Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bình Phước: Hướng tới chăm sóc sức khỏe toàn dân thông qua bảo hiểm y tế toàn dân

H-Thanh và CTV - 17:31, 13/11/2023

Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành T.Ư khóa XII đã xác định: “Hướng tới thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân; mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khỏe”. Điều này được hiểu là bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân phải dựa trên cơ sở nền tảng của bảo hiểm toàn dân hay chính BHYT là phương thức cơ bản để đạt mục tiêu mọi người dân được chăm sóc sức khỏe. Theo đó, tỉnh Bình Phước đã triển khai nhiều chương trình chăm sóc y tế cho người dân, đặc biệt là người dân vùng đồng bào DTTS, vùng còn nhiều khó khăn.

(BCĐ- CĐ Vận động đồng bào PTKTXH): Bình Phước: Hướng tới chăm sóc sức khỏe toàn dân thông qua bảo hiểm y tế toàn dân
Huyện Bù Gia Mập truyền thông đến từng người dân về công tác chăm sóc sức khỏe

Xây dựng được mạng lưới y tế cơ sở toàn diện

Đồng bào DTTS tỉnh Bình Phước phần lớn sinh sống tập trung ở vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, đời sống kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn… Đây cũng là khu vực phát sinh nhiều loại dịch bệnh như: sốt rét, sốt xuất huyết, tiêu chảy... Đặc biệt, đây cũng là địa bàn thường xuyên xảy ra tình trạng di cư tự phát; trong các buôn làng còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan. Lợi dụng những hạn chế, khó khăn này, các thế lực thù địch đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn lôi kéo, kích động đồng bào nhằm gây mất ổn định an ninh chính trị và làm giảm lòng tin của người dân vào sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương.

Nhận thức rõ vấn đề này, từ nhiều năm nay, tỉnh Bình Phước đã xác định nâng cao hiệu quả chăm sóc y tế cho nhân dân là chương trình ưu tiên, đột phá trong chiến lược xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS. Theo đó, ngành y tế đã triển khai nhiều chương trình, phong trào, huy động nhiều nguồn lực xã hội đầu tư y tế cho khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa.

Một trong những dấu ấn tạo chuyển biến quan trọng là chương trình đầu tư, chuyển giao kỹ thuật cho hệ thống trạm y tế cấp xã. Bước chuyển biến quan trọng này đã giúp địa phương kéo giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho bà con. Đến nay, Bình Phước đã xây dựng được mạng lưới y tế cơ sở toàn diện, đáp ứng những nhu cầu cơ bản, thiết yếu về khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. 

Các chương trình mục tiêu y tế-dân số như: phòng, chống suy dinh dưỡng, phòng, chống các dịch bệnh được triển khai hiệu quả. Hiện, số bác sĩ/vạn dân đạt hơn 8,6%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chỉ chiếm dưới 9%; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 94%; nhiều chính sách đặc thù hỗ trợ viện phí cho đồng bào khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế công, kiểm soát dịch bệnh được triển khai, giúp đồng bào yên tâm bám thôn bản, ổn định cuộc sống.

Công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS ngày càng được quan tâm, hệ thống cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh ngày càng củng cố và phát triển: Tỷ lệ xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia đạt 85,60%; tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ đạt 58,56%; tỷ lệ trạm xá có hộ sinh hoặc y sỹ sinh sản đạt 100%... Công tác khám, chữa bệnh vùng DTTS được đảm bảo, đã có những bước tiến quan trọng, nhiều danh mục kỹ thuật không ngừng được chuyển giao, áp dụng điều trị hiệu quả cho người bệnh; các chương trình y tế quốc gia, y tế cộng đồng được thực hiện tốt; công tác tiêm chủng, chăm sóc sức khoẻ trẻ em được triển khai đầy đủ.

(BCĐ- CĐ Vận động đồng bào PTKTXH): Bình Phước: Hướng tới chăm sóc sức khỏe toàn dân thông qua bảo hiểm y tế toàn dân 2
Các chương trình khám bệnh, cấp thuốc miễn phí giúp phụ nữ huyện Hớn Quảng được chăm sóc sức khỏe tốt hơn

Giảm gánh nặng về kinh tế

Là lao động tự do, công việc, chỗ ở nay đây mai đó và dù còn trẻ, khỏe nhưng chị Nguyễn Thị Tám, ngụ ấp 1, xã Lộc Hưng, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước luôn ý thức phải tiết kiệm một phần nhỏ để tham gia BHYT, cũng như BHXH tự nguyện cho bản thân và cả gia đình phòng khi ốm đau, bệnh tật, an dưỡng tuổi già.

Năm 2022, tỉnh Bình Phước có 142.942 người tham gia BHXH bắt buộc; 11.499 người tham gia BHXH tự nguyện; 926.211 người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 92,3% dân số, độ bao phủ BHXH đạt trên 35% lực lượng lao động trong độ tuổi. Theo đó, cùng với việc mở rộng diện bao phủ BHXH, BHYT, số thu về Quỹ BHXH, BHYT, BHTN cũng không ngừng tăng, với tổng số thu 3.627.921 triệu đồng, đạt 102,9% kế hoạch năm. Năm 2023, tỉnh Bình Phước phấn đấu bao phủ BHYT toàn dân đạt 93%.

Còn bà Nguyễn Thị Kim Liên, ngụ khu phố Ninh Phước, thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh dù đã lớn tuổi nhưng may mắn vẫn còn sức khỏe, có thể lao động kiếm tiền nuôi sống bản thân. Tuy nhiên, không phải cá nhân, người thân trong gia đình lúc nào cũng mạnh khỏe mà có lúc ốm đau, bệnh tật ập đến phải chữa trị tốn kém. May mắn là lúc nào cả gia đình bà cũng có thẻ BHYT “cứu cánh”, chia sẻ bớt gánh nặng chi phí khi phải điều trị bệnh.

Không chỉ được hưởng các quyền lợi, dịch vụ tốt nhất khi tham gia BHYT, mà khi đi khám, chữa bệnh, người dân được sử dụng hình ảnh thẻ BHYT bằng ứng dụng VSSID-BHXH số trên nền tảng thiết bị di động do ngành BHXH Việt Nam thiết lập. Đây là một trong những khâu cải cách thủ tục hành chính của ngành BHXH đem lại nhiều tiện ích cho người dân khi tiết kiệm thời gian đăng ký khám, chữa bệnh, không sợ quên mang thẻ BHYT, căn cước công dân hay nỗi lo mất thẻ, bị hỏng thẻ…

Trong thời đại điện thoại di động thông minh trở nên phổ biến và mạng internet – wifi phủ rộng khắp, quy định này được nhiều người dân hưởng ứng nhiệt tình bởi những tiện ích của ứng dụng mang lại là vô cùng lớn. Chị Nguyễn Thị Nhi, xã Phú Sơn, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước chia sẻ: Thời gian trước xài bằng thẻ BHYT giấy hay bị thất lạc, bị quên khi đi khám, nhưng bây giờ sử dụng điện thoại tiện ích hơn nhiều. Mọi thông tin đều nằm trên máy tính không cần phải mang các loại hồ sơ, giấy tờ, đồng thời khi làm thủ tục cũng nhanh hơn nhiều.

(BCĐ- CĐ Vận động đồng bào PTKTXH): Bình Phước: Hướng tới chăm sóc sức khỏe toàn dân thông qua bảo hiểm y tế toàn dân 3
Phụ nữ là người dân tộc thiểu số ấp Thuận Tân, huyện Đồng Phú được hướng dẫn chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em

Bác sĩ Trần Phước Tâm, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Hoàn Mỹ, tỉnh Bình Phước cho biết, qua hơn 2 năm triển khai, đến nay hơn 30% bệnh nhân đến khám tại bệnh viện đã sử dụng hình ảnh thẻ BHYT bằng ứng dụng VSSID-BHXH số trên thiết bị di động. “Đa số người dân đã sử dụng điện thoại thông minh nên việc cài áp phần mềm VSSID trên điện thoại rất thuận tiện. Khi cài đặt thông tin người bệnh đã hiển thị sẵn, mã thẻ, hình ảnh hoặc quyền lợi được hưởng hoặc thời gian tham gia BHYT đều có đủ trên phần mềm VSSID nên người bệnh không phải mang thẻ BHYT hoặc giấy tờ tùy thân kèm theo. Đây là giải pháp tránh trường hợp thông tin thẻ không rõ ràng, mờ, mất thẻ, đặc biệt là người bệnh luôn thuận tiện mọi lúc, mọi nơi”, Bác sĩ Trần Phước Tâm chia sẻ.

Để hướng tới chăm sóc sức khỏe toàn dân thông qua bảo hiểm y tế toàn dân, theo ông Quách Ái Đức - Giám đốc Sở Y tế, thời gian tới ngành y tế tỉnh Bình Phước sẽ tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng KCB ở các tuyến, phát triển y tế ngoài công lập, bệnh viện tuyến tỉnh tăng cường hợp tác KCB từ xa, chuyển giao kỹ thuật, hội chẩn với các bệnh viện tuyến Trung ương, chú trọng phát triển kỹ thuật cao, kỹ thuật chuyên sâu. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao tại bệnh viện tuyến tỉnh, khắc phục dần tình trạng thiếu bác sĩ ở tuyến huyện, tuyến xã. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính, chú trọng triển khai thực hiện, ứng dụng có hiệu quả hồ sơ sức khỏe cá nhân, hồ sơ, bệnh án điện tử...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Những năm gần đây, tại các huyện miền núi tỉnh Phú Yên đã chú trọng phát triển cây mắc ca, nhiều người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng mắc ca, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Phú Yên dành nguồn lực để hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng, phát triển sản xuất. Vì thế, cây mắc ca được kỳ vọng sẽ trở thành cây mở lối thoát nghèo bền vững cho người miền núi Phú Yên.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa gửi Tờ trình số 194/TTr-UBND đến HĐND tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Chủ tịch Quốc hội 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam (CLV), thăm và làm việc tại Lào, sáng 7/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thăm và làm việc tại Công ty Star Telecom.
Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Sáng 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 với những đột phá về tư duy làm chính sách, đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019, vừa đúng 1 năm sau khi có Nghị quyết số 74/2018/QH14 ngày 20/11/2018. Điều này cho thấy, sự thống nhất và tinh thần trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị trong thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 11 giờ trước
Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai hiện có 76 Người có uy tín trong đồng bào DTTS; thành phần chủ yếu là già làng, trưởng, phó thôn, cán bộ hưu trí, trưởng dòng họ...
Tin trong ngày - 6/12/2023

Tin trong ngày - 6/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới. Ngô không ra hạt, nông dân Sơn La mất mùa. Thầy giáo trẻ truyền lửa bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 11 giờ trước
Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 1.557 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, Người có uy tín đã gương mẫu, đi đầu trong vận động Nhân dân hăng hái tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư; tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; tích cực tuyên truyền, giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng...
Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Những năm gần đây, tại các huyện miền núi tỉnh Phú Yên đã chú trọng phát triển cây mắc ca, nhiều người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng mắc ca, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Phú Yên dành nguồn lực để hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng, phát triển sản xuất. Vì thế, cây mắc ca được kỳ vọng sẽ trở thành cây mở lối thoát nghèo bền vững cho người miền núi Phú Yên.
Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nhờ nguồn kinh phí thực hiện Dự án 7 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) mà từ năm 2022 trở lại đây, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An đã và đang đạt được những bước tiến mới.
Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 11 giờ trước
Hoà Bình là 1/5 tỉnh được thụ hưởng nguồn vốn thực hiện Dự án “Hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc Chương trình 135” sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen. Đây là nguồn lực quan trọng giúp tỉnh Hòa Bình xây dựng các công trình hạ tầng tại xã, thôn bản ĐBKK, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, thay đổi diện mạo vùng DTTS.
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Bên cạnh không gian văn hóa cồng chiêng và hệ thống nghi lễ, lễ hội, thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên mang những nét riêng đặc sắc. Thổ cẩm không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, mà còn là sợi dây gắn kết tình thân. Cùng với sự trợ lực về chính sách của Nhà nước, việc triển khai phù hợp thực tế của địa phương và sự nỗ lực của nghệ nhân, thổ cẩm đang đứng trước những cơ hội mới, tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.