Hoài Ân là huyện trung du của tỉnh Bình Định, nơi có ba dân tộc sinh sống là Kinh, Ba Na và H’re. Trải qua các giai đoạn xây dựng và phát triển, diện mạo Hoài Ân đang đổi thay từng ngày.
Tin tức -
Huỳnh Đại -
08:11, 19/01/2022 Tiếp tục chuyến công tác thăm và tặng quà Tết cổ truyền Xuân Nhâm Dần 2022, ngày 18/1, Đoàn công tác của Vụ Địa phương II (thuộc UBDT) do bà Phạm Thị Phước An - Phó Vụ trưởng Vụ Địa phương II làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà tại huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.
Do ảnh hưởng của những đợt mưa lớn gần đây, khu vực núi Trang Dài thuộc xã Tây Phú, huyện Tây Sơn (Bình Định) đã xảy ra một điểm sạt lở kéo dài trong nhiều ngày. Vụ sạt lở đã khiến tuyến đường liên xã cách núi 2 km bị vùi lấp đất đá dày gần 0,5 m. Diện tích sạt lở khoảng 3ha, thuộc khu vực rừng khoanh nuôi tái sinh, với khối lượng đất đá trên 2.000 m3.
Suốt từ chiều 28/11 đến chiều 29/11, mưa lớn kéo dài kết hợp nước từ thượng nguồn đổ về đã làm cho một số vùng thấp trũng tại các huyện Phù Cát, Tuy Phước, Hoài Ân, An Lão và một số phường ở TP. Quy Nhơn (Bình Định) ngập cục bộ, giao thông bị chia cắt hoàn toàn.
Bình Định là vùng đất sinh sống của nhiều DTTS, nhưng chiếm số lượng nhiều hơn cả là dân tộc Ba Na, Chăm Hroi. Đồng bào DTTS ở Bình Định cũng có nghề dệt thổ cẩm, với những đường nét hoa văn tinh tế, độc đáo. Cũng như nhiều nghề truyền thống của các DTTS khác, nghề đệt thổ cẩm của đồng bào DTTS ở Bình Định đang đứng trước nguy cơ mai một.
Ngày 16/11, UBND tỉnh Bình Định chính thức khai trương Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) do Tập đoàn FPT phối hợp đầu tư và triển khai.
Liên tục những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Bình Định có mưa rất to, khiến một số khu dân cư vùng trũng thấp ngập úng, nhiều khu vực xảy ra sạt lở núi, đe dọa hàng chục hộ dân, địa phương phải di dời dân khẩn cấp.
Đêm 13 và ngày 14/11, trên địa bàn tỉnh Bình Định xảy ra mưa lớn khiến nhiều nơi sạt lở, ngập lụt chia cắt nhiều nơi.
Bạn đọc -
Phương Lê -
15:49, 10/11/2021 Trên địa bàn tỉnh Bình Định có 133 di tích được xếp hạng, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 34 di tích quốc gia và 97 di tích cấp tỉnh ở nhiều loại hình: Lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hầu hết di tích ngoài trời, trải qua thời gian, cùng với nhiều biến động lịch sử, thiên tai nên nhiều di tích đã xuống cấp, cần nhanh chóng đầu tư, tôn tạo.
Huyện miền núi Vân Canh (Bình Định) là nơi cư trú lâu đời của nhiều DTTS như Chăm, Ba Na và số ít các dân tộc Thái, Mường… ở miền Bắc di cư vào. Trong đời sống sinh hoạt, các DTTS trên địa bàn vẫn duy trì được các hoạt động văn hóa, nhất là các nghi lễ, sinh hoạt văn hóa cồng chiêng, các nghề thủ công truyền thống..., qua đó góp phần tạo nên một nền văn hóa đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc.
Qua hơn 10 năm triển khai Quyết định số 18/2011/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (nay là Quyết định 12/2018/QĐ-TTg), việc thực hiện các chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Định, đã mang lại kết quả tích cực. Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu trong công tác vận động, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với cộng đồng.
Sáng 25/10, một khối đá lớn trên núi Bà Hòa bất ngờ sạt lở, đổ ập xuống đường Nguyễn Tất Thành, thuộc khu vực 5, phường Lê Hồng Phong, TP. Quy Nhơn (Bình Định) làm 3 người đang đi trên đường bị thương.
Trong suốt ngày hôm nay, 24/10, tỉnh Bình Định có lượng mưa rất lớn và kéo dài, khiến cho nhiều địa phương chìm sâu trong biển nước. Mưa lũ cũng khiến cho nhiều khu vực xung yếu có nguy cơ sạt lở, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Sau khi khống chế được dịch bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò, dịch tả lợn Châu Phi và thực hiện nới lỏng quy định giãn cách xã hội do dịch bệnh Covid-19, tỉnh Bình Định đã nhanh chóng ban hành chính sách vay vốn, hỗ trợ người dân tái đàn gia súc kịp thời phục vụ cho thị trường vào dịp Tết và sau Tết Nguyên đán năm 2022.
Nhiều năm qua, hàng chục héc ta đất rừng phòng hộ tại xã Tây Giang và Tây Thuận, huyện Tây Sơn (Bình Định) bị xâm hại. Đặc biệt, thời gian gần đây, nhiều người dân thị xã An Khê (Gia Lai) lấn chiếm nhiều héc ta rừng để canh tác, khiến công tác quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh gặp nhiều khó khăn. Đáng nói là, tình trạng phá rừng ở đây diễn ra thường xuyên và kéo dài nhiều năm, nhưng các lực lượng chức năng chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu.
Du lịch -
Như Ý -
11:04, 02/10/2021 Tổng cục Du lịch cho biết, khi dịch bệnh trong nước dần được kiểm soát. Giải pháp phục hồi thị trường du lịch nội địa và quốc tế là rất cần thiết. Hiện nay các địa phương đã bắt đầu xây dựng nhiều phương án để đưa ngành du lịch trở lại trong điều kiện bình thường mới. Tuy nhiên yếu tố an toàn (cho khách du lịch, người hoạt động trong lĩnh vực du lịch và cả xã hội) là yêu cầu bắt buộc nhằm xây dựng một ngành kinh tế du lịch an toàn.
Thời gian qua, người dân xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ (Bình Định), phản ánh tới chính quyền địa phương cùng cơ quan báo chí về việc khu rừng phòng hộ ven biển ở địa phương này đang bị xâm hại nghiêm trọng. Đặc biệt, thời gian gần đây, dự án điện mặt trời ngang nhiên xâm lấn, san ủi nhiều diện tích rừng phòng hộ do Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Phù Mỹ quản lý, bảo vệ.
Tại Quảng Ngãi, Bình Định giá cau tăng mạnh, có thời điểm giá cau lên tới 50 triệu/tạ, thương lái lùng sục tìm mua, còn người trồng cau thu lãi lớn.
Xã hội -
PV -
16:13, 26/08/2021 Dự kiến khoảng 243.000 người, trong đó có 126.300 người dân thuộc các nhóm dân tộc thiểu số của tỉnh Bình Định và Quảng Nam sẽ được hưởng lợi từ dự án do ADB tài trợ
Những ngày tháng 8 “nắng rám trái bòng”, chúng tôi về huyện vùng cao An Lão - huyện từng được xem là khó khăn của tỉnh Bình Định. Nơi đây có hơn 40% dân số là đồng bào DTTS sinh sống. Trước đây đời sống của bà con còn thiếu thốn, sản xuất lạc hậu, nay đã có nhiều đổi mới.