Trong nhiều năm qua, Người có uy tín (NCUT) trong đồng bào DTTS tại Cao Bằng đã và đang phát huy vai trò nòng cốt, là “cầu nối” quan trọng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó, đội ngũ NCUT đã góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
Ly Minh Cường, dân tộc Mông, sinh ra và lớn lên tại xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, hiện là sinh viên của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, đã đạt được nhiều thành tích đáng nể và là tấm gương truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ DTTS.
Đảng, Nhà nước ta luôn tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền việc làm, theo hướng ưu tiên đầu tư, hỗ trợ, tạo cơ hội bình đẳng về việc làm cho lao động người DTTS. Việc thúc đẩy và thường xuyên thực hiện quyền lao động việc làm cho đồng bào DTTS đã cụ thể hóa quan điểm của Đảng “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển”. Không chỉ bảo đảm về mặt pháp lý và thụ hưởng chính sách, đồng bào DTTS còn được khuyến khích, hỗ trợ khởi nghiệp để phát huy quyền việc làm của mình.
Sinh năm 1985, thầy giáo Vi Văn Hà, dân tộc Tày đã có 15 năm cống hiến cho ngành giáo dục vùng cao Lục Ngạn nói riêng cũng như ngành giáo dục tỉnh Bắc Giang nói chung. Tình yêu nghề giáo đã giúp thầy Hà có thêm nhiều động lực để gắn bó truyền dạy kiến thức, cảm hứng trong học tập cho học sinh đặc biệt là học sinh nghèo người DTTS.
Với quyết tâm nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày một phát triển, cấp ủy, chính quyền xã Đăk Long, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đã và đang tập trung triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Kinh tế -
Tùng Nguyên -
09:20, 14/11/2023 Sau 05 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm” (OCOP) đã góp phần làm thay đổi vùng nông thôn tỉnh Lai Châu, nhất là đã phát huy được vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế, từ đó thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Phát huy kết quả đã đạt được, tỉnh Lai Châu đặt mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 30% chủ thể OCOP là nữ, ít nhất 30% chủ thể OCOP là người DTTS điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ trọng tâm, có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc, giai đoạn 2021 - 2025, huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái) đã và đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí, nỗ lực đưa huyện về đích nông thôn mới trong năm 2023. Nhờ đó mà diện mạo nông thôn, vùng DTTS ở Yên Bình ngày càng khởi sắc, cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Vấn đề tạo việc làm bền vững là giải pháp căn bản để tạo sinh kế cho đồng bào DTTS và đây cũng chính là chìa khóa để các địa phương mở những nút thắt lâu nay trong việc thực hiện mục tiêu ổn định và nâng cao được mức sống của đồng bào DTTS, rút ngắn khoảng cách phát triển ở các vùng miền.
Thạch Thành là huyện miền núi, nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hoá. Việc triển khai hiệu quả các chương trình MTQG, đặc biệt hiện nay là Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, miền núi, giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt Chương trình MTQG 1719), được kỳ vọng tạo bước tiến mới phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS, đặc biệt giúp đồng bào DTTS nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần.
Căn cứ Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày13/4/2023của UBND tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2023, Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau phối hợp Trung tâm Trợ giúp Pháp lý Nhà nước tỉnh triển khai hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
LTS: Giai đoạn 2021 – 2025, các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi đồng thời triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG). Chỉ còn 02 năm nữa là kết thúc giai đoạn nhưng tiến độ giải ngân vốn các chương trình rất chậm, nhất là nguồn vốn sự nghiệp. Nguyên nhân được xác định là, trong quá trình thực hiện, các địa phương gặp một số khó khăn, vướng mắc về cơ chế.
Trong nhiều văn bản của cơ quan quản lý nhà nước cũng như trên một số phương tiện truyền thông đại chúng, tên gọi của một số DTTS cũng như một số thuật ngữ thuộc lĩnh vực công tác dân tộc chưa có sự thống nhất. Để tạo thuận tiện cho người dân và cơ quan quản lý, việc thống nhất thuật ngữ trong văn bản hành chính nhà nước, từ đó định hướng truyền thông là việc rất cần thiết.
UBND huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai vừa tổ chức Hội nghị gặp mặt cung cấp thông tin cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS năm 2023 nhằm cung cấp cho đội ngũ Người có uy tín những kiến thức cần thiết phục vụ công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc tại cơ sở thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương.
Thực hiện Kế hoạch số 476/KH-BDT ngày 28/8/2023 của Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị về việc tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS (thuộc Tiểu Dự án 1 – Dự án 10 Chương trình MTQG 1719, vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị đã tổ chức 2 Hội nghị cung cấp thông tin, phát huy vai trò cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS năm 2023 tại thành phố Đông Hà và huyện Hướng Hóa.
Trong những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS có nhiều đóng góp quan trọng trong việc bảo đảm an ninh trật tự và phát triển kinh tế - xã hội. Ông Nông Minh Hiên, dân tộc Tày ở bản Tam Kha, xã Xuân Lương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang là một điển hình.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có dân tộc Bố Y thuộc nhóm dân tộc rất ít người. Thời gian qua, với sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, đời sống kinh tế - xã hội dân tộc Bố Y đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nhìn từ thực tế, dân tộc Bố Y đang còn nhiều khó khăn, hạn chế, nhất là, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. HIện nay, Lào Cai đang tích cực triển khai các bước thực hiện Dự án 9 về đầu tư, phát triển nhóm DTTS rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn thuộc Chương trình MTQG 1719. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Bảo, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai về tình hình đời sống, những chính sách dân tộc đã và đang tiếp tục đầu tư nhằm tiếp tục phát triển toàn diện dân tộc Bố Y.
Bằng kinh nghiệm, uy tín và vị thế của mình, thời gian qua các già làng, trưởng bản, Người có uy tín… trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã và đang phát huy vai trò quan trọng, có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở vùng DTTS của tỉnh. Đội ngũ Người có uy tín đã trở thành cầu nối chuyển tải các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào DTTS.
Chương trình tập huấn do Sở Tư pháp phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, UBND huyện, Phòng Tư pháp huyện Trần Văn Thời, UBND xã Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời) và Ban Quản trị Chùa Tam Hiệp tổ chức.
LTS: Dân tộc Chứt là một trong 14 DTTS rất ít người có khó khăn đặc thù của cả nước, cư trú ở hai tỉnh là Quảng Bình và Hà Tĩnh. Tại Hà Tĩnh, người Chứt định cư ổn định dưới chân núi Ka Đay thuộc bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê. Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư cho đồng bào, nhờ đó cuộc sống của người Chứt đã từng bước thay đổi. Tuy nhiên, với nguồn lực đầu tư còn hạn chế, chưa đầy đủ, người Chút vẫn đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức chưa thể phát triển toàn diện. Do vậy, mới đây nhất trong Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030, Chính phủ đã dành hẳn một dự án đầu tư phát triển toàn diện các dân tộc có khó khăn đăc thù, trong đó có người Chứt, với kỳ vọng kéo gần khoảng cách phát triển với các dân tộc khác.
Phát triển dược liệu và vùng trồng dược liệu được Chính phủ quan tâm đầu tư nhằm phát triển tiềm năng, lợi thế gắn với phát triển kinh tế - xã hội thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia dành riêng cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong những năm gần đây, nhờ đi đúng hướng, nhiều hộ dân đã bắt đầu làm giàu từ cây dược liệu của địa phương.