An ninh lương thực quốc gia đang bị đe dọa khi khu vực đồng bằng đang chịu tác động mạnh bởi biến đổi khí hậu (BĐKH). Điều này đòi hỏi phải có một chương trình phát triển tổng thể đồng bằng, tránh tình trạng “mạnh ai nấy làm” trong ứng phó BĐKH.
Khu vực đồng bằng có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, nhưng vai trò này đang trở nên mong manh trước biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng phức tạp. Để phát triển bền vững khu vực đồng bằng, cần thiết phải có một tầm nhìn chiến lược, nhất là trong ứng phó với thiên tai.
Là vùng sông nước mênh mông nhưng hiện Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang thiếu nước ngọt trên diện rộng. Thiếu nước sinh hoạt và sản xuất, cùng với đó là việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 không thể lơ là… khiến cho cuộc sống của khoảng 200 nghìn hộ ở khu vực này bị đảo lộn.
Trước những tác động nghiêm trọng của tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã triển khai nhiều giải pháp dài hạn để hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng Cục trưởng, Tổng Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) quanh vấn đề này.
Thời sự -
Sỹ Hào -
09:34, 26/02/2020 Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang tác động ngày càng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong khi đó, các nỗ lực ứng phó với BĐKH của các địa phương trong vùng mới chỉ là giải pháp trước mắt và ở tầm ngắn hạn, chưa tạo ra sự đột phá và bền vững.
Bạn đọc -
Song Vy -
10:07, 25/02/2020 Theo Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), thời điểm này, nhiều diện tích rừng tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đứng trước nguy cơ cháy rất cao. Trong khi đó, nguồn nước phòng chống cháy rừng đang dần cạn kiệt.
Bạn đọc -
N. Tâm -
10:04, 17/02/2020 Trước diễn biến bất thường của dịch viêm phổi cấp do virus Covid-19, nếu các doanh nghiệp không kịp thời chuyển hướng thì hầu hết các mặt hàng nông, thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đều bất lợi. Do đó, việc xây dựng kịch bản để ứng phó là hết sức cần thiết.
Bạn đọc -
Song Vy -
14:13, 11/02/2020 Theo dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, mùa khô năm 2019 - 2020, dự báo xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ở mức độ sâu hơn, gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm. Trong một số thời điểm, ranh mặn trên các sông có khả năng xâm nhập tương đương mùa khô năm 2015 - 2016. Dòng chảy trên sông Mekong về ĐBSCL trong tháng 2 và tháng 3 thiếu hụt so với trung bình nhiều năm. Mực nước tại Biển Hồ (Campuchia) ở mức thấp, khả năng bổ sung nước cho ĐBSCL khan hiếm.
Kinh tế -
Như Tâm -
16:22, 03/02/2020 Năm 2019, trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp nhưng sản xuất nông nghiệp ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vẫn “cán đích” với những con số ấn tượng; nhất là trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản với mũi nhọn là nuôi tôm.
Xã hội -
Lê Hùng -
11:14, 02/12/2019 Trong những năm gần đây, công tác bảo vệ môi trường nói chung, phong trào “Chống rác thải nhựa” nói riêng được triển khai sâu rộng và trở thành hoạt động thường xuyên của nhiều cơ quan, đơn vị, người dân ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Xã hội -
MINH TRIẾT -
18:50, 27/09/2019 Trong những năm qua, tình hình sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diễn biến phức tạp, xu hướng ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Gần đây, các tỉnh Sóc Trăng, Bến Tre, Cà Mau là những địa phương lần đầu tiên phải công bố tình huống khẩn cấp đối với tình trạng sạt lở trên.
Mùa nước nổi về, người dân vùng trũng Đồng Tháp Mười hân hoan đón “du lịch mùa lũ” từ những hoạt động như bơi xuồng hái điên điển, bẻ ấu, mò ốc, bắt cá… Ấn tượng nhất mỗi mùa lũ về là được chứng kiến những người dân miền Tây mộc mạc, chân chất làm công việc mới có thu nhập là làm hướng dẫn viên du lịch.
Mực nước các tỉnh đầu nguồn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đạt đỉnh lũ. Nước tràn đầy đồng ruộng, ngập cả đường phố và khu dân cư. Thực trạng này đang làm cho các cột điện “hụt chân” trong nước, dẫn đến những sự cố về lưới điện, gây gián đoạn cung cấp điện; nghiêm trọng hơn, người dân phải đối diện với nguy cơ mất an toàn…
Chiều tối nay (25/7), tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp các nhà đầu tư quan tâm đầu tư vào dự án Nhà máy sản xuất điện khí thiên nhiên hóa lỏng (khí LNG) tại Bạc Liêu.
Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến mô hình tôm lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Thực tế này đòi hỏi phải có các giải pháp cụ thể về giống lúa, giống tôm. Đồng thời, xây dựng các mô hình canh tác thích ứng, bền vững về môi trường, đảm bảo sinh kế cho người dân vùng chuyên canh tôm-lúa.
Khi chính sách thông thoáng, thủ tục hành chính được hỗ trợ thuận lợi, quyền lợi nhà đầu tư được công khai minh bạch, các doanh nghiệp đã mạnh dạn đăng ký đầu tư vào các địa phương trên nhiều lĩnh vực.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang bước vào mùa khô, nhìn lại năm 2017, những tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu (BĐKH) đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, sinh hoạt của người dân và sự phát triển kinh tế- xã hội bền vững của vùng. Một trong những giải pháp quan trọng năm 2018 đang được các địa phương triển khai là, chủ động ứng phó và tích cực thực hiện chuyển đổi phương thức, xây dựng mô hình sản xuất mới nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai.
Từ lâu, chính sách hạn điền là “nút thắt” của ngành Nông nghiệp phải tháo gỡ. Điều quan trọng là tháo gỡ theo hướng xóa bỏ hay nới rộng hạn điền? Đây là vấn đề không dễ bởi nới rộng hay xóa bỏ hạn điền đều có tác động tích cực lẫn tiêu cực đi kèm.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.