Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đăk Tô (Kon Tum): Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế vùng DTTS

Ngọc Chí - 12:36, 20/06/2024

Huyện Đăk Tô (Kon Tum) có trên 50% dân số là người dân tộc thiểu số (DTTS), với 17 thành phần dân tộc sinh sống. Những năm qua, huyện đã triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả nhiều chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ của Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS. Qua đó, từng bước rút ngắn khoảng cách giàu và nghèo giữa vùng đồng bào DTTS khó khăn với các vùng nông thôn khác và tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của huyện.

Diện mạo huyện Đăk Tô đang từng ngày đổi thay
Diện mạo huyện Đăk Tô đang từng ngày đổi thay

Đầu tư đồng bộ cho vùng DTTS

Với phương châm, triển khai thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, các chương trình, dự án phải đảm bảo phù hợp với thực tiễn, đúng quy trình, công khai, dân chủ, kịp thời, đúng và không bỏ sót đối tượng, đem lại hiệu quả cao đối với vùng DTTS trên địa bàn huyện. Trên cơ sở đó, các cơ quan, các xã, thị trấn đã chủ động triển khai thực hiện và tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện Đăk Tô xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch… để cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết của Huyện ủy, HĐND huyện đề ra. Qua đó, thúc đẩy và tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, góp phần giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào DTTS nói riêng và giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện nói chung.

Ông Sa Phương – Phó Chủ tịch UBND huyện Đăk Tô cho biết: Đảng ủy, chính quyền huyện Đăk Tô luôn coi công tác dân tộc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của huyện. Từ năm 2019 đến nay, huyện đã ban hành nhiều Nghị quyết chương trình, kế hoạch công tác trong cả giai đoạn và hàng năm để lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh, thực hiện các chính sách an sinh xã hội và chăm lo đời sống Nhân dân ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.

Nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 đã đầu tư hoàn thiện hệ thống trường, lớp phục vụ công tác giảng dạy cho học sinh vùng DTTS huyện Đăk Tô
Nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 đã đầu tư hoàn thiện hệ thống trường, lớp phục vụ công tác giảng dạy cho học sinh vùng DTTS huyện Đăk Tô

Bằng nguồn vốn của các Chương trình mục tiêu quốc gia, từ năm 2022-2023, huyện đã đầu tư xây dựng hơn 250 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống của người dân trong vùng đồng bào DTTS. Tổng nguồn vốn thực hiện hơn 360 tỷ đồng. Đến nay, 100% xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa; các tuyến đường trục thôn, đường đi khu sản xuất, đường liên thôn được Nhà nước hỗ trợ để xây dựng kiên cố hóa đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm; đã xây dựng 05 điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; 3/8 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Anh A Hít, thôn Đăk Manh 2, xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô chia sẻ: Trước đây, đường giao thông chưa được đầu tư, chủ yếu là đường đất, đi lại rất khó khăn. Từ năm 2020 trở lại đây, Nhà nước đầu tư đường giao thông nông thôn, điện chiếu sáng rất thuận tiện cho bà con. Ban đêm đi lại thuận tiện, hạn chế tai nạn giao thông, hàng hóa vận chuyển thuận lợi.

Vợ chồng A Đam (bên phải), thôn Kon Tu Peng, xã Pô Kô phấn khởi khi được hỗ trợ 2 con bò sinh sản từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719
Vợ chồng A Đam (bên phải), thôn Kon Tu Peng, xã Pô Kô phấn khởi khi được hỗ trợ 2 con bò sinh sản từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Đặc biệt, nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) được huyện quan tâm chỉ đạo, triển khai quyết liệt. Huyện đã đầu tư xây dựng 03 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung; hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 20 hộ; đầu tư bố trí ổn định hộ dân cư theo hình thức ổn định tại chỗ cho 797 hộ đồng bào DTTS; đầu tư xây dựng hơn 110 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS; nhiều mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất đã phát huy hiệu quả...

Ông A Đam, thôn Kon Tu Peng, xã Pô Kô, huyện Đăk Tô chia sẻ: Gia đình là hộ nghèo, tháng 8/2023 được xã hỗ trợ 2 con bò sinh sản. Sau gần 1 năm chăm sóc đã sinh thêm 1 bê con, bây giờ được tổng cộng 3 con. Việc Nhà nước hỗ trợ như thế này giúp gia đình có điều kiện phát triển sản xuất, sau này có thu nhập và vươn lên thoát nghèo.

Hướng đến phát triển bền vững

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong vùng đồng bào DTTS huyện Đăk Tô được nâng lên rõ rệt, kinh tế phát triển không ngừng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững. Thu nhập bình quân đầu người trong vùng đồng bào DTTS năm sau cao hơn năm trước; tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS giảm hằng năm trên 3%/năm. Đây là tiền đề quan trọng để các dân tộc huyện Đăk Tô tiếp tục đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững.

Ông Sa Phương – Phó Chủ tịch UBND huyện Đăk Tô cho biết: Để tiếp tục nâng cao đời sống của đồng bào DTTS trên địa bàn huyện, UBND huyện tiếp tục tăng cường công tác thông tin, truyền thông, vận động, hướng dẫn Nhân dân sử dụng giống mới có giá trị kinh tế cao, áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, đầu tư tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả cây trồng, vật nuôi.

Đồng bào DTTS huyện Đăk Tô mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng và liên kết sản xuất để nâng cao giá trị
Đồng bào DTTS huyện Đăk Tô mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng và liên kết sản xuất để nâng cao giá trị

Cùng với đó, UBND huyện Đăk Tô chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm huy động tối đa nguồn lực của địa phương, kết hợp lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án và các nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện. Trong đó, chú trọng việc thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, phát huy vai trò chủ thể của người dân, tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng, đảm bảo quy định và công khai, minh bạch.

Ông Lê Thanh Dũng – Phó Chủ tịch UBND xã Pô Kô, huyện Đăk Tô cho biết: Xã có hơn 90% dân số là đồng bào DTTS, từ nguồn vốn của 03 Chương trình mục tiêu quốc gia xã tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng – kinh tế xã hội; trong đó, ưu tiên các công trình điện thắp sáng nông thôn, cơ sở hạ tầng cho trường học, đường giao thông nội thôn, nội đồng. Đồng thời, tạo điều kiện cho các hộ nghèo được vay vốn và triển khai kịp thời các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho đồng bào DTTS.

Huyện tiếp tục triển khai thực hiện tốt Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Phát huy vai trò của già làng, trưởng thôn, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS giúp dân phát triển kinh tế và xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ngày càng vững chắc. Phấn đấu đến năm 2029, thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào DTTS đạt từ 57 triệu đồng/năm trở lên; 87% xã đạt tiêu chí nông thôn mới…

Ông A Hlai (thứ hai từ phải sang), già làng thôn Kon Tu Jốp 1, xã Pô Kô tuyên truyền, vận động người dân chăm lo phát triển kinh tế và xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc
Ông A Hlai (thứ hai từ phải sang), già làng thôn Kon Tu Jốp 1, xã Pô Kô tuyên truyền, vận động người dân chăm lo phát triển kinh tế và xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc

Ông A Hlai, già làng thôn Kon Tu Jốp 1, xã Pô Kô, huyện Đăk Tô chia sẻ: Đảng, Nhà nước đầu tư rất nhiều cho vùng đồng bào DTTS. Với vai trò là già làng tôi luôn tuyên truyền, vận động bà con phải nỗ lực lao động, sản xuất, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất của mình. Có như vậy mới không lãng phí nguồn lực đầu tư của Nhà nước.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của của các cấp ủy đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền, công tác dân tộc, các chính sách dân tộc đã và đang được huyện Đăk Tô triển khai, tổ chức thực hiện đồng bộ và có hiệu quả. Niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước được củng cố, nâng lên. Tin rằng, tương lai không xa, huyện Đăk Tô sẽ vươn lên phát triển mạnh mẽ. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 góp phần thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn ở Lạng Sơn

Chương trình MTQG 1719 góp phần thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn ở Lạng Sơn

Nhờ thực hiện tốt Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần bảo tồn, khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS, tiêu biểu là các câu lạc bộ dân ca, trang phục truyền thống… Nhờ đó, thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ cơ sở và du lịch nông thôn tại tỉnh Lạng Sơn.
Tin nổi bật trang chủ
Thái Nguyên: Đa dạng phương thức bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống gắn với phát triển du lịch

Thái Nguyên: Đa dạng phương thức bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống gắn với phát triển du lịch

Du lịch - Thảo Khánh - 4 giờ trước
Thực hiện Dự án 6 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Thái Nguyên đã quan tâm, triển khai đa dạng các phương thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng.
Lộc Ninh (Bình Phước): Vốn tín dụng chính sách tiếp sức cho hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn.

Lộc Ninh (Bình Phước): Vốn tín dụng chính sách tiếp sức cho hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn.

Kinh tế - Mai Hương - Đức Phong - 4 giờ trước
Chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh (SXKD) tại vùng khó khăn được Phòng Giao dịch Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Lộc Ninh triển khai trong 17 năm qua trên địa bàn, mang lại cơ hội thoát nghèo bền vững, nâng cao thu nhập cho nhiều hộ dân.
Bạc Liêu: Lãnh đạo tỉnh thăm và chúc mừng Lễ Sen Dolta năm 2024

Bạc Liêu: Lãnh đạo tỉnh thăm và chúc mừng Lễ Sen Dolta năm 2024

Thời sự - Như Tâm - 4 giờ trước
Ngày 27/9/2024, Đoàn công tác đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND,Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh do ông Nguyễn Bình Tân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, tặng quà nhân lễ Sen Dolta năm 2024 của đồng bào dân tộc Khmer tại Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh và các chùa: Cù Lao; Giá Giữa; Cái Giá cũ (Chùa Chót) trên đại bàn huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Ông Tô Thành Phương, Trưởng ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và đại diện lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện Vĩnh Lợi cùng tham gia Đoàn.
PC Kon Tum triển khai đối soát thông tin chủ thể HĐMBĐ trên hệ thống thông tin khách hàng với CSDLQGVDC

PC Kon Tum triển khai đối soát thông tin chủ thể HĐMBĐ trên hệ thống thông tin khách hàng với CSDLQGVDC

Tin tức - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Hiện nay, Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) đang triển khai công tác đối soát, cập nhật và chuẩn hóa thông tin chủ thể hợp đồng mua bán điện (HĐMBĐ) với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGVDC), nhằm đảm bảo thông tin khách hàng quản lý đúng với thực tế và CSDLQGVDC, thuận lợi trong việc tra cứu và thực hiện các giao dịch trên VNeID.
Chương trình MTQG 1719 góp phần thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn ở Lạng Sơn

Chương trình MTQG 1719 góp phần thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn ở Lạng Sơn

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 4 giờ trước
Nhờ thực hiện tốt Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần bảo tồn, khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS, tiêu biểu là các câu lạc bộ dân ca, trang phục truyền thống… Nhờ đó, thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ cơ sở và du lịch nông thôn tại tỉnh Lạng Sơn.
“Giấc mơ Trịnh 2” - Đêm nhạc gây quỹ ủng hộ trẻ em chịu ảnh hưởng bão số 3 tại Cao Bằng

“Giấc mơ Trịnh 2” - Đêm nhạc gây quỹ ủng hộ trẻ em chịu ảnh hưởng bão số 3 tại Cao Bằng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 27/9, có những thông tin đáng chú ý sau: “Giấc mơ Trịnh 2” - Đêm nhạc gây quỹ ủng hộ trẻ em chịu ảnh hưởng bão số 3 tại Cao Bằng. Những vầng trăng "khuyết". “Bước chân trên mây” - Thương hiệu riêng của du lịch Trạm Tấu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thái Nguyên triển khai hiệu quả Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719

Thái Nguyên triển khai hiệu quả Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 4 giờ trước
Thực hiện Dự án 8 về bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS miền núi (viết tắt là Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thái Nguyên được phân bổ tổng số vốn là là 8.744 triệu đồng. Dự án nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, đồng thời tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nử và trẻ em vùng DTTS.
Phú Yên: Từ năm học 2024 - 2025 sẽ miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi

Phú Yên: Từ năm học 2024 - 2025 sẽ miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 4 giờ trước
Năm học 2024 - 2025, Phú Yên có hơn 190.000 học sinh ra lớp. Trong đó, trẻ mầm non hơn 28.000 em, trên 76.000 học sinh tiểu học, gần 55.000 học sinh trung học cơ sở và gần 31.000 học sinh trung học phổ thông.
Phú Yên: Giao lưu văn hóa nghệ thuật đồng bào các DTTS

Phú Yên: Giao lưu văn hóa nghệ thuật đồng bào các DTTS

Sắc màu 54 - T.Nhân - N.Triều - 4 giờ trước
Tối 26/9, tại Tp. Tuy Hòa, Ban Dân tộc tỉnh Phú Yên đã tổ chức Chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật các DTTS. Chương trình là hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động của Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Phú Yên lần thứ IV, năm 2024.
Phát huy tính tự lực, tự cường trong vùng DTTS ở Lâm Đồng

Phát huy tính tự lực, tự cường trong vùng DTTS ở Lâm Đồng

Công tác Dân tộc - Thảo Linh - 4 giờ trước
Niềm vui xen lẫn tự hào, xúc động là những cảm xúc rõ nét nhất mà chúng tôi ghi lại được trong không khí tưng bừng, phấn khởi của Đại hội Đại biểu các Dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng lần thứ IV, năm 2024 diễn ra trong 2 ngày 26 và 27/9/2024. Vùng đồng bào DTTS Lâm Đồng có được thành quả như ngày hôm nay, ngoài sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước thông qua các chương trình, dự án thì sự tự lực, tự cường, phấn đấu vươn lên của chính người dân đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chúng tôi xin trích một số ý kiến của Đại biểu tham dự Đại hội lần này nhằm làm rõ nhận định trên.
Lâm Đồng: Các dân tộc đoàn kết, phát huy nội lực, tiềm năng để phát triển bền vững

Lâm Đồng: Các dân tộc đoàn kết, phát huy nội lực, tiềm năng để phát triển bền vững

Công tác Dân tộc - Lê Hường - Minh Thu - 4 giờ trước
Đó là chủ đề của Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Lâm Đồng lần thứ IV, năm 2024, được tổ chức trang trọng ngày 27/9, tại Tp. Đà Lạt. Dự và chỉ đạo Đại hội có Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr; đại diện cơ quan Trung ương; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, Ban Dân tộc các tỉnh bạn và 250 đại biểu chính thức, đại diện cho gần 379.000 đồng bào DTTS trên toàn tỉnh Lâm Đồng.