Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chuyện học ở vùng cao Bình Định

Lê Phương - 11:11, 28/04/2022

Chuyện học ở các địa phương miền núi, vùng cao của tỉnh Bình Định ngày nay đã có nhiều thay đổi tích cực. Song, các điều kiện để phục vụ cho việc dạy và học ở miền núi so với miền xuôi, vẫn còn khoảng cách khá lớn...

Để đến được các điểm trường, các thầy cô ở miền núi phải khiêng xe qua suối
Để đến được các điểm trường, các thầy cô ở miền núi phải khiêng xe qua suối

Nhiều điểm trường biệt lập

Nằm biệt lập giữa núi non, cuộc sống của người dân làng Canh Tiến, xã Canh Liên, huyện Vân Canh còn nhiều khó khăn, việc học hành cũng không dễ dàng. Muốn đến làng Canh Tiến, phải mất cả tiếng đồng hồ đi thuyền qua hồ Núi Một (xã Nhơn Tân, TX. An Nhơn), hoặc vượt núi từ xã Canh Hiệp.

Làng Canh Tiến có 2 điểm trường, gồm điểm trường mẫu giáo với 40 trẻ và điểm trường tiểu học có 51 học sinh. Hành trình đem con chữ đến với các em khá vất vả. Sáng thứ Hai, các cô giáo trở lại trường, người từ An Nhơn, người từ Tuy Phước, Tây Sơn, mang theo lỉnh kỉnh đồ ăn. Số thực phẩm này phải đủ dùng cho cả tuần, phải dễ bảo quản, bởi không có tủ lạnh.

Cô giáo Võ Thị Kiều Trinh (quê ở Tây Sơn), chia sẻ: Tôi bắt đầu dạy ở đây từ năm 2018, lúc đó không như bây giờ, thiếu thốn đủ điều, không điện, không nước, không chợ và sóng điện thoại cũng chập chờn. Vì thương con dạy nơi vất vả, cứ đầu tuần ba mẹ tôi lại dúi bao nhiêu là đồ ăn để mang vô làng. Khoảng 1 tuần thì tôi thích nghi dần cuộc sống nơi đây, có lẽ phần vì đã yêu mến học sinh, phần nhận ra sự gửi gắm của phụ huynh.

Học sinh miền núi Bình Định trèo đèo, lội suối để đến trường
Học sinh miền núi Bình Định trèo đèo, lội suối để đến trường

Gieo chữ ở làng Canh Tiến, nhiều cô giáo đùa với nhau rằng, mình đang sống ở “ốc đảo” với bao trìu mến. Cô Lê Thị Na Uy (quê ở Tuy Phước) chia sẻ: Học sinh ở đây hồn nhiên, trong sáng lắm. Thấy cô giáo mặc đồ đẹp là hỏi cô mặc đồ Tết hả cô. Hồi chúng tôi mới đến, học trò rủ cô đi hái nấm mà cô thì không rành đường, những chỗ đường lầy trò đều xuống đẩy xe cho cô giáo đi. Tình cảm thầy trò cứ thế đầy lên, nên dẫu cực chúng tôi cũng thấy ấm lòng.

Điểm trường mầm non - tiểu học của Canh Giao, xã Canh Hiệp, được xem là một trong hai điểm trường khó khăn nhất của huyện Vân Canh nói riêng, và của tỉnh Bình Định nói chung. Bởi đây là ngôi làng nằm biệt lập giữa núi rừng u tịch. Từ thị trấn Vân Canh, phải đi ngược đến xã Đa Lộc, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, sau đó đi theo đường mòn mới có đường vào Canh Giao.

Thầy Trần Ngọc Huy cho biết: Giờ vậy là khỏe rồi, chưa bằng một phần nhỏ của những năm trước. Nhưng ngay cả lúc thuận lợi như hôm nay, giáo viên trong này 2 tuần mới về nhà một lần. Vào mùa mưa thì cả tháng không ra được khỏi làng, cùng ăn, cùng ở với bà con. “Dạy chữ nơi đây không chỉ là trách nhiệm mà còn yêu thương. Yêu thương không chỉ là tình cảm thầy trò mà còn là niềm thương mến với con người, vùng đất”, thầy Huy bộc bạch.

Còn tại huyện miền núi Vĩnh Thạnh, điểm trường O2 được xem là nơi xa xôi cách trở nhất. Không đường đi, không điện, nước nên việc học ở đây cũng vô cùng khó khăn.

Thầy Phạm Minh Sơn, Hiệu trưởng nhà trường cho hay, năm học này trường có 340 học sinh (HS), trong đó 98% con em dân tộc Ba Na. Trường có 1 điểm chính và 6 điểm trường lẻ ở các làng. Năm học này, O2 có 24 HS tiểu học và 8 HS THCS theo học bán trú ở điểm trường chính. Tỷ lệ HS ra lớp đạt 100%, không có HS bỏ học giữa chừng, 100% HS được lên lớp thẳng.

Với hơn chục năm thâm niên, thầy giáo Đinh Ướt, người cắm làng O2 ngay từ những ngày đầu mở trường, tâm sự: Dạy tiếng Việt cho bọn trẻ ở đây cũng như dạy ngoại ngữ vậy. Từ nhỏ các cháu chỉ giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ nên muốn dạy cho các cháu môn tiếng Việt, trước hết phải dạy nói tiếng Việt. Khi đã thành thuộc những nét chữ, con số thì HS mới dần dần líu ríu viết ra. Nhìn các em cắm cúi đánh vần từng con chữ dưới ngọn đèn dầu mới cảm nhận được những cực nhọc của mình trên con đường đèo dốc về làng chẳng thấm vào đâu.

Gian nan đường đến trường của học sinh miền núi Bình Định
Gian nan đường đến trường của học sinh miền núi Bình Định

Khó khăn còn nhiều

Nhìn từ thực tế, có thể nói thời gian gần đây, hệ thống giáo dục ở miền núi trong tỉnh Bình Định đã đổi thay, cơ sở vật chất được các cấp, ngành quan tâm đầu tư, tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt cao.

Tuy nhiên, trên bình diện chung, chất lượng giáo dục ở miền núi vẫn còn thấp, mức độ tiếp cận các dịch vụ còn khó khăn. Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư, nhưng vẫn còn nhiều trường chưa đạt chuẩn theo quy định; trang thiết bị dạy học còn thiếu, điều kiện tổ chức nội trú, bán trú chưa được đảm bảo…

Ông Bùi Xuân Ngọc, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Thạnh cho biết: Ở địa phương này, địa bàn trải rộng, một trường thường có nhiều điểm trường cách xa nhau, nên một số điểm trường của các trường tiểu học thuộc 2 xã Vĩnh Kim, Vĩnh Sơn còn mô hình lớp ghép, khó khăn trong triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới.

“Những năm qua, chất lượng giáo dục vùng DTTS, nhất là vùng sâu, vùng cao của huyện Vĩnh Thạnh đã đạt được nhiều thành tích đáng mừng, nhưng đạt được như kỳ vọng, rất cần sự quan tâm đầu tư của các cấp, ngành về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; đầu tư xây dựng phòng học chức năng, phòng học bộ môn, nhà công vụ và đãi ngộ tốt hơn cho giáo viên”, ông Ngọc để xuất.

Tại huyện Vân Canh, theo ông Phạm Minh Chấn, Trưởng Phòng GD&ÐT huyện, bậc học mầm non đến nay, còn nhiều trường chưa đáp ứng được yêu cầu tổ chức nuôi dạy bán trú. Đơn cử như trường Tiểu học Canh Thuận có 352 học sinh, nhưng có tới 6 điểm trường. Điểm trường Kà Xim tổ chức được 5 lớp học riêng, trong khi 4 điểm trường làng Kà Te, Hà Văn, Kà Bưng, Hà Lũy quá ít học sinh phải tổ chức 6 lớp ghép, ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Còn tại điểm trường làng Canh Giao, Canh Tiến thì khó khăn bủa vây.

Trong khi đó, tình trạng thiếu giáo viên cũng là một trở ngại. Đến giờ, ngành GD&ĐT huyện Vân Canh vẫn thiếu nhiều biên chế, dẫn đến thiếu hụt nhân lực giáo viên, nên đều ưu tiên bố trí giáo viên cho bậc học mầm non và các khối lớp dạy học 2 buổi/ngày theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới; các vị trí chuyên trách thiết bị - thư viện, y tế trường học… đều “trắng”. Nay mai các trường mầm non tiếp tục mở bán trú, thì riêng giáo viên sẽ tiếp tục khó hơn nữa.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 7 phút trước
Theo thống kê của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có khoảng 60 trường hợp nuôi tôm tự phát, trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý vi phạm, thế nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn, hiện UBND thị xã Nghi Sơn đang triển khai các giải pháp để giải quyết dứt điểm, tình trạng này.
Những dấu ấn sâu đậm và bài học sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam từ sinh nhật Bác

Những dấu ấn sâu đậm và bài học sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam từ sinh nhật Bác

Sự kiện - Bình luận - PV - 8 phút trước
Suốt cuộc đời tận hiến cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa từng xem sinh nhật của mình là một ngày đặc biệt.
Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 10 phút trước
Trong những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ về vật chất, động viên tinh thần, bồi dưỡng kiến thức của các địa phương, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã và đang phát huy mạnh mẽ vai trò trên nhiều lĩnh vực.
Kon Tum: Tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Kon Tum: Tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Trang địa phương - Ngọc Chí - 11 phút trước
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII, "về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016 - 2025 và năm 2025.
Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 14 phút trước
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời sự - Hoàng Quý - 15 phút trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thời sự - Hoàng Quý - 16 phút trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 17 phút trước
Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 dương lịch, các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận rộn ràng tổ chức đón mừng năm mới Chăm lịch 2025. Riêng làng Chăm Bỉnh Nghĩa tổ chức đón mừng năm mới với chuỗi hoạt động nghi lễ độc đáo, mang đậm sắc thái tâm linh cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình hạnh phúc. Nghi lễ đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát vùng biên giới

Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát vùng biên giới

Xã hội - Minh Anh - Bình Thắng - 19 phút trước
Hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do các cấp phát động, thời gian qua, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Lai Châu đã triển khai hiệu quả phong trào hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo trên địa bàn các xã biên giới.
Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Sự kiện - Bình luận - Hồng Phúc - 5 giờ trước
Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là kim chỉ nam, là nguồn cảm hứng bất tận cho thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thanh niên các dân tộc thiểu số (DTTS). Được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, mang trong mình niềm tự hào dân tộc và lý tưởng cống hiến, nhiều bạn trẻ đã không ngừng học tập, rèn luyện để viết tiếp khát vọng mà Bác Hồ từng gửi gắm: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang... chính là nhờ công học tập của các cháu".