Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đồng bằng Sông Cửu Long: Sạt lở diễn biến nghiêm trọng

MINH TRIẾT - 18:50, 27/09/2019

Trong những năm qua, tình hình sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diễn biến phức tạp, xu hướng ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Gần đây, các tỉnh Sóc Trăng, Bến Tre, Cà Mau là những địa phương lần đầu tiên phải công bố tình huống khẩn cấp đối với tình trạng sạt lở trên.

Hiện trường sạt lở bờ biển Tây Cà Mau.
Hiện trường sạt lở bờ biển Tây Cà Mau.

Nhiều địa phương công bố tình huống khẩn cấp

Ngày 24/9, bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Sóc Trăng thông tin, lãnh đạo tỉnh vừa ký 4 quyết định công bố tình trạng khẩn cấp đối với tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển nguy hiểm trên địa bàn tỉnh.

Theo các quyết định công bố này, Sóc Trăng hiện đang có hàng loạt vị trí sạt lở nguy hiểm nằm trên địa bàn các huyện gồm Mỹ Xuyên, Long Phú, Cù Lao Dung, Kế Sách và TP. Sóc Trăng. Trong các khu vực được công bố, đoạn bờ sông Rạch Vọp (xã Thới An Hội, huyện Kế Sách) và đoạn sạt lở bờ sông Hậu, sông Saintard, rạch Mọp (đi qua thị trấn Đại Ngãi, xã Long Đức và xã Song Phụng, huyện Long Phú) là khu vực đặc biệt nguy hiểm.

Ngoài sạt lở bờ sông, nhiều đoạn bờ biển ở Sóc Trăng cũng đã và đang có nguy cơ sạt lở cao trong mùa mưa bão. Do đó, lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng cũng chỉ đạo Ban Quản lý dự án tỉnh phối hợp với các sở, ngành khẩn trương đề xuất phương án, giải pháp xử lý khẩn cấp. Chuẩn bị phương án sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện, vật tư để hỗ trợ người dân di dời và ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra.

Tương tự, ngày 20/9, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải ký Quyết định về tình trạng khẩn cấp sạt lở bờ biển Đông và sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Theo đó, trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện có hơn 25km cửa biển, bờ biển và hơn 1,2km bờ sông sạt lở cần khẩn cấp xử lý, các vị trí sạt lở tập trung ở các xã: Đất Mũi, Viên An, Viên An Đông, Tam Giang Tây, thị trấn Rạch Gốc thuộc huyện Ngọc Hiển; xã Nguyễn Huân thuộc huyện Đầm Dơi; xã Tam Giang Đông, thị trấn Năm Căn thuộc huyện Năm Căn.

Những vị trí sạt lở đặc biệt nguy hiểm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các khu dân cư, các khu hành chính, công trình giáo dục, y tế, QL1 và vành đai rừng phòng hộ, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân, đặc biệt là vào mùa mưa bão.

Mới đây, ông Cao Văn Trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cũng đã ký quyết định công bố tình trạng khẩn cấp trong sạt lở bờ sông, bờ biển tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh. Hiện tỉnh này có gần 7.000m bị sạt lở cần khẩn cấp xử lý 4 khu vực bờ sông, bờ biển. 
UBND tỉnh Bến Tre yêu cầu, UBND các huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú và TP. Bến Tre khẩn trương vận động Nhân dân di dời tài sản ra khỏi khu vực sạt lở nguy hiểm và khu vực có nguy cơ sạt lở, bố trí lực lượng trực theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở và ngăn không cho người, phương tiện vào khu vực này.

Gặp khó về kinh phí phòng chống

Theo ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, tháng 8/2018, tỉnh Hậu Giang đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xin hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án khắc phục sạt lở, di dời dân khu vực sông Cái Côn (thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành). Tuy nhiên, kinh phí này chưa được duyệt.

Vì vậy, mới đây, tỉnh Hậu Giang tiếp tục có văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch-Đầu tư xem xét tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ từ nguồn vốn dự phòng ngân sách hằng năm của Trung ương để khắc phục sạt lở, bảo vệ, di dời dân (khoảng 150 hộ) khu vực sông Cái Côn, với số tiền 200 tỷ đồng để triển khai dự án. Phần vốn còn lại, tỉnh Hậu Giang sẽ cân đối từ nguồn vốn ngân sách địa phương và huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện hoàn thành dự án.

Ông Tuyên thông tin thêm: Tình hình sạt lở trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong những năm qua rất phức tạp, đặc biệt tại huyện Châu Thành thường xuyên xảy ra tình trạng sạt lở đặc biệt nguy hiểm, với mức độ thiệt hại qua các năm ngày càng tăng cao, đe dọa trực tiếp đến tính mạng, tài sản của người dân tại các khu dân cư sinh sống tập trung dọc theo các bờ kênh. Riêng sông Cái Côn có 2 khu vực có nguy cơ sạt lở cao, 5 điểm nguy cơ sạt lở cao ảnh hưởng khu vực khu dân cư ven sông, trong đó khu vực xung yếu và điểm xung yếu sạt lở có chiều dài 500m”.

UBND tỉnh Cà Mau cũng vừa xin Trung ương xem xét, hỗ trợ hơn 947 tỷ đồng để thực hiện xử lý gấp 8 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm.
Các điểm sạt lở trên phần lớn nằm ở cửa biển ở huyện Ngọc Hiển; huyện Đầm Dơi và huyện Năm Căn. Hiện 8 điểm trên đang sạt lở với tốc độ rất nhanh (bình quân mỗi tháng lấn sâu vào bên trong khoảng 20m, thậm chí có những điểm trên 50m/tháng), tổng chiều dài hơn 26,7km và cần được đầu tư các công trình khẩn cấp nhưng địa phương đang khó khăn về nguồn vốn.

Liên quan đến tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển đang diễn ra khá phức tạp ở ĐBSCL, ông Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái cho biết, nguyên nhân chính của sạt lở ĐBSCL là sự thiếu hụt bùn và cát, đằng sau đó là do các đập thủy điện chắn sự vận chuyển bùn cát và do khai thác cát.

Về phương pháp tiếp cận ứng phó, ông Thiện cho rằng, trước khi sạt lở thì nên xem là tình trạng khẩn cấp để bảo đảm an toàn tài sản, tính mạng người dân. Còn khi đã sạt lở thì không còn khẩn cấp nữa. Lúc này là lúc phải cân nhắc hết các phương án để so sánh và chọn giải pháp hiệu quả. Về lâu dài, cần phải cân nhắc giữa lợi ích của việc tiếp tục khai thác cát và chi phí của những vụ sạt lở sẽ còn tiếp diễn nhiều trong tương lai…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đầu tư công trình nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719: “Giải khát” cho người dân miền núi Nghệ An

Đầu tư công trình nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719: “Giải khát” cho người dân miền núi Nghệ An

Những công trình nước sinh hoạt được đầu tư hỗ trợ theo Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 là một trong những nội dung nhằm đáp ứng nhu cầu tối thiểu trong sinh hoạt của người dân vùng DTTS&MN Nghệ An. Việc xây dựng các công trình nước tập trung, hỗ trợ công trình nước phân tán...đang là cách để “giải khát” hiệu quả, bền vững cho người dân các bản làng miền núi xứ Nghệ, vốn đang khó khăn, lại quắt quay vì thiếu nước hợp vệ sinh trong những mùa nắng nóng.
Tin nổi bật trang chủ
Đầu tư công trình nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719: “Giải khát” cho người dân miền núi Nghệ An

Đầu tư công trình nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719: “Giải khát” cho người dân miền núi Nghệ An

Công tác Dân tộc - An Yên - 1 giờ trước
Những công trình nước sinh hoạt được đầu tư hỗ trợ theo Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 là một trong những nội dung nhằm đáp ứng nhu cầu tối thiểu trong sinh hoạt của người dân vùng DTTS&MN Nghệ An. Việc xây dựng các công trình nước tập trung, hỗ trợ công trình nước phân tán...đang là cách để “giải khát” hiệu quả, bền vững cho người dân các bản làng miền núi xứ Nghệ, vốn đang khó khăn, lại quắt quay vì thiếu nước hợp vệ sinh trong những mùa nắng nóng.
Công tác dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và của cả hệ thống chính trị

Công tác dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và của cả hệ thống chính trị

Thời sự - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Đó là nhấn mạnh của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV, năm 2024, diễn ra ngày 9/11, tại thành phố Hạ Long.
Đại Từ (Thái Nguyên) kỳ vọng thoát nghèo nhờ chăn nuôi trâu sinh sản

Đại Từ (Thái Nguyên) kỳ vọng thoát nghèo nhờ chăn nuôi trâu sinh sản

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Nằm trong Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 – 2025, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã phê duyệt Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thực hiện Tiểu Dự án 1, thuộc Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, với tổng kinh phí hơn 2,1 tỷ đồng. Dự án được triển khai nhằm hỗ trợ người dân về con giống, vật tư, kỹ thuật chăm sóc, nâng cao nhận thức của các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo về phát triển kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV diễn ra phiên trù bị

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV diễn ra phiên trù bị

Thời sự - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Sáng 9/11, tại Hội trường 2/9 Tp. Pleiku, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV - năm 2024 đã diễn ra phiên trù bị.
Ngọc Lặc (Thanh Hóa): Nâng cao kiến thức pháp luật cho học sinh Trường PTDT nội trú THCS Ngọc Lặc

Ngọc Lặc (Thanh Hóa): Nâng cao kiến thức pháp luật cho học sinh Trường PTDT nội trú THCS Ngọc Lặc

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số. Tối 8/11, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Ngọc Lặc phối hợp tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật cho các em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Ngọc Lặc.
Mê đắm rẻo cao Kỳ Sơn

Mê đắm rẻo cao Kỳ Sơn

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam". Mê đắm rẻo cao Kỳ Sơn. Gương sáng A Mlưn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh

Thời sự - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Sáng 9/11, tại TP. Hạ Long, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV, năm 2024 chính thức khai mạc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông dự và chỉ đạo Đại hội.
Những nông dân trẻ tuổi làm giàu trên đất Khánh Sơn

Những nông dân trẻ tuổi làm giàu trên đất Khánh Sơn

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 6 giờ trước
Những năm gần đây, chính quyền huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đã tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế. Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều người trẻ đã dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế và trở thành những tấm gương, khơi dậy ý chí tự lực vươn lên của người nghèo.
Tổ chức Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tổ chức Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 6 giờ trước
Sau nhiều năm diễn ra tại các tỉnh khu vực Tây Bắc, Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024 sẽ được tổ chức tại "mái nhà chung" của 54 dân tộc, thể hiện tinh thần đại đoàn kết, cũng là dịp để người dân Thủ đô và du khách quốc tế có cơ hội tìm hiểu về thực hành then đã được UNESCO ghi danh. Liên hoan nằm trong khuôn khổ Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Phòng chống ma túy để xây dựng xã hội an toàn, lành mạnh, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước

Phòng chống ma túy để xây dựng xã hội an toàn, lành mạnh, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước

Thời sự - Hoàng Quý - 6 giờ trước
Sáng 8/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ma túy đến năm 2030.
Trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hóa chất

Trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hóa chất

Thời sự - Hoàng Quý - 6 giờ trước
Sáng 8/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hóa chất.