Những năm gần đây, hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã phục vụ tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Điện Biên luôn xác định, bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến khoáng sản là một yêu cầu bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản dù ở bất cứ quy mô công suất và địa điểm nào trên địa bàn tỉnh.
Nhằm từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, thời gian qua, huyện Mường Chà (Điện Biên) đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp, trong đó, có việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ Chương trình giảm nghèo bền vững, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, triển khai các mô hình kinh tế mang lại thu nhập cao.
Người Khơ Mú là một trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên hiện còn bảo lưu, trao truyền được nhiều phong tục, tập quán rất đặc sắc, trong đó đáng kể nhất là lễ hội cầu mùa - một nghi lễ nông nghiệp quan trọng trong đời sống của người Khơ Mú.
Mưa lớn những ngày gần đây khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh Điện Biên bị sạt lở nghiêm trọng, bùn đất tràn xuống mặt đường, gây ùn tắc giao thông cục bộ.
Xã hội -
PV -
10:38, 20/08/2020 Để kịp thời hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra, mấy tháng nay, các cấp, ngành, địa phương tỉnh Điện Biên đã tập trung triển khai các gói hỗ trợ an sinh xã hội cho các đối tượng theo Nghị quyết số 42 của Chính phủ, Quyết định số 15 của Thủ tướng Chính phủ. Dù còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, song các huyện, thị xã, thành phố đã đẩy mạnh công tác hỗ trợ kết hợp với tăng cường kiểm tra, kiểm soát để hỗ trợ đảm bảo chính xác, đúng đối tượng.
Từ đêm 16 đến sáng 17/8, mưa lớn xảy ra trên địa bàn huyện Nậm Pồ (Điện Biên) đã gây ra nhiều thiệt hại cho địa phương. Tại xã Nậm Nhừ đã có lũ ống, lũ quét khiến một số nhà dân, trường học, các công trình ngầm kè và tài sản của người dân bị hư hỏng, cuốn trôi.
Mưa lớn xảy ra trên địa bàn huyện Nậm Pồ (Điện Biên) từ đêm 16 đến sáng 17/8 đã gây nhiều thiệt hại cho địa phương. Tại xã Nậm Nhừ đã có lũ ống, lũ quét khiến một số nhà dân, trường học, các công trình ngầm kè và tài sản của người dân bị hư hỏng, cuốn trôi.
Xã hội -
PV -
15:57, 13/08/2020 Trước tình hình dịch COVID-19 có thể "xâm nhập" vào Việt Nam do các hoạt động thăm thân qua lại biên giới, xuất nhập cảnh trái phép của người dân vùng biên, là lực lượng nòng cốt trong việc ngăn chặn dịch COVID-19, Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã tăng thêm 8 chốt chặn, nâng tổng số lên 68 chốt với gần 300 cán bộ, chiến sĩ tham gia canh gác dọc tuyến biên giới. Các anh đang ngày đêm bám chốt, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ "kép": gìn giữ an ninh biên giới, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ và làm tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Lễ cúng bản của người Hà Nhì ở tỉnh Điện Biên (người Hà Nhì gọi là lễ gạ ma thú) là nghi lễ lớn, quan trọng nhất trong năm của cộng đồng người Hà Nhì, được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hằng năm. Lễ hội này nhằm mục đích cầu cúng thần rừng thiêng và tổ tiên phù hộ để năm mới mưa thuận, gió hòa, mọi người trong bản mạnh khỏe, làm ăn gặp nhiều may mắn.
Sau khi dịch Covid-19 bùng phát ở Đà Nẵng và lan rộng sang nhiều tỉnh, thành trong cả nước, tỉnh Điện Biên đã nhanh chóng kích hoạt lại các tổ chốt chặn trên tuyến biên giới. Tại đây, những cán bộ, chiến sĩ quân hàm xanh ngày đêm “căng mình” vượt nắng thắng mưa, ăn rừng ngủ lán, hình thành lên “vành đai sống” kiên cố, giữ vững an ninh trật tự và ngăn dịch bệnh xâm nhập vào nội địa.
Mưa lớn xảy ra vào rạng sáng 6/8, đã khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ (Điện Biên) ngập sâu trong nước.
Là tỉnh có đường biên giới quốc gia tiếp giáp với 2 nước: Lào và Trung Quốc, có 19 dân tộc cùng sinh sống, trình độ dân trí không đồng đều, trong khi đó tình trạng mua bán người thường tập trung ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người gây khó khăn cho chính quyền và cơ quan chức năng. Ðó là những nguyên nhân khiến Ðiện Biên luôn được xác định là địa bàn phức tạp về hoạt động của tội phạm mua bán người.
Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp và khó lường, thời gian qua, ngành Nông nghiệp tỉnh Ðiện Biên đã chủ động khảo sát sản xuất, khuyến cáo và hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất nương, đất trồng lúa một vụ kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác; qua đó hạn chế được rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, đồng thời nâng cao năng suất cây trồng và thu nhập của người dân.
Xã hội -
PV -
09:42, 30/07/2020 Điện Biên đã kích hoạt lại các chốt chặn trên tuyến biên giới, nhằm giám sát chặt chẽ các cửa khẩu, lối mở ngăn chặn người nước ngoài nhập cảnh...
Kinh tế -
Hương Chi -
10:07, 28/07/2020 Xóa bỏ tập quán sản xuất manh mún, kém hiệu quả sang đầu tư sản xuất tập trung, áp dụng kỹ thuật nâng cao chất lượng, nhiều nông sản truyền thống ở vùng cao tỉnh Điện Biên có cơ hội “thoát” khỏi núi rừng về nơi phố thị, nâng cao giá trị kinh tế và trở thành những sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.
Điện Biên là tỉnh miền núi có đông đồng bào DTTS sinh sống, chiếm khoảng 80% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, bên cạnh việc tập trung nguồn lực đầu tư, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc phát triển kinh tế, ổn định đời sống, tỉnh còn chú trọng thúc đẩy công tác bình đẳng giới (BĐG), tạo sự chuyển biến trong thực hiện mục tiêu bình đẳng giữa nam và nữ trên mọi lĩnh vực.
Giáo dục -
Hương Chi -
23:51, 06/07/2020 Giáo dục STEM là quá trình tích hợp, vận dụng linh hoạt kiến thức giữa các môn khoa học, kỹ thuật, toán học, công nghệ. Đây là Mô hình giáo dục còn khá mới mẻ và xa lạ với nhiều học sinh vùng DTTS của tỉnh Điện Biên. Tuy nhiên, ở Trường THCS xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, sau hơn 1 năm áp dụng Mô hình giáo dục này đã phát huy hiệu quả tích cực trong giảng dạy, học sinh say mê thực hành và phát huy năng lực sáng tạo.
Xã hội -
Nam Hương -
09:35, 03/07/2020 Bên đôi bờ sông Mã chảy qua địa phận xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên), đồng bào dân tộc Xinh Mun lập bản, sống quần tụ và định cư lâu đời. Do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, cho đến nay, đời sống của đồng bào Xinh Mun vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, kéo theo đó là nguy cơ hòa tan bản sắc văn hóa với cộng đồng dân tộc khác.
Bạn đọc -
Vũ Lợi -
11:39, 01/07/2020 Thống kê mỗi năm trên địa bàn tỉnh Điện Biên ghi nhận hàng chục vụ ngộ độc do ăn nấm rừng, trong đó, đã có những cái chết thương tâm khiến không ít người phải xót xa. Nhưng dường như, điều đó chưa đủ sức cảnh tỉnh đối với bộ phận người dân vùng cao thường xuyên sử dụng nấm rừng làm thức ăn.
Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, song hiện nay, dân tộc Kháng tại Điện Biên vẫn giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc về phong tục, tập quán, truyền thuyết, truyện kể dân gian thể hiện bằng tiếng nói riêng của dân tộc. Cùng với đó là nhiều nghi lễ về sản xuất nông nghiệp, như: Lễ cơm mới, Lễ Pang phoóng, Lễ hội Xên Pang ả…cũng được giữ gìn và phát huy.