Những năm gần đây, các huyện miền núi tỉnh Sơn La đã và đang phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển các mô hình liên kết trồng cây dược liệu, bước đầu đã đem lại hiệu quả. Từ đó, mở ra hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo việc làm, thu nhập ổn định, giúp đồng bào DTTS từng bước vươn lên thoát nghèo.
Media -
BDT -
17:00, 18/11/2023 Tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất ở vùng đồng bào DTTS đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần có giải pháp quyết liệt, đồng bộ để tập trung giải quyết. Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV , đã có những quy định cụ thể nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS. Chương trình Vấn đề sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về nội dung: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Gỡ điểm nghẽn về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Những năm qua, tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện tốt chính sách dân tộc, công tác dân tộc. Gần đây nhất, là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án đã và đang phát huy hiệu quả, cải thiện chất lượng đời sống Nhân dân, thay đổi diện mạo vùng DTTS và miền núi.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng, nhiều hộ DTTS trên địa bàn huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tự lực vươn lên thoát nghèo, không còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Đặc biệt, phong trào hiến đất, góp tài sản của người dân vùng đồng bào DTTS đã tạo nên hình ảnh đẹp về tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng. Những công trình mới, con đường mới được dựng xây lên từ sự đồng lòng của Nhân dân đang nhiều lên mỗi ngày.
Tỉnh Kon Tum có gần 55% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Trong những năm qua, cùng với việc thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với đồng bào DTTS, tỉnh Kon Tum đã ban hành và triển khai thực hiện nhiều chính sách đặc thù đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, trong đó, tập trung đầu tư phát triển, tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng đồng bào DTTS. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Quốc Tuấn, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum.
Ẩn hiện dưới những tầng mây trùng điệp giữa vùng núi Ngọc Linh hùng vĩ là những ngôi làng của người Xơ Đăng với mái nhà rông cao vút, xen kẽ đó là những ngôi nhà xây kiên cố, trẻ em ríu rít đến trường trên những con đường bê tông sạch đẹp,....cho thấy sự đổi thay trong đời sống của người Xơ Đăng ở huyện nghèo Tu Mơ Rông (Kon Tum). Điều đó khẳng định những chính sách của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với đồng bào DTTS đã phát huy hiệu quả.
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã để lại những hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống và sự phát triển của vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp với các cách làm thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào DTTS.
Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn Đắk Nông vẫn còn diễn biến phức tạp. Giai đoạn 2015 - 2020, toàn tỉnh có 347 trường hợp tảo hôn; 24 trường hợp hôn nhân cận huyết thống. Nạn tảo hôn, phổ biến nhất là nữ ở độ tuổi dưới 16. Tình trạng này diễn ra chủ yếu ở một số thôn, bản, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số của tỉnh. Đắk Nông đang tăng tốc thực hiện công tác tuyên truyền, vận động người dân “nói không” với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Đôi tay đã chai sạn, đôi mắt không còn sáng, nhưng đều đặn mỗi tối, những người nông dân là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) lại đến lớp học xóa mù chữ, say sưa nắn nót từng nét chữ, con số với mong muốn hết sức giản dị: Biết viết tên mình, tính toán các con số để không bị nhầm lẫn khi mua, bán nông sản cho các thương lái.
Để thực hiện hiệu quả Tiểu dự án 1, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) một trong những nhiệm vụ quan trọng mà tỉnh Cà Mau chú trọng, là tập trung đẩy mạnh xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS.
Với quyết tâm nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày một phát triển, cấp ủy, chính quyền xã Đăk Long, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đã và đang tập trung triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Căn cứ Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày13/4/2023của UBND tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2023, Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau phối hợp Trung tâm Trợ giúp Pháp lý Nhà nước tỉnh triển khai hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Chương trình tập huấn do Sở Tư pháp phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, UBND huyện, Phòng Tư pháp huyện Trần Văn Thời, UBND xã Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời) và Ban Quản trị Chùa Tam Hiệp tổ chức.
Từ nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỉnh Cao Bằng đã triển khai các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo… giúp nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Sau 2 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I, từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719), các chính sách hỗ trợ đã cơ bản giải quyết được những khó khăn, đáp ứng được những nhu cầu bức thiết, tồn đọng của người dân; đời sống vùng đồng bào DTTS có nhiều đổi thay tích cực. Hiện Châu Đức đang ưu tiên mọi nguồn lực với mục tiêu đến năm 2025 sẽ đổi thay toàn diện vùng đồng bào DTTS.
Đào tạo nghề, giải quyết việc làm, là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đây cũng là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào. Thời gian qua, huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) đã đạt được nhiều kết quả trong công tác đào tạo nghề theo các chương trình mục tiêu quốc gia, góp phần nâng cao đời sống, tỷ lệ hộ nghèo giảm theo từng năm.
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 41 thành phần dân tộc cùng sinh sống, với gần 55.400 người (chiếm 4,8% dân số toàn tỉnh), trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc Sán Dìu (chiếm hơn 80%). Những năm qua, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS nói chung, của đồng bào dân tộc Sán Dìu nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt, ban hành nhiều chủ trương, chính sách, nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện vùng DTTS, miền núi nói chung, khu vực Tây Nguyên nói riêng.
UBND huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang vừa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi lần thứ Nhất, năm 2023. Dự Hội nghị có ông Vi Thanh Quyền - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo huyện Yên Thế, đại diện lãnh đạo UBND các xã và 100 đại biểu là điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi huyện Yên Thế.
Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa có dân số trên 1 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 60%, chủ yếu là đồng bào các dân tộc Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao, Khơ Mú. Xác định phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua Đảng, Nhà nước, tỉnh ta luôn quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt các chính sách dân tộc đối với đồng bào khu vực này. Trong đó chính sách hỗ trợ về nhà ở đang giúp cho nhiều hộ DTTS an cư, tập trung phát triển sản xuất để giảm nghèo bền vững.