nghị lực vượt qua khó khăn, nuôi dưỡng ước mơ của chàng trai người Tày, Kiềng Minh Nghĩa, học sinh lớp 12, Trường THPT DTNT tỉnh Lạng Sơn đang truyền cảm hứng cho tinh thần hiếu học của các em học sinh là người DTTS vùng cao. Em là một trong những học sinh xuất sắc giành học bổng Odon Vallet 2023, quỹ học bổng do tỷ phú người Pháp tài trợ.
Trước thực trạng tỷ lệ tham gia Bảo hiểm y tế (BHYT) trong học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh còn thấp, ngay từ đầu năm 2024, tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng chính sách hỗ trợ BHYT cho đối tượng là học sinh ở vùng đồng bào DTTS vừa ra khỏi xã đặc biệt khó khăn, phấn đấu đạt tỷ lệ bao phủ 100% Bảo hiểm Y tế học sinh, góp phần hoàn thành mục tiêu Bảo hiểm Y tế toàn dân đạt trên 92%.
Là một trong 8 vùng trồng dược liệu có thế mạnh của Việt Nam, tỉnh Lào Cai cũng đặt mục tiêu đến năm 2030 đưa cây dược liệu trở thành cây chủ lực trong phát triển nông nghiệp. Theo đó, nguồn lực từ tiểu dự án 2 thuộc Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) có vai trò quan trọng để thực hiện mục tiêu này. Tuy nhiên, sau 3 năm triển khai tiểu dự án, đến nay trên địa bàn tỉnh chưa giải ngân được nguồn vốn hỗ trợ này.
Sau 2 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I, từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719), các chính sách hỗ trợ đã cơ bản giải quyết được những khó khăn, đáp ứng được những nhu cầu bức thiết, tồn đọng của người dân; đời sống vùng đồng bào DTTS có nhiều đổi thay tích cực. Hiện Châu Đức đang ưu tiên mọi nguồn lực với mục tiêu đến năm 2025 sẽ đổi thay toàn diện vùng đồng bào DTTS.
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đang diễn ra với nhiều điểm nhấn quan trọng. Trong đó, đây là lần đầu tiên Quốc hội giám sát giữa kỳ, đồng thời với 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Nhìn từ Kỳ họp cho thấy sự lan tỏa của chính sách dân tộc, vai trò quan trọng của Ủy ban Dân tộc đối với quá trình triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719.
LTS: Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, nhiều sản phẩm từ nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, thay bằng những vật dụng được thiết kế sản xuất theo phương thức công nghệ. Điều đáng mừng là, những năm gần đây, trong các buôn làng vùng đồng bào DTTS và miền núi nói chung, ở Đắk Lắk nói riêng đang có nhiều nghệ nhân vẫn miệt mài gìn giữ, tìm kiếm cơ hội để vực dậy nghề truyền thống của cha ông.
Từ lâu Già làng, Người có uy tín ở tỉnh Bình Phước là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với Nhân dân. Họ là trụ cột trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào và đã đóng góp rất quan trọng vào sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, đặc biệt giữ vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo vùng đồng bào các DTTS trong tỉnh. Bình Phước hiện có hơn 1 triệu người, trong đó DTTS chiếm 19,67%, với 41 dân tộc anh em đang chung sống. Do đó, phát huy tốt vai trò của đội ngũ Người có uy tín là rất quan trọng.
Giai đoạn 2022 - 2025, toàn tỉnh Kiên Giang có 279 Người có uy tín trong đồng bào DTTS được UBND tỉnh công nhận (trong đó có 268 nam và 11 nữ). Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Kiên Giang gồm nhiều thành phần, như: trưởng dòng họ, trưởng ấp, nhà sư, các chức sắc tôn giáo, người sản xuất, kinh doanh giỏi… nhưng đều có một điểm chung là nhiệt huyết, nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS chung tay, góp sức xây dựng quê hương.
Trong thời gian qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều đóng góp thiết thực, cụ thể trong các phong trào ở địa phương, trở thành “điểm tựa” của đồng bào DTTS; là cánh tay nối dài của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương tới Nhân dân. Xác định Người có uy tín là lực lượng “nòng cốt” trên các mặt công tác, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi thường xuyên quan tâm, phát huy tốt vai trò Người có uy tín, từ đó góp phần xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thế Nhân, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) , tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang ưu tiên giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, với mục tiêu đến năm 2025 sẽ đổi thay toàn diện vùng đồng bào DTTS.