Trong hai ngày 10, 11/11, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện “Sáp ong - Sắc chàm”. Sự kiện nằm trong khuôn khổ Dự án thành phần số 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện.
Trong 2 năm 2022 và 2023, huyện Phù Yên được phân bổ gần 200 tỷ đồng để triển khai 9 dự án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719). Đến nay, đã giải ngân thực hiện 4/9 dự án, với tổng số tiền trên 83 tỷ đồng, đạt tỷ lệ trên 44% tổng vốn giao của 2 năm.
Thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (giai đoạn I từ năm 2021-2025), ngành Văn hóa-Thể thao (VH-TT) Sơn La đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động và đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Văn hóa Tây Nguyên ngàn đời nay được đồng bào các dân tộc lưu giữ bằng vật thể và phi vật thể. Cùng với âm nhạc, dệt thổ cẩm, nghề đan lát được đồng bào sáng tạo từ những đôi bàn tay tài hoa, lấp lánh sắc thái tín ngưỡng. Những sản phẩm văn hóa này không chỉ phục vụ cuộc sống sinh hoạt của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên mà còn phục vụ phát triển kinh tế du lịch.
Thời gian qua, việc vận dụng nội dung bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm” và vấn đề phát huy sức mạnh Nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thực hiện các chính sách dân tộc, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) được Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Bình Thuận xem là nhiệm vụ, giải pháp có tác động to lớn đến kết quả thực hiện của các chính sách dân tộc nhất là chương trình MTQG 1719.
Từ trước tới nay, phụ nữ DTTS vẫn là nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội, họ bị mắc kẹt trong những rào cản, định kiến đã tồn tại qua nhiều thế hệ khiến cho nhận thức, năng lực tham gia các hoạt động xã hội của phụ nữ DTTS bị hạn chế, cơ hội việc làm cũng khó khăn hơn, công việc chủ yếu là lao động chân tay nặng nhọc, thu nhập thấp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhờ các chính sách, dự án và hiệu quả tuyên truyền vận động, phụ nữ người DTTS đã dần vươn lên khẳng định vai trò trong gia đình và xã hội.
Bằng cách làm thiết thực, sáng tạo như: thành lập các đội, câu lạc bộ văn nghệ, giữ gìn, truyền dạy tiếng nói, chữ viết, điệu múa hay nghề truyền thống..., nhiều phụ nữ DTTS trên những bản làng vùng cao đang trở thành nhân tố tích cực trong việc lưu giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là nhiệm vụ quan trọng ở Quảng Nam. Với phương thức đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, tập trung đưa chính sách bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực... đến từng hộ dân, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân vùng cao, để ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Trường Đại học Hồng Đức vừa phối hợp với Học viện Dân tộc, Ủy ban Dân tộc và Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức lớp tập huấn giảng dạy kiến thức dân tộc cho giảng viên, báo cáo viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2023. Đây là dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận đã thực hiện đồng bộ các đề án, nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Qua đó đã phát huy các tiềm năng, lợi thế tại địa phương, từng bước giúp người dân vùng DTTS và miền núi phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, một trong những nội dung, thuộc Dự án 7, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển-kinh tế cùng DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), đang được ngành y tế tỉnh tỉnh Thái Nguyên tập trung triển khai thực hiện bằng nhiều giải pháp, với mục tiêu nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào DTTS về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ.
Sau kỳ tuyên dương Người có uy tín, nhân sĩ, trí thức toàn quốc lần thứ Nhất được tổ chức năm 2017… đã tạo sức lan tỏa rộng lớn, cổ vũ động viên, tạo ra không khí hồ hởi, phấn khởi trong lực lượng Người có uy tín, nhân sỹ, trí thức, doanh nhân người DTTS. Từ những tấm gương “người thật, việc thật” đã có sức lan tỏa, khích lệ đồng bào các dân tộc thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Việt Nam có nguồn tài nguyên rừng, đất rừng khá lớn, đa dạng và phong phú, phân bố rộng khắp gần như trên tất cả các tỉnh, thành trong toàn quốc. Hiện có gần 14,8 triệu ha rừng, đang tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho khoảng 25 triệu người sống phụ thuộc vào rừng, trong đó có khoảng 12 triệu đồng bào các DTTS. Rừng không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế lâm nghiệp, mà còn là lợi thế tiềm năng rất lớn để phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và các dịch vụ khác.. tạo nguồn thu nhập và giải quyết công ăn việc làm cho Nhân dân, góp phần quan trọng xóa đói, giảm nghèo một cách bền vững cho đồng bào vùng miền núi.
Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống, nguồn sức mạnh làm nên sự thành công trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như công cuộc đổi mới xây dựng, phát triển đất nước. Vì mục tiêu xây dựng cuộc sống ấm no, bình yên trên những buôn làng, phum sóc, đồng bào các dân tộc đang phát huy sức mạnh đoàn kết, cùng nhau chia sẻ khó khăn, giúp nhau phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu và xây dựng quê hương từng ngày đổi mới.
UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kế hoạch, giao cho Bảo tàng tỉnh tiến hành triển khai việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể truyền thống dân ca, dân vũ, dân nhạc các DTTS trên địa bàn tỉnh, nhằm tìm hiểu, sưu tầm, làm rõ giá trị của các loại hình ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian.
Hiện nay, huyện Thường Xuân đang quyết liệt triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), để Chương trình đạt mục tiêu, ý nghĩa, Thường Xuân xác định công tác thông tin truyền thông về chính sách pháp luật trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, nhất là đồng bào DTTS, là một trong những giải pháp quan trọng, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình.
Kinh tế -
Văn Hoa - Việt Hà -
20:03, 08/11/2023 Hòa Bình là tỉnh miền núi phía Bắc với nhiều DTTS cùng sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Để rút ngắn khoảng cách chênh lệch phát triển so với các vùng, miền, thời gian qua, tỉnh Hòa Bình đã có nhiều chủ trương, chính sách, tạo điều kiện hỗ trợ tối đa cho phong trào khởi nghiệp trong vùng đồng bào DTTS. Qua đó, lan tỏa tinh thần tự lực, tự cường của người dân trong việc mạnh dạn đầu tư xây dựng các mô hình sinh kế hiệu quả.
Media -
BDT -
20:00, 08/11/2023 Bản tin hôm nay, ngày 8/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào DTTS và miền núi. Truyền dạy hát ngâm Ariya cho đồng bào dân tộc Chăm ở Phan Hòa. Cả làng cùng tập điệu múa Chiêu của người Hà Lăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Media -
BDT -
20:00, 08/11/2023 Ra mắt “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” tại Thánh đường Hồi giáo Muwahindin; Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế khu vực phía Nam; Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS tại Đắk Lắk; Phát huy vai trò của Hội Nông dân trong công tác vận động nông dân thực hiện chính sách về dân tộc, tôn giáo; Lan tỏa phong trào “Giáo họ an toàn về an ninh trật tự”… là những tin chính trong Bản tin về Dân tộc - Tôn giáo, ngày 8/11, của Báo Dân tộc và Phát triển.
Thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai có 85% dân số là đồng bào DTTS. Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) được địa phương đặc biệt quan tâm. Vì vậy, trong thời gian qua cấp ủy, chính quyền các cấp đã tập trung chỉ đạo, điều hành, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, tăng cường phân cấp cho cơ sở để phát huy tối đa nguồn lực của Chương trình.