Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, quan tâm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho Nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Căn cứ cách mạng xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk có mật danh H6 là vùng đất Anh hùng. Trong kháng chiến cũng như thời bình, đồng bào DTTS một lòng theo Đảng, đoàn kết vượt khó, nỗ lực vươn lên, sáng tạo trong lao động sản xuất, xây dựng buôn làng ngày càng giàu đẹp.
Kinh tế -
Phương Linh -
11:40, 26/04/2024 Trong những năm qua, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đắk Lắk đã triển khai Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (gọi tắt là Nghị định 28). Hiệu quả tín dụng chính sách cho thấy, người DTTS trong tỉnh đã tiếp cận được nguồn vốn vay để đầu tư xây dựng nhà ở, chuyển đổi nghề và sản xuất, hướng đến vươn lên thoát nghèo bền vững.
Media -
Ngọc Chí -
11:49, 09/09/2024 Trong giai đoạn 2021 - 2025, huyện Đăk Tô tập trung triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) nhằm đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS, tạo nền tảng để địa phương phát triển.
Đồng Hỷ là huyện miền núi phía Đông Bắc tỉnh Thái Nguyên, toàn huyện có 32 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 54,4%. Sau 5 năm thực hiện quyết tâm thư đại hội DTTS lần thứ III (giai đoạn 2019 – 2024), với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần...
Huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận có 13 DTTS cùng sinh sống, Những năm trước đây, đời sống kinh tế của đồng bào chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, thu nhập bấp bênh, thậm chí có những gia đình mùa giáp hạt vẫn thiếu ăn. Gần đây, với nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS ở Tánh Linh đã có nhiều đổi thay.
Media -
BDT -
20:00, 10/10/2024 Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Sa Pa khẩn trương khôi phục hoạt động du lịch sau bão, lũ. Đổi thay ở Trăng Nó - Kon Blo. Độc đáo văn hóa người Hà Nhì đen ở Dào San. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Những năm gần đây, cuộc sống, nhận thức của đồng bào Mông ở thôn Sán Sì Lủng, xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc, Hà Giang đã có nhiều đổi thay tích cực; các hủ tục trong nếp sống cũ dần được đẩy lùi. Có được những chuyển biến tích cực đó là nhờ một phần đóng góp không nhỏ trong công tác vận động, tuyên truyền của Người có uy tín Vừ Mí Hờ.
Một thời, người Mông ở xứ Nghệ tồn tại những tập tục lạc hậu về học hành, cưới hỏi, ma chay; một thời, những bản làng người Mông nơi đây đầy rẫy hoa anh túc cùng đói nghèo, khốn khó… Nhưng, với nhiều nỗ lực đến từ hệ thống chính trị và cả từ những người Mông tiên phong đổi mới, đến nay cuộc sống của đồng bào Mông ở Nghệ An đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ.
Chúng tôi cứ mãi mang theo cảm xúc về câu chuyện của những hộ dân người Mã Liềng (dân tộc Chứt) ở bản Cà Xen nộp đơn xin thoát nghèo lên xã Thanh Hóa (Tuyên Hóa, Quảng Bình) mới đây. Phải chăng vì thế mà quãng đường rừng 60km từ bản về trung tâm xã đã không còn xa ngái. Hẳn là do ai trong chúng tôi cũng dường như đang mải mê với ý chí, quyết tâm của bà con dân bản trên hành trình thoát nghèo dưới dãy núi Giăng Màn.
Là một trong 11 xã biên giới khó khăn của huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, xã Thanh là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Bru Vân Kiều. Những năm gần đây, được sự quan tâm, đầu tư từ nhiều chương trình, dự án, chính sách dân tộc, đặc biệt là 3 chương trình MTQG đã làm thay đổi đời sống và bộ mặt nông thôn xã biên giới này.
Diện mạo hạ tầng cơ sở ngày một khang trang, đời sống dân sinh đang tiếp tục chuyển biến tích cực..., chính là kết quả từ sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) trong thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 ( Chương trình MTQG 1719).
Phóng sự -
Nguyễn Thanh -
01:37, 25/10/2023 Hành trình đến với Thằm Thẩm – một bản làng nằm ở xã biên giới Nhôn Mai (Tương Dương, Nghệ An) chắc chắn phải hơn “chín suối, mười đèo”. Nhưng ở vùng đất bộn bề khó khăn, vất vả của nắng gió biên thùy ấy, có những con người hay lam hay làm, không ngại khó ngại khổ, ví như Trưởng bản người Mông “nói dân tin và làm dân theo” – Và Bá Ca.
Thời gian qua, nhờ triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc của Trung ương, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi của tỉnh Khánh Hòa đã có sự đổi thay rõ rệt. Bên cạnh đó, tỉnh Khánh Hòa cũng đã đề ra nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, mô hình kinh tế hỗ trợ riêng để người dân miền núi khó khăn ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Kinh tế -
Thành Trung- Mắn On -
17:21, 07/11/2022 Là huyện nghèo còn gặp nhiều khó khăn, những năm qua Đảng bộ, chính quyền huyện biên giới Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai nhiều giải pháp để tập trung xóa đói giảm nghèo. Từ sự chủ động của chính quyền địa phương cộng với ý thức tự lực vươn lên của mỗi người dân, đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn đã đổi thay và không ngừng phát triển.
Phóng sự -
Trương Hữu Thiêm -
08:46, 14/12/2022 Như mối duyên “trời định”, một ngày đầu tháng 12/2022, chúng tôi trở lại xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Cảnh cũ vẫn đây nhưng người xưa đâu chẳng thấy. Trong khi chờ được làm việc với Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Nà Hỳ (Bộ Chỉ huy Biên phòng Điện Biên), chúng tôi lang thang ở trung tâm xã biên giới Nà Hỳ, để có thể cảm nhận phần nào những đổi thay trên vùng đất biên thùy này. Mỗi bước chân nghe lòng dội lên những kỷ niệm quá khứ thật khó cắt nghĩa và cũng không dễ gọi tên...
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, Gia Lai) là vùng căn cứ cách mạng vững chắc, giữ vai trò quan trọng trong công cuộc giải phóng tỉnh Gia Lai. Sau chiến tranh, kế thừa truyền thống anh hùng, Nhân dân xã Hà Đông lại tiếp tục vươn lên xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Phóng sự -
Trọng Bảo -
09:28, 22/08/2022 Tự hào truyền thống vùng quê cách mạng, phát huy thành quả từ phong trào xây dựng NTM, đồng bào Tày bên dòng Nậm Luông, xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên, Lào Cai) hôm nay đang ngày một đổi thay. Đặc biệt là tư duy khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế, trong đó chú trọng hướng phát triển du lịch cộng đồng, bảo tồn bản sắc văn hóa...
Kinh tế -
Ngọc Thu -
19:30, 07/11/2022 Ia Kreng là xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, với gần 100% dân số là người DTTS. Ia Kreng cũng là xã từng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất của huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai). Những năm gần đây, vùng đất khó Ia Kreng đã phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và Nhân dân để vươn lên thoát nghèo, thoát khó, từ đó diện mạo của Ia Kreng có sự đổi thay rõ rệt.
Tôi đã không ít lần đi trên con đường 4C, nơi “đầu trời ngất đỉnh Hà Giang”. Mỗi một lần đi, cảm xúc trong tôi đều rất khác biệt. Không phải vì sự hiểm trở của một tuyến đường lên 4 huyện nơi địa đầu Tổ quốc, hay chỉ vì sức hấp dẫn của cột cờ Lũng Cú, cao nguyên đá Đồng Văn… mà hơn hết là những cảm nhận về sự đổi thay vượt bậc của đất và người nơi đây khi có con đường huyết mạch, con đường chiến lược..., đã mang lại hạnh phúc, no ấm, bình yên trên mỗi bản làng.