Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kenya biến bèo lục bình thành nhiên liệu sinh học để nấu ăn

PV - 10:40, 30/07/2021

Một dự án ở Kenya đang sử dụng công nghệ khí sinh học để giải quyết hai vấn đề ô nhiễm lớn trong một thiết bị, đó là máy biến chất thải từ bèo lục bình (bèo tây) xâm lấn thành nhiên liệu nấu ăn không gây ô nhiễm môi trường.

Ông Dominic Kahumbu cùng một công nhân đi thu hoạch bèo tây trên hồ Vitoria để chuyển đổi thành khí sinh học. (Ảnh: Reuters).
Ông Dominic Kahumbu cùng một công nhân đi thu hoạch bèo tây trên hồ Vitoria để chuyển đổi thành khí sinh học. (Ảnh: Reuters).

Công ty công nghệ năng lượng của Kenya Biogas Internationa đang hợp tác với nhà sản xuất dược phẩm AstraZeneca và Viện Lãnh đạo phát triển bền vững, Đại học Cambridge để thực hiện dự án này.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, cho đến nay, dự án đã cung cấp 50 lò khí sinh học cho các ngôi nhà ở thành phố Kisumu, miền tây Kenya, cho phép các gia đình chuyển đổi từ củi hoặc than mà theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới đều độc hại và tốn nhiều thời gian nấu nướng sang nấu bằng khí sinh học từ cây lục bình.

“Khí không có khói, không có mùi, nấu nhanh hơn nhiều so với bếp than”, anh Tony Otieno nói khi đang đun một ly trà sữa cho bà ngoại 70 tuổi Margaret bằng cách sử dụng khí sinh học từ hầm ủ.

Một số gia đình đã được cấp một bếp gas như một phần của dự án, để thay thế cho bếp jiko - một loại bếp di động sử dụng than củi. Nhiều thiết bị phân hủy chất thải thành khí sinh học cũng được phát miễn phí, phần còn lại do công ty trợ cấp.

Khí sinh học được chuyển đổi từ bèo tây và dự trữ trong chiếc túi này. (Ảnh: Reuters).
Khí sinh học được chuyển đổi từ bèo tây và dự trữ trong chiếc túi này. (Ảnh: Reuters).

Máy do Biogas International thiết kế để phân hủy và tạo ra khí từ chất thải là bèo tây đang phủ kín như trải thảm trên phần lớn của hồ Victoria, một hồ nước ngọt giữa Kenya, Uganda và Tanzania.

Loài thực vật giống cỏ dại này gây hại cho đời sống thủy sinh, trong đó có các loài cá, khiến vi khuẩn và muỗi sinh sôi nảy nở, gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng địa phương.

Với thiết bị này, cứ 2-3 kg lục bình được vớt từ hồ có thể cung cấp năng lượng cho một bếp nấu trong khoảng bốn giờ, đủ để tạo ra một bữa ăn.

Giám đốc điều hành của Biogas International, ông Dominic Kahumbu, cho biết: “Thật may mắn khi có bèo tây. Những người già đang khó thở vì hít phải bụi than củi đang cần được chuyển đổi sang sử dụng khí sinh học”.

Anh Tony Otieno đang bật bếp đun bằng khí sinh học tại nhà bà nội ở gần thành phố Kisumu, Kenya. (Ảnh: Reuters).
Anh Tony Otieno đang bật bếp đun bằng khí sinh học tại nhà bà nội ở gần thành phố Kisumu, Kenya. (Ảnh: Reuters).

Tuy nhiên, ông thừa nhận, thiết bị phân hủy chất thải để tạo khí sinh học có giá khá cao, 650 USD/chiếc, chưa phù hợp với hầu hết các gia đình ở đây. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, GDP bình quân đầu người ở Kenya chỉ hơn 1.800 USD vào năm 2020.

Ông cho biết, chi phí sản xuất mỗi thiết bị phân hủy chất thải thành khí sinh học cao khiến lợi nhuận khó có thể đạt được trong ít nhất 5 năm nữa. Công ty cần đầu tư vốn mới để mở rộng sản xuất nhiều thiết bị hơn.

Hai phiên bản lớn hơn của thiết bị vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm sẽ sản xuất nhiên liệu sạch ở quy mô công nghiệp cho các nhà hàng, trang trại gia cầm và cơ sở sấy cá trong khu vực./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
IC MASTER 2023: Chân dung 4 đội thi xuất sắc bước vào giai đoạn tăng tốc về đích

IC MASTER 2023: Chân dung 4 đội thi xuất sắc bước vào giai đoạn tăng tốc về đích

Như đã đưa tin, Cuộc thi "Sinh viên ứng dụng AI trong truyền thông quảng bá vùng DTTS”, cuộc thi IC MASTER 2023 do Học viện Ngoại giao tổ chức; 4 đội thi xuất sắc đang gấp rút chuẩn bị cho vòng Chung kết The Impact với những đề án ấn tượng xoay quanh chủ đề: “Ứng dụng AI trong truyền thông quảng bá địa phương”.
Tin nổi bật trang chủ
Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội: Đi đầu trong phát triển kinh tế (Bài 2)

Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội: Đi đầu trong phát triển kinh tế (Bài 2)

Công tác Dân tộc - PV - 5 giờ trước
Với tinh thần cần cù, sáng tạo và giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, mong muốn cống hiến cho gia đình và xã hội, nhiều Người có uy tín huyện Văn Lãng là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, động viên con, cháu, vận động nhân dân trong thôn, bản tích cực phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xoá bỏ những tập quán canh tác lạc hậu, tạo ra những mô hình điển hình, góp phần thúc đẩy phong trào xoá đói giảm nghèo ở địa phương.
Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lich cộng đồng (Bài 3)

Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lich cộng đồng (Bài 3)

Sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với các dân tộc thuộc nhóm dân tộc ít người, trong đó có cộng đồng dân tộc Brâu, không chỉ là những chính sách tạo dựng, đáp ứng các điều kiện về phúc lợi, dân sinh để đồng bào phát triển toàn diện trên lĩnh vực đời sống vật chất, đồng bào Brâu còn được đầu tư, hỗ trợ giữ gìn giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa, như phong tục tập quán, lễ hội, trang phục truyền thống, nhạc cụ dân tộc…nhằm nâng cao đời sống tinh thần.
Điểm sáng giảm nghèo của cả nước

Điểm sáng giảm nghèo của cả nước

Media - BDT - 10 giờ trước
Xã Đại Dực là xã thuộc diện xa và khó khăn nhất của huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh với gần 100% dân số là dân tộc thiểu số. Từng là địa bàn đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo cao thì nay xã Đại Dực đang đổi thay từng ngày. Dễ nhận thấy nhất là kết cấu hạ tầng ở xã miền núi này trong khoảng 5 năm trở lại đây nhờ nguồn lực từ các chương trình của trung ương cũng như của tỉnh Quảng Ninh ở xã Đại Dực nhiều công trình hạ tầng thiết yếu đã được đầu tư và hoàn thiện.
Đồng bào Chứt ở Quảng Bình

Đồng bào Chứt ở Quảng Bình "không ở lại phía sau": Vươn lên làm giàu, nuôi con thành tài (Bài 3)

Cùng với sự phát triển của đất nước, hàng chục năm nay, các xã vùng đồng bào Chứt sinh sống ở Quảng Bình cũng được Nhà nước đầu tư nhiều nguồn lực nhằm phát triển toàn diện, nhờ đó đến nay đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Điện lưới quốc gia; sóng điện thoại, mạng internet… cũng đã “về bản” để phục vụ ngày càng tốt hơn cho việc sinh hoạt, sản xuất của đồng bào. Đáng phấn khởi, trong những bản làng, xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương đồng bào Chứt vươn lên làm giàu, nuôi con ăn học thành tài.
Khai thác sản phẩm du lịch mới ở Quảng Bình: Đánh thức tiềm năng vùng đồng bào DTTS

Khai thác sản phẩm du lịch mới ở Quảng Bình: Đánh thức tiềm năng vùng đồng bào DTTS

Tính đến nay, Quảng Bình đã phê duyệt 34 đề án, cho phép khai thác thử nghiệm một số sản phẩm, điểm du lịch mới trên địa bàn. Phát triển du lịch cộng đồng gắn với nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS được các địa phương ở tỉnh Quảng Bình quan tâm đầu tư để thu hút du khách, đặc biệt là một số mô hình du lịch cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Công dụng “thần kỳ” của mỡ lợn đối với sức khỏe con người

Công dụng “thần kỳ” của mỡ lợn đối với sức khỏe con người

Mỡ lợn là phần thịt mỡ của con lợn, được sử dụng theo cách rán lên để lấy mỡ hoặc để nguyên trên miếng thịt rồi chế biến. Trước đây người tiêu dùng không phân biệt dầu ăn hay mỡ lợn, nhiều quan niệm cho rằng ăn mỡ lợn không tốt và chuyển sang dùng dầu thực vật hoàn toàn, điều này là không đúng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng việc sử dụng mỡ đúng cách sẽ mang lại lợi ích rất tốt cho sức khỏe.
Bắc Ninh: Nâng cao chất lượng quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Bắc Ninh: Nâng cao chất lượng quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Trang địa phương - Xuân Hải - 14 giờ trước
Trong những năm qua, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (VSMTNT) tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc triển khai các chương trình, dự án, đề án về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Nhờ đó, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%, chất lượng cuộc sống, sức khỏe và môi trường của người dân được nâng cao.
Sửa đổi, bổ sung điều kiện công nhận, chế độ chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Sửa đổi, bổ sung điều kiện công nhận, chế độ chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 14 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 12/2023/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Tây Giang (Quảng Nam): Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ cây dược liệu

Tây Giang (Quảng Nam): Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ cây dược liệu

Theo Chương trình MTQG 1719, giai đoạn I từ năm 2021-2025 sẽ đầu tư hỗ trợ phát triển dược liệu quý được triển khai thí điểm theo hình thức liên kết chuỗi giá trị tại 22 huyện của 21 tỉnh. Tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, mô hình trồng cây dược liệu đã góp phần quan trọng trong việc tạo sinh kế bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS.
Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống

Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống

Tỉnh Bình Định có 3 dân tộc thiếu số chủ yếu gồm: Ba Na, Chăm, H’rê sinh sống ở 6 huyện miền núi. Trong thời gian qua, Bình Định đã triển khai Dự án 6 của Chương trình MTQG 1719 ở một số địa phương, nhưng để thực sự hiệu quả, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS thì cần triển khai đồng bộ các chính sách trong thời gian tới.
Hòa Bình: Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phát triển vùng DTTS, miền núi

Hòa Bình: Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phát triển vùng DTTS, miền núi

Công tác Dân tộc - Ánh Hà Hương - 14 giờ trước
Nhiều năm qua, các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đã tập trung các nguồn lực đầu tư toàn diện cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, nhờ đó đã tạo ra diện mạo mới cho vùng cao, miền núi của tỉnh. Đặc biệt, từ năm 2021 đến nay, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030 (Chương trình MTQG 1719) đang được triển khai trên địa bàn tỉnh đã mang đến “luồng gió mới” để vùng đồng bào DTTS chuyển mình đổi thay toàn diện.