Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn cây dược liệu, tạo sinh kế cho đồng bào Ba Na

Thành Nhân - 08:48, 26/04/2022

Nằm trên độ cao hơn 1.000 m so với mặt nước biển, xã vùng cao An Toàn, huyện An Lão (Bình Định) được xem là “thủ phủ” cây dược liệu của tỉnh Bình Định, với nhiều loại cây thuốc quý như: ba kích tím, hà thủ ô đỏ, đảng sâm, chè dây... Nhờ dự án bảo tồn, phát huy giá trị cây bản địa đã mở ra hy vọng giúp bà con dân tộc Ba Na có cuộc sống ấm no, phát triển bền vững hơn.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long thăm vườn ươm cây dược liệu tại xã vùng cao An Toàn
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long thăm vườn ươm cây dược liệu tại xã vùng cao An Toàn

Bảo tồn cây dược liệu

Những ngày này, về “cổng trời” An Toàn, sẽ thấy những cánh “rừng” dược liệu xanh ngắt, nằm thấp thoáng dưới tán rừng đặc dụng. Theo đánh giá của ngành chuyên môn, khí hậu và điều kiện tự nhiên tại An Toàn giúp cho các loại cây dược liệu “tích” được nhiều hoạt chất quý, đây là điều kiện tiên quyết khi nhà sản xuất muốn có các loại thuốc nam dược và thực phẩm chức năng chất lượng.

Hiện 4 loại dược liệu do Bidiphar trồng đã đạt chứng nhận GACP-WHO, gồm: Đương quy, chè dây, thìa canh và cà gai leo. Tính đến nay, Bidiphar đã có trên 10 sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng sản xuất từ dược liệu đã được Bộ Y tế cấp phép, lưu hành trên thị trường; trong đó các sản phẩm Dưỡng can BIDIPHAR và Hebamic được sản xuất bằng nguồn dược liệu sạch từ vườn dược liệu được trồng tại “cổng trời” An Toàn.

Bà Phạm Thị Thanh Hương, Tổng Giám đốc Bidiphar, khẳng định: Việc công ty trồng dược liệu thuần tự nhiên là để có nguyên liệu tốt. Do đó, Công ty tuân thủ nghiêm ngặt quy trình canh tác, không sử dụng hóa chất kích thích sinh trưởng, thuốc BVTV cũng như chất bảo quản. Khi cây có bệnh, đội ngũ cán bộ kỹ thuật cứu chỉnh bằng phương pháp canh tác, chỉ trường hợp xấu nhất mới dùng thuốc sinh học.

Bên cạnh đó, Công ty không ngừng dồn nỗ lực đầu tư vào nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu... Trách nhiệm của Bidiphar là phải chuyển giao quy trình trồng đúng chuẩn cho bà con, cung cấp giống đúng chuẩn cho bà con; và nhiệm vụ quan trọng hơn nữa, là thu mua toàn bộ dược liệu do bà con trồng ra.

Công ty Bidiphar tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng cây dược liệu cho đồng bào DTTS xã An Toàn
Công ty Bidiphar tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng cây dược liệu cho đồng bào DTTS xã An Toàn

Sinh kế mới của đồng bào vùng cao

Tại vùng rừng núi An Toàn có một số loài cây dược liệu đang sinh trưởng, phát triển rất tốt. Nếu khai thác tiềm năng, lợi thế về đặc điểm đất đai và thời tiết khí hậu của địa phương, thì cây dược liệu sẽ mở ra hướng sản xuất mới, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nông dân...

Trước thực tế trên, dự án trồng cây dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO của Bidiphar triển khai tại An Toàn là hướng sinh kế mới cho người dân ở đây. Theo bà Phạm Thị Thanh Hương, làm sao để chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng bền vững với cây dược liệu, nhằm tạo việc làm và nâng cao đời sống của người dân địa phương, đặc biệt là đồng bào DTTS là một trong ba mục tiêu của Bidiphar, khi thực hiện dự án trồng dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO.

Tháng 10/2020, Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ Môi trường toàn cầu và Bidiphar đã phối hợp UBND huyện, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện An Lão, khởi động chuyển giao kỹ thuật trồng cây thuốc bản địa chè dây cho đồng bào DTTS xã An Toàn.

Dự án chuyển giao kinh phí hơn 2,3 tỷ đồng, triển khai trong 30 tháng, với mục tiêu nâng cao nhận thức của đồng bào DTTS tại địa phương về bảo tồn, khai thác hợp lý nguồn dược liệu bản địa, gắn với chuyển giao kỹ thuật trồng, thu hái, bảo tồn chè dây bản địa theo GACP-WHO; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất chè dây bền vững, hiệu quả giữa người dân xã An Toàn với Bidiphar.

Mục tiêu là nâng cao nhận thức của đồng bào DTTS tại địa phương trong bảo tồn, khai thác hợp lý nguồn dược liệu; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất chè dây bền vững, hiệu quả với Công ty Bidiphar.

Thời gian qua, Dự án đã tổ chức 3 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật ươm giống, trồng thâm canh và khoanh nuôi cây chè dây dưới tán rừng, thu hút 90 hộ dân đồng bào Ba Na ở 3 thôn của xã An Toàn tham gia.

Hiện, nông dân xã An Toàn đã thành lập 3 tổ liên kết bảo vệ chè dây mọc tự nhiên; trồng 2.000 m2 chè dây tại rẫy; khoanh nuôi dưới tán rừng 5.000 m2 chè dây.

Chị Đinh Thị Nớ, người dân địa phương cho biết: Hiện nay, đồng bào Ba Na đã biết quy trình trồng, chăm sóc chè dây và các cây dược liệu khác theo hướng hữu cơ.

“Nhờ các anh Công ty Dược chỉ dẫn nên hiểu phần nào, chăm sóc cũng tạm ổn. Bây giờ mình chăm sóc, làm cỏ xong xuôi rồi làm thí nghiệm thử. Ước mong sau này có thu nhập ổn định, cuộc sống gia đình khấm khá”, chị Nớ chia sẻ thêm.

Bên cạnh dự án này, Bidiphar cũng triển khai dự án Nuôi trồng dược liệu sạch theo tiêu chuẩn thực hành tốt, nuôi trồng và thu hái dược liệu, trên diện tích hơn 75 ha, tổng kinh phí 85 tỷ đồng.

Dự án xây dựng trung tâm nghiên cứu, trồng chế biến dược liệu giai đoạn 1 gần 12 ha và khu trồng, chế biến dược liệu giai đoạn 2 là hơn 63 ha. Khi dự án kết thúc sẽ được chuyển giao cho bà con trồng đại trà thông qua mô hình khuyến nông, sản phẩm được Bidiphar cam kết bao tiêu.

Ông Nguyễn Phi Long, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định chia sẻ: Dự án không những giúp cho Bidiphar chủ động được nguyên liệu trong sản xuất nam dược, mà còn mở ra hướng phát triển mới trong sản xuất nông nghiệp của huyện An Lão, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời mở ra cơ hội thoát nghèo cho đồng bào DTTS tại địa phương.

“UBND tỉnh sẵn sàng hỗ trợ về cơ chế chính sách để phát triển nơi đây trở thành trung tâm nghiên cứu, sản xuất các giống dược liệu của tỉnh”, Chủ tịch tỉnh Nguyễn Phi Long nhấn mạnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Chủ động nâng cao nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Đây là việc làm quan trọng mà ngành Nông nghiệp tỉnh Sơn La đang hướng tới, nhằm phát triển nền nông nghiệp cạnh tranh, tiến tới xây dựng Sơn La trở thành tỉnh phát triển xanh, nhanh và bền vững.
Tin nổi bật trang chủ
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 3 phút trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 4 phút trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 7 phút trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 8 phút trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 9 phút trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 10 phút trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 15 phút trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 17 phút trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.
Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Công tác Dân tộc - Vàng Ni - Thu Hà - 18 phút trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 29 phút trước
Ngày 21/11, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang đã đến thăm và làm việc với Nhân dân thôn Kon Brăp Ju, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy về tình hình xây dựng Nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS. Tham gia buổi làm việc có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tuy; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Y Thị Bích Thọ và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Kon Tum.