Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Bám rễ” lập nghiệp trên vùng đất mới

Khánh Ngân - 11:02, 22/04/2022

Những năm qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế đã triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc, trong đó có chính sách định canh, định cư (ĐCĐC) cho đồng bào DTTS. Nhờ vậy mà 9 khu ĐCĐC cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh lần lượt được xây dựng. Trải qua năm tháng, đồng bào các dân tộc ở khu ĐCĐC đã “bám rễ sâu” phát triển bền vững trên vùng đất mới .

Cùng với Cu Mực- Kăn Hoa, những khu ĐCĐC ở Thừa Thiên – Huế đang góp phần làm cho đồng bào các DTTS vững tin
Các khu ĐCĐC ở Thừa Thiên – Huế giúp cho đồng bào các DTTS ổn định cuộc sống, củng cố niềm tin của đồng bào đối với Đảng, Nhà nước

Cu Mực - Kăn Hoa ngày mới

Thực hiện Quyết định 33/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ di dân, thực hiện ĐCĐC cho đồng bào các DTTS. Năm 2011 Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế, đã khẩn trương phê duyệt đề án xây dựng 9 khu ĐCĐC cho đồng bào DTTS. Các dự án này tập trung ở các huyện đông đồng bào DTTS như A Lưới, Nam Đông, Phong Điền.

Năm 2015, sau khi Khu ĐCĐC Cu Mực - Kăn Hoa cơ bản được hoàn thành, 66 hộ gia đình đồng bào Cơ Tu và Pa Kô ở xã Hồng Hạ (A Lưới, Thừa Thiên - Huế) đã được vào ĐCĐC. Điện lưới đã được đưa về, 4 tuyến đường với tổng chiều dài 1.330m trong nội khu ĐCĐC Cu Mực - Kăn Hoa cũng được đầu tư bê tông hóa.

Những mô hình kinh tế như, trồng ngô xen lạc, trồng rừng, nuôi lợn rừng hay dịch vụ khác theo đó phát triển. Con em trong bản được đến trường đầy đủ, buổi tối còn có cả lớp học xóa mù chữ cho người lớn tuổi. Cuộc sống của đồng bào Cơ Tu và Pa Kô ở khu ĐCĐC dần đi vào ổn định.

Trưởng thôn Hoài Văn Uy như chứng minh về sự phát triển của Cu Mực - Kăn Hoa: “Mời chú ra quán café chị Si uống nước cho giống dưới xuôi”. Nói rồi anh đứng dậy, bỏ dở câu chuyện “Cu Mực- Kăn Hoa ngày mới” đang vào độ hay.

Tôi đi bộ theo Trưởng thôn trên con đường bê tông phẳng lỳ ra quán café. Chỉ tay về phía đàn dê đang ăn bên rẫy, anh bảo đó là dê của vợ chồng anh Tường chị Đào đấy. Từ ngày ĐCĐC tại đây, nhờ dê mà anh Tường chị Đào đã xây thêm được nhà đẹp, con cái lại có tiền để đi học đầy đủ. Giờ ở Cu Mực- Kăn Hoa có 5 hộ nuôi dê số lượng lớn, và nhiều hộ nuôi nhỏ lẻ, với tổng đàn khoảng 200 con chú ạ. Cái “anh” dê này hay ăn lại mắn đẻ, giá cả lại cao nên bà con nuôi nhiều.

Đang miên man theo nhịp kể, giọng anh Uy đã cất lên “Vào đây chú, café nhé”. Như một điển hình cho sự phát triển kinh tế hộ gia đình, có lẽ cũng vì thế mà Trưởng thôn mời tôi đi café? Gia đình chị Hồ Thị Si giờ đã có một cơ ngơi rộng rãi, khang trang, các vật dụng, tiện nghi trong gia đình đầy đủ.

Tay vẫn đếm tiền, đưa hàng cho khách, chị Hồ Thị Si vừa kể, gia đình em đến khu ĐCĐC Cu Mực- Kăn Hoa từ 2015, khi mới đến chỉ có vài hộ. Được Đảng và Nhà nước quan tâm, vợ chồng em vay vốn chăn nuôi, rồi mở tạp hóa, café… từng bước xây dựng kinh tế gia đình tại nơi ở mới.

“Từ chăn nuôi lợn, và nguồn thu từ tạp hóa, mỗi năm gia đình em thu nhập trên 200 triệu đồng”, chị Si phấn khởi.

Ông Hồ Viết Lương, Chủ tịch xã Hồng Hạ cho biết: “Đời sống bà con ở Cu Mực - Kăn Hoa giờ đã được nâng cao hơn trước. Tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo thấp hơn nhiều so với mức bình quân của xã. Bà con nuôi gà, dê và phát triển cả dịch vụ…”.

Người Tà Ôi ở Khe Bùn đã an cư

Cùng với Cu Mực - Kăn Hoa, khu ĐCĐC tập trung thôn Khe Bùn, xã A Ngo (huyện A Lưới) cũng đã hoàn thành và đưa đồng bào về nơi ở mới. Nhờ có quỹ đất, đồng bào lại cần cù nên chỉ sau mấy năm, đời sống người Tà Ôi đã được cải thiện, an cư bền vững tại nơi ở mới.

Được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, khu ĐCĐC Khe Bùn được bố trí ở xã A Ngo, với 877 hộ, với 3.567 nhân khẩu, trong đó dân tộc Tà Ôi chiếm trên 80%.

Khu ĐCĐC Khe Bùn giờ đã là nơi an cư bền vững cho người Tà Ôi
Khu ĐCĐC Khe Bùn giờ đã là nơi an cư bền vững cho đồng bào Tà Ôi

Có dịp về thăm khu tái định cư Ke Bùn mới cảm nhận được một sự "an cư lạc nghiệp" của người dân nơi đây. Gia đình chị Hồ Thị Nghệ, chỉ sau mấy năm đến định cư ở đây đã có cuộc sống khá đầy đủ. Vợ chồng chị đầu tư thêm máy cày, máy gặt lúa làm dịch vụ.

Chị Nghệ chia sẻ: “Nhờ các cấp quan tâm chăm lo đời sống cho đồng bào DTTS, như hỗ trợ xây dựng nhà tái định cư, đầu tư hạ tầng đồng bộ, cấp đất sản xuất… nên bà con đã có cuộc sống ổn định hơn”.

Ngoài gia đình chị Nghệ, có thể kể đến hàng chục hộ DTTS như anh Hồ Văn Tua, Hồ Văn Tình, Hồ Văn Lợi, Hồ Văn Tanh… mỗi gia đình trồng vài ha rừng, chăn nuôi gia súc hàng chục con, mở rộng kinh doanh. Từ vùng đất mới, người Tà Ôi đã tìm cho mình được phương thức sản xuất mới để an cư bền vững.

Để giúp người dân yên tâm và ổn định cuộc sống, bên cạnh được hỗ trợ xây dựng hạ tầng (giao thông, điện sinh hoạt, nước sạch), những hộ đồng bào vào ĐCĐC còn được hỗ trợ làm nhà ở, vay vốn sản xuất. Sau khi chuyển đến ĐCĐC, người dân nhanh chóng bắt tay vào phát triển vườn, rừng, cải tạo đất sản xuất, qua hướng dẫn bà con áp dụng khoa học kỹ thuật và tận dụng tối đa diện tích đất được cấp để phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới.

Theo ông Hồ Xuân Trăng,Trưởng ban Dân tộc tỉnh, qua thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, đã tạo điều kiện cho hộ đồng bào DTTS mới lập gia đình ra ở riêng, hoặc hộ nhà ở còn tạm bợ, thiếu đất sản xuất... có nơi ở ổn định và điều kiện phát triển sản xuất tại các điểm ĐCĐC tập trung và ĐCĐC xen ghép. Qua đó, góp phần thực hiện việc ổn định định cư, giảm thiểu tối đa tình trạng xâm canh, xâm cư, nhất là đối với các xã biên giới.

Nuôi dê đem lại hiệu quả kinh tế cao góp phần cải thiện đời sống đồng bào ở Cu Mực- Kăn Hoa
Mô hình nuôi dê đang đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống đồng bào ở Cu Mực- Kăn Hoa

Cùng với Cu Mực- Kăn Hoa, Ke Bùn, Ta Rỵ… đồng bào các DTTS ở những khu ĐCĐC trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đang dần 'bám rễ" an cư, phát triển bền vững trên những vùng đất mới.

Đặc biệt, hiện nay những chính sách dành riêng cho đồng bào DTTS, là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, theo đó, đồng bào sẽ được tiếp thêm sức mạnh. Qua đó, cùng với sự cần mẫn, khát khao chủ động vươn lên của đồng bào DTTS, nhất định những khu ĐCĐC sẽ trở thành những khu dân cư kiểu mẫu.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thực hiện Chương trình MTQG 1719: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ (Bài 3)

Thực hiện Chương trình MTQG 1719: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ (Bài 3)

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị bằng tinh thần khẩn trương, quyết liệt, Chương trình MTQG 1719 đã mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung, tiến độ thực hiện các dự án thuộc chương trình còn chậm so với kế hoạch. Nguyên nhân được chỉ ra là do đây là chương trình mới, phạm vi thực hiện rộng, liên quan đến nhiều Bộ ngành, địa phương; việc xây dựng, ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn chưa thực sự đồng bộ, kịp thời...
Tin nổi bật trang chủ
Thực hiện Chương trình MTQG 1719: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ (Bài 3)

Thực hiện Chương trình MTQG 1719: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ (Bài 3)

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị bằng tinh thần khẩn trương, quyết liệt, Chương trình MTQG 1719 đã mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung, tiến độ thực hiện các dự án thuộc chương trình còn chậm so với kế hoạch. Nguyên nhân được chỉ ra là do đây là chương trình mới, phạm vi thực hiện rộng, liên quan đến nhiều Bộ ngành, địa phương; việc xây dựng, ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn chưa thực sự đồng bộ, kịp thời...
Quy trình kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm

Quy trình kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm

Bạn của nhà nông - Như Ý - 21:29, 30/05/2023
Những năm gần đây, nghề nuôi cá tra đã trở thành một trong những đối tượng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, góp phần lớn trong việc cải thiện đời sống cho bà con. Tuy nhiên với môi trường nước ngày càng ô nhiễm, con giống suy thoái về chất lượng… dẫn đến giá thành sản xuất tăng cao, giảm lợi nhuận của người nuôi. Sau đây là quy trình kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao mời bà con tham khảo.
Ninh Thuận sẵn sàng cho Lễ hội Nho - Vang và đón bằng UNESCO

Ninh Thuận sẵn sàng cho Lễ hội Nho - Vang và đón bằng UNESCO

Trang địa phương - PV - 21:25, 30/05/2023
Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh Nghệ thuật làm gốm của người Chăm và Lễ hội Nho - Vang năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 13 - 18/6 tại Ninh Thuận.
Thái Nguyên: Cơ hội cho trẻ em DTTS sống tại vùng đặc biệt khó khăn được đến nhà trẻ

Thái Nguyên: Cơ hội cho trẻ em DTTS sống tại vùng đặc biệt khó khăn được đến nhà trẻ

Xã hội - Trí Phương - 21:18, 30/05/2023
Ngày 30/5, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh về quy định chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa và học phí đối với trẻ em nhà trẻ (trẻ từ 3 - 36 tháng tuổi) trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập thuộc tỉnh Thái Nguyên quản lý.
Quảng Ninh: Đạt chuẩn phổ cập giáo dục xóa mù chữ mức độ 2

Quảng Ninh: Đạt chuẩn phổ cập giáo dục xóa mù chữ mức độ 2

Giáo dục - Mỹ Dung - 21:16, 30/05/2023
Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) vừa ban hành Quyết định số 1510/QĐ-BGDĐT về việc công nhận tỉnh Quảng Ninh đạt chuẩn xóamù chữ mức độ 2, năm 2022.
Tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc đợt I - năm 2023 tại An Giang

Tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc đợt I - năm 2023 tại An Giang

Giải trí - Anh Trúc - 20:45, 30/05/2023
Hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với tỉnh An Giang tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc đợt I - năm 2023 tại Tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Xuất phát từ tín ngưỡng đa thần, Then Kin Pang là lễ hội không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Thái trắng ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu được tổ chức vào 10/3 Âm lịch hằng năm. Trong đó nghi lễ cúng then là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa và diễn xướng... đã góp phần gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền của người Thái ở Lai Châu.
Cần cẩn trọng trong việc khai thác chất liệu văn hóa các DTTS

Cần cẩn trọng trong việc khai thác chất liệu văn hóa các DTTS

Sắc màu 54 - Vy Nguyễn Thái Ninh - 20:34, 30/05/2023
Trong những năm gần đây, các giá trị truyền thống, văn hóa của cộng đồng các dân DTTS ở nước ta ngày càng được quan tâm, khai thác và phát huy trong nhiều lĩnh vực của đời sống, đặc biệt trong thời kỳ bùng nổ của Internet và mạng xã hội. Tuy nhiên, việc thiếu cẩn trọng trong nghiên cứu các chất liệu thuộc về giá trị truyền thống, văn hóa của cộng đồng các DTTS đã khiến nhiều tổ chức và cá nhân rơi vào những tranh cãi không đáng có.
Tin trong ngày - 30/5/2023

Tin trong ngày - 30/5/2023

Media - BDT - 20:00, 30/05/2023
Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp mặt đoàn đại biểu người có công tỉnh Vĩnh Long; Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Hội đồng Quốc gia Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia; cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gia Lai: Tặng Bằng khen cho 50 gương tiêu biểu “Tuổi trẻ sáng tạo”

Gia Lai: Tặng Bằng khen cho 50 gương tiêu biểu “Tuổi trẻ sáng tạo”

Gương sáng - Ngọc Thu - 19:25, 30/05/2023
Chiều 30/5, Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai đã tổ chức Liên hoan “Tuổi trẻ sáng tạo”, diễn đàn “Phát huy tài năng trẻ” và hoạt động đồng hành cùng thanh niên công nhân năm 2023 tại Công ty TNHH Một thành viên Cao su Chư Păh (tỉnh Gia Lai).
Kon Tum: Tập huấn quy trình sản xuất Sâm Ngọc Linh cho đồng bào Xơ Đăng

Kon Tum: Tập huấn quy trình sản xuất Sâm Ngọc Linh cho đồng bào Xơ Đăng

Kinh tế - P.Nguyên - T.Nhân - 18:40, 30/05/2023
Ngày 30/5, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum) đã tổ chức lớp tập huấn Quy trình sản xuất Sâm Ngọc Linh cho hơn 40 hộ đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông.
Biên Hòa (Đồng Nai): Nhiều cơ sở y tế bị khám xét do nghi ngờ hành vi trục lợi bảo hiểm

Biên Hòa (Đồng Nai): Nhiều cơ sở y tế bị khám xét do nghi ngờ hành vi trục lợi bảo hiểm

Pháp luật - Lê Vũ - 18:15, 30/05/2023
Ngày 30/5, Công an Tp. Biên Hòa (Đồng Nai) cho biết, đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ liên quan khám xét khoảng 10 cơ sở y tế tại nhiều phường, xã trên địa bàn, để làm rõ hành vi trục lợi bảo hiểm xã hội.