Thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch” (Dự án 6) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh An Giang đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhân rộng những cách làm hay, sáng tạo tại cơ sở...
Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 35,76%), trong đó nhiều nhất là đồng bào dân tộc Khmer. Thời gian qua, Sóc Trăng tập trung triển khai thực hiện hiệu quả nguồn lực từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc, trong đó chú trọng chính sách an sinh chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân bằng BHYT, qua đó, giúp đồng bào DTTS không còn lo lắng khi bị bệnh vì đã có tấm thẻ BHYT để đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh, tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng cao, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Sau gần ba năm triển khai thực hiện Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) về truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS và miền núi; Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình, tỉnh Đồng Nai đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhằm đánh giá hiệu quả của Dự án, rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 trong những năm tiếp theo, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Khang, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai.
Nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế về cây dược liệu, những năm gần đây, tỉnh Đắk Nông đã chú trọng việc phát triển dược liệu bằng những chủ trương, chính sách cụ thể, thúc đẩy sản xuất dược liệu quy mô lớn theo chuỗi giá trị gắn với bảo tồn.
Thực hiện chính sách chăm lo cho các đối tượng là Người có uy tín trong đồng bào DTTS, những năm qua, tỉnh Gia Lai luôn quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách. Đặc biệt, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã góp phần tạo điều kiện cho đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn tỉnh phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ của mình tại cơ sở.
Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 1.557 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, Người có uy tín đã gương mẫu, đi đầu trong vận động Nhân dân hăng hái tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư; tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; tích cực tuyên truyền, giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng...
Lạng Sơn là tỉnh miền núi có 5 huyện biên giới, 2 huyện nghèo; tỷ lệ người DTTS chiếm hơn 83% dân số toàn tỉnh, chủ yếu là dân tộc: Nùng, Tày, Dao, Sán Chay, Hoa, Mông. Trong thời gian qua, Lạng Sơn luôn đẩy mạnh thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần nâng cao đời sống người dân và thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân ở vùng DTTS.
Trong 2 năm 2022 và 2023, Quảng Trị được phân bổ hơn 638 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Từ nguồn lực này, nhiều công trình, dự án dân sinh đã được triển khai thực hiện, bước đầu đã phát huy hiệu quả, góp phần đưa vùng đồng bào DTTS và miền núi ở Quảng Trị khởi sắc.
Trong thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, trong đó có phục dựng, tái hiện các nghi lễ truyền thống của đồng bào các DTTS. Qua đó, tạo động lực để đồng bào DTTS giữ gìn văn hóa truyền thống đặc sắc gắn với phát triển du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.
Gia Lai là tỉnh miền núi có tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm hơn 46%, trong đó, chủ yếu là đồng bào dân tộc Gia Rai, Ba Na. Nhiều năm qua Gia Lai đã tích cực triển khai các chính sách dân tộc, qua đó đã góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS, đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đã giảm từ 12,09% (cuối năm 2021) xuống còn 8,11% (cuối năm 2023), trong đó, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm xuống còn 17,05%. Kết quả có sự tham gia tích cực của Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm, phát triển kinh tế xã hội. Bởi với cộng đồng các DTTS tỉnh Gia Lai, Người có uy tín có vai trò, vị trí rất quan trọng, họ nói dân tin, làm dân theo và là trung tâm đoàn kết của cộng đồng.
Trong những năm qua, tỉnh Kon Tum luôn quan tâm thực hiện tốt công tác phát triển đảng viên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), vùng có đạo. Qua đó, những đảng viên đã phát huy được vai trò trách nhiệm, là đầu tàu gương mẫu trong thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, cũng như phát triển kinh tế để Nhân dân noi theo.
Không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, Đồn Biên phòng (ĐBP) cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên (Kiên Giang) còn chú trọng triển khai nhiều hoạt động, phần việc chăm lo cho đồng bào DTTS khu vực biên giới; phối hợp triển khai thực hiện công tác dân tộc theo kế hoạch giữa hai đơn vị Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) và Ban Dân tộc tỉnh ký kết. Tổng kết công tác năm 2023, đơn vị được xét là đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực tiêu biểu”.
Xã hội -
Ngọc Thu -
05:01, 06/12/2023 Trong 3 năm (2021 - 2023), tỉnh Gia Lai đã phân bổ hơn 400 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và đã giải ngân gần 115 tỷ đồng. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh Gia Lai đã giảm từ 12,09% (cuối năm 2021) xuống còn 8,11% (cuối năm 2023), trong đó, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm xuống còn 17,05%.
Từ định hướng bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các DTTS, tỉnh Gia Lai đã tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động phục dựng, bảo tồn nét văn hoá truyền thống gắn với phát triển du lịch của địa phương; trong đó thông qua nhiều lễ hội, nghi lễ truyền thống của các dân tộc thiểu số được phục dựng. Qua đó, tạo điểm nhấn, nét đặc trưng riêng để thúc đẩy sự bứt phá mới trong phát triển cho du lịch, tạo việc làm, tăng thu nhập cải thiện chất lượng cuộc sống cho Nhân dân.
Sáng 05/12, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp rà soát công tác tổ chức Chương trình biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số toàn quốc năm 2023. Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc Uỷ ban Dân tộc (UBDT).
Trong hơn 35 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều quyết sách quan trọng để bảo đảm quyền bình đẳng trong học tập đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, miền núi. Chính sách giáo dục cho đồng bào DTTS ngày càng được hoàn thiện, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về "Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc".
Với đặc thù là huyện vùng cao, biên giới còn nhiều khó khăn, những năm gần đây, nhờ nỗ lực triển khai tốt các chính sách dân tộc và các Chương trình mục tiêu quốc gia, đời sống người dân huyện Mường Nhé (Điện Biên) đang ngày càng được nâng cao, từng bước xây dựng huyện trở thành điểm sáng kinh tế - xã hội vùng biên.Phóng viên báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Bùi Minh Hải, Bí thư Huyện ủy Mường Nhé về tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) có nguồn lực lớn nhất từ trước đến nay dành riêng cho vùng đồng bào DTTS&MN. Sau 3 năm triển khai Chương trình tại tỉnh Yên Bái đã từng bước thay đổi diện mạo, nâng cao đời sống Nhân dân, đáp ứng được nguyện vọng của đồng bào vùng DTTS và miền núi. Để hiểu thêm về những kết quả trong thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Yên Bái, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi trao đổi với ông Trần Xuân Thủy, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Yên Bái.
Phú Yên có 3 huyện được thụ hưởng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Tỉnh được đánh giá là một trong những địa phương thực hiện hiệu quả Chương trình. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn nhiều vướng mắc, việc giải ngân vốn chưa cao.
Những năm qua Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chăm lo phát triển đời sống đồng bào các DTTS, theo đó nhiều chính sách đã được ban hành, góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai việc triển khai các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 đã được huyện tích cực triển khai, phát huy hiệu quả nguồn vốn, tạo động lực để đồng bào DTTS phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Lê Đức Minh, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Bát Xát (Lào Cai) về vấn đề này.