Xã hội -
Thiên Đức - Khanh Tiến -
17:01, 02/03/2022 Trước đây, do dân cư sinh sống thưa thớt, vấn đề rác thải sinh hoạt không đáng lo ngại với tỉnh Yên Bái. Tuy nhiên, những năm gần đây, áp lực gia tăng dân số khiến cho rác thải sinh hoạt tăng lên chóng mặt. Ô nhiễm môi trường đang là một thách thức không nhỏ đối với chính quyền các cấp trong tỉnh.
Bạn đọc -
Nguyễn Kiều -
21:52, 01/03/2022 Thời gian gần đây, người dân khu vực xã Quang Minh, huyện Bắc Quang (Hà Giang) liên tục phản ánh về việc Công ty TNHH Xuân Thiện Hà Giang có dấu hiệu khai thác trái phép khối lượng lớn tài nguyên cát, sỏi trên sông Lô, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đời sống người dân nơi đây.
Bãi rác tập trung khổng lồ, hàng ngàn tấn chất cao, bốc mùi hôi thối đặt ngay sát khu dân cư, khiến hàng trăm hộ dân thôn Làng My, xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng nhiều năm nay, phải sống trong cảnh môi trường, nguồn nước sinh hoạt, sản xuất ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sức khỏe...
Theo một báo cáo môi trường của Liên Hợp Quốc được công bố vào ngày 15/2, ô nhiễm môi trường đang góp phần gây ra nhiều ca tử vong trên toàn cầu hơn so với COVID-19.
Huyện Vân Đồn , có vựa hàu lớn nhất tỉnh Quảng Ninh, với diện tích nuôi trồng trên 4.000 ha. Hàu không chỉ được tiêu thụ nội địa, mà còn là sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) với số lượng lớn. Thời gian gần đây, kết quả quan trắc môi trường nguồn nước các vùng nuôi hàu trên địa bàn huyện Vân Đồn đều ghi nhận nhiều thông số vượt ngưỡng cho phép... Để tránh nguy cơ "mất cả chì lẫn chài", thì việc giữ được an toàn môi trường nước là rất quan trọng...
Chúng tôi về hai thôn Tà Lang, Giàn Bí xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) một ngày trời hửng nắng sau những cơn mưa dầm dề. Các con đường bê tông giờ được phủ xanh mát bởi những hàng cây và hoa ven đường. Người Cơ Tu ở hai thôn đã biết bảo vệ môi trường bằng cách không đốt túi nylon, vứt rác sai quy định. Rác được phân loại tại nguồn và làm thành các chế phẩm sinh học thân thiện môi trường...
Pháp luật -
Nghĩa Hiệp - Thiên An -
15:15, 23/11/2021 Sau 2 bài viết: Lập lờ giữa than xít và đất đen (ngày 10/11) và “Lách luật” để sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường (ngày 12/11), đăng tải trên báo Dân tộc và Phát triển, chỉ ra các dấu hiệu sai phạm của Công ty Cổ phần Toàn Phát (Công ty Toàn Phát) tại huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Vừa qua, ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đã ký Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty Toàn Phát. Tuy nhiên, Công ty này vẫn còn sai phạm khác chưa được cơ quan chức năng, chính quyền đề cập, cần phải được xem xét xử lý dứt điểm.
Với cách chế biến theo phương pháp thủ công, không có hệ thống xử lý nước thải, cơ sở chế biến mủ cao su tại xã Ngọc Trung, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) đang khiến người dân trong khu vực bức xúc, vì tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài.
Pháp luật -
Nghĩa Hiệp - Thiên An -
11:50, 12/11/2021 Giai đoạn năm 2012 - 2014, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành nhiều văn bản, chỉ đạo xóa bỏ lò gạch thủ công (lò vòng). Lộ trình đặt ra đến hết năm 2015, cơ bản trên địa bàn tỉnh sẽ không còn các lò gạch thủ công hoạt động. Nhưng đến tháng 4/2016 lò gạch thủ công dưới mác “cải tiến” của Nhà máy gạch TUYEL Na Dương vẫn được UBND huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) cấp phép. Mặc dù, liên quan đến phản ánh của người dân, rất nhiều lần đoàn kiểm tra liên ngành của UBND huyện Lộc Bình vào làm việc, nhưng bằng nhiều cách "lách luật" của Công ty nên lò gạch này vẫn tồn tại.
Pháp luật -
Nghĩa Hiệp - Thiên An -
14:52, 10/11/2021 Theo thông tin phản ánh của bạn đọc gửi đến báo Dân tộc và Phát triển, tại khu Sơn Hà, thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn), hoạt động của Nhà máy gạch TUYEL Na Dương, thuộc Công ty Cổ phần Toàn Phát, do ông Hoàng Tuấn làm Giám đốc, đã sử dụng chất đốt gây ô nhiễm môi trường; ngang nhiên sử dụng lò vòng (loại lò thủ công đã bị cấm sử dụng) trong sản xuất gạch. Đồng thời, ông Giám đốc Công ty còn giả mạo chữ ký của người lao động để vay tiền hỗ trợ từ Ngân hàng Chính sách xã hội...
Thời gian gần đây, người dân ở xã Thiện Nghiệp, TP. Phan Thiết (Bình Thuận) rất bức xúc khi một trạm trộn bê tông có quy mô lớn ngang nhiên xây dựng trên đất rừng, hoạt động rầm rộ, ảnh hưởng đến đời sống người dân. Tuy nhiên các cấp chính quyền địa phương vẫn “ngó lơ”, không có biện pháp xử lý triệt để.
Pháp luật -
Kiên Minh Hải -
16:22, 29/10/2021 Theo phản ánh của người dân, thời gian gần đây, tại Khu công nghiệp (KCN) phía Nam tỉnh Yên Bái đã gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Bên cạnh đó, hàng loạt dự án của các doanh nghiệp dù vẫn chưa đủ điểu kiện pháp lý theo quy định nhưng vẫn ngang nhiên triển khai.
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên WWF tại Việt Nam và Ban Quản lý Dự án về “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương”, phối hợp với Báo điện tử VTC News đã phát động giải báo chí “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương”.
Môi trường là 1 trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đây cũng là vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống người dân. Và chỉ khi người dân chủ động tham gia bảo vệ, thì môi trường mới thực sự bền vững.
Tình trạng ô nhiễm môi trường do thói quen xả rác bừa bãi, tập quán chăn nuôi thả rông, nuôi nhốt gia súc dưới sàn nhà… là một thực tế tồn tại lâu nay ở không ít vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xã Gia Hội, huyện Văn Chấn (Yên Bái) với trên 90% dân tộc thiểu số sinh sống cũng từng như vậy.
Thời gian qua, người dân xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên (Yên Bái) vô cùng bức xúc, liên tục kêu cứu vì nguồn nước bị ô nhiễm và mùi khét hóa chất thải ra không khí. Nguyên nhân được cho là từ Nhà máy Chế biến Graphite đóng trên địa bàn.
Một dự án ở Kenya đang sử dụng công nghệ khí sinh học để giải quyết hai vấn đề ô nhiễm lớn trong một thiết bị, đó là máy biến chất thải từ bèo lục bình (bèo tây) xâm lấn thành nhiên liệu nấu ăn không gây ô nhiễm môi trường.
Pháp luật -
Lê Phương - Huỳnh Đại -
10:09, 25/06/2021 Nhiều tháng nay, người dân sống dọc tuyến đường ĐT 639, đi qua xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn trong cảnh bất an vì đoàn xe “siêu tải” mang lô gô Tấn Thành và Công ty Hưng Việt chở đất san lấp mặt bằng, thi công đường ven biển. Đoàn xe quá tải này kéo nhau chạy ầm ầm suốt ngày, bụi bay mù mịt, vừa ô nhiễm môi trường, vừa gây mất an toàn giao thông. Tuy nhiên, cho đến nay, các cơ chức năng ở địa phương vẫn chưa có biện pháp xử lý để đảm bảo an toàn cho người dân.
Bạn đọc -
Hiếu Anh -
11:54, 07/06/2021 Công ty TNHH MTV XNK Phương Nam (sau đây gọi tắt là Công ty Phương Nam) có địa chỉ tại phường Chi Lăng, TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Ngành nghề đăng ký sản xuất, kinh doanh chính của Công ty là may mặc, với sản phẩm thân thiện môi trường. Tuy nhiên, những năm gần đây, Công ty này liên tục bị người dân trên địa bàn tố gây ô nhiễm môi trường.
Bạn đọc -
Lê Hoàng – Mạnh Hùng -
11:15, 07/06/2021 Người dân sống gần mỏ đá núi Nứa (ấp Phú Mỹ, xã Xuân Lập, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) đang sống khổ sở vì môi trường ô nhiễm trầm trọng; nhiều người phải bỏ xứ ra đi, những người ở lại chịu cảnh bệnh tật cực khổ... Trong khi đó, doanh nghiệp khai thác mỏ lại khắc phục hậu quả nửa vời.