Tại Kỳ họp lần thứ 7, HĐND tỉnh Kon Tum khóa XII, nhiệm kỳ 2021- 2026 (diễn ra từ ngày 8 - 10/7), vấn đề hộ đồng bào DTTS thiếu đất ở và đất sản xuất được nhiều đại biểu HĐND tỉnh quan tâm tại phiên thảo luận. Nhiều ý kiến của đại biểu cho rằng, có độ vênh rất lớn giữa báo cáo và thực tế cuộc sống của người dân.
Thời gian qua, tỉnh An Giang đã tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến nay, nhiều sản phẩm vùng DTTS đã được công nhận OCOP, góp phần phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, trong từng sản phẩm.
Từ thực hiện hiệu quả các nội dung dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào DTTS, giúp cho các chỉ số hạnh phúc (CSHP) của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Yên Bái được cải thiện rõ rệt.
Những năm gần đây, nhờ những chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước mà đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Nam đã có nhiều đổi thay đáng kể. Đồng bào đã chủ động vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và từng bước làm giàu.
Đến nay, 10/10 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã tổ chức xong Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV (riêng huyện Ia H’Drai lần thứ II) năm 2024 theo đúng thời gian quy định của Trung ương, sự chỉ đạo của UBND tỉnh là hoàn thành trước ngày 30/6/2024.
Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên luôn quan tâm đến công tác giáo dục đào tạo, đặc biệt là giáo dục vùng DTTS và miền núi với nhiều chính sách hỗ trợ đặc biệt và nhân văn.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sau hơn 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở tỉnh Kon Tum đã từng bước đổi thay.
Hiện nay, nhiều huyện trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV. Kế thừa và phát huy những kết quả, thành tựu đã đạt được, giai đoạn tới, cấp ủy Đảng, chính quyền, quân và dân các địa phương khu vực Tây Nguyên quyết tâm đưa vùng đồng bào DTTS phát triển nhanh, bền vững.
Trải qua 99 năm xây dựng và phát triển, Báo chí Cách mạng Việt Nam đã khẳng định vai trò là phương tiện thông tin, tuyên truyền kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân. Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân, nhất là đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.
Sau hơn 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi đã và đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Trong đó, chú trọng giải ngân, triển khai các công trình kết cấu hạ tầng, tạo sức bật để vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn vươn lên phát triển kinh tế - xã hội. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số công trình được đầu tư xây dựng từ nguồn lực của Chương trình MTQG 1719.
Thể chế hóa chủ trương của Đảng về công tác dân tộc, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển toàn diện vùng DTTS và miền núi. Chính sách đã có, nhưng để chính sách đến được với đồng bào, đi vào đời sống, đạt hiệu quả cao nhất thì công tác tuyên truyền có vai trò đặc biệt quan trọng.
Media -
BDT -
17:00, 28/06/2024 Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu hướng phát triển tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại. Hiện nay, những mô hình này đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều ở vùng DTTS và miền núi. Nó tạo ra thay đổi trong tư duy sản xuất của nông dân, chuyển biến rõ rệt trong nông nghiệp. Mặc dù xu hướng này đang có nhiều tín hiệu tích cực, nhưng để định hình phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững, gắn với thị trường tiêu thụ, các địa phương vẫn còn gặp nhiều gian nan. Chuyên mục Vấn đề sự kiện tuần này của Báo Dân tộc và Phát triển bàn về Chuyện đồng bào DTTS làm nông nghiệp hữu cơ
UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Công văn số 2230 “về việc tăng cường triển khai các giải pháp giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS”.
Chiều 25/6, huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV. Đại hội đã thông qua Quyết tâm thư và đề ra nhiều mục tiêu quan trọng, trong đó, phấn đấu đến năm 2025 không còn xã vùng III và huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm 3%. Dự Đại hội có lãnh đạo HĐND tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh; lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Đăk Hà và 150 đại biểu ưu tú đại diện cho hơn 44.000 đồng bào DTTS đang sinh sống trên địa bàn huyện.
Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân nói chung, đồng bào DTTS và miền núi nói riêng, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc luôn quan tâm, dành nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ y tế, nhất là tuyến cơ sở.
Media -
BDT -
17:00, 22/06/2024 Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 vừa qua. Trong kỳ họp lần thứ 7 này, Chính phủ đề xuất cho phép Luật Đất đai có hiệu lực từ 1/8/2024, sớm 5 tháng so với quyết nghị của Quốc hội. Luật Đất đai 2024 đã có những quy định cụ thể nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về chính sách đất đai, giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất.
Chiều 21/6, huyện Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV. Dự Đại hội có lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh; lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và 147 đại biểu đại diện cho hơn 26.000 đồng bào DTTS trong huyện.
Sau loạt bài phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển về tình trạng gom mua đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và ngang nhiên san đồi, lấp ruộng tại khu vực giáp ranh giữa xã Đăk Pxi và xã Đăk Long, huyện Đăk Hà (Kon Tum), Huyện ủy Đăk Hà đã có văn bản chỉ đạo và UBND huyện Đăk Hà đang xác lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính; đồng thời, yêu cầu UBND xã Đăk Pxi, UBND xã Đăk Long tổ chức họp kiểm điểm, làm rõ, xử lý trách nhiệm đối với tập thể và các cá nhân có liên quan.
Huyện Đăk Tô (Kon Tum) có trên 50% dân số là người dân tộc thiểu số (DTTS), với 17 thành phần dân tộc sinh sống. Những năm qua, huyện đã triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả nhiều chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ của Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS. Qua đó, từng bước rút ngắn khoảng cách giàu và nghèo giữa vùng đồng bào DTTS khó khăn với các vùng nông thôn khác và tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của huyện.
Sáng 19/6, huyện Đăk Glei (Kon Tum) tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV. Với chủ đề “Các dân tộc huyện Đăk Glei đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đã thông qua Quyết tâm thư và đề ra mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2029 toàn huyện có 7 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người đạt 52 triệu đồng/người/năm. Dự Đại hội có lãnh đạo tỉnh, huyện và 150 đại biểu đại diện 45.000 người DTTS trên địa bàn huyện.