Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ý thức cộng đồng trong bảo tồn tiếng nói các DTTS: Giữ gìn tiếng mẹ đẻ là niềm tự hào, tự tôn dân tộc (Bài cuối)

Văn Hoa - 15:09, 13/05/2022

Mỗi cộng đồng dân tộc đều có ngôn ngữ riêng của mình, bảo tồn tiếng nói, chữ viết của các DTTS góp phần bảo tồn sự đa dạng trong văn hóa Việt Nam. Do đó, việc bảo tồn tiếng nói các DTTS hơn ai hết là cộng đồng các DTTS, thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc.

Mỗi cộng đồng dân tộc cần phải nêu cao vai trò, tình yêu, lòng tự tôn và trách nhiệm trong việc gìn giữ tiếng mẹ đẻ
Mỗi cộng đồng dân tộc cần phải nêu cao vai trò, tình yêu, lòng tự tôn và trách nhiệm trong việc gìn giữ tiếng mẹ đẻ

Nêu cao vai trò tự thân

Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm bảo tồn văn hóa các DTTS, trong đó có việc bảo tồn tiếng nói, chữ viết, và đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận thẳng thắn rằng, bản thân mỗi cá nhân, mỗi dân tộc nếu không có tình yêu, không gìn giữ tiếng nói của dân tộc mình, thì mọi sự quan tâm đầu tư cũng không thể đủ, không đạt hiệu quả.

Vì vậy, mỗi cộng đồng dân tộc cần phải nêu cao vai trò, tình yêu, lòng tự tôn và trách nhiệm trong việc gìn giữ tiếng mẹ đẻ. Nếu như coi ngôn ngữ dân tộc là tài sản quý giá của mỗi gia đình, thì trước tiên, mỗi gia đình cần phải gìn giữ tài sản đó trước khi nhờ đến những chính sách quan tâm, đầu tư bảo vệ của Nhà nước.

Nghị quyết số 12/2020/NQ-HĐND tỉnh Vĩnh Phúc “về việc hỗ trợ đối với Nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể và hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các câu lạc bộ (CLB) dân ca tiêu biểu tỉnh Vĩnh Phúc 2021 - 2025”; theo đó, mỗi CLB dân ca tiêu biểu sẽ được hỗ trợ 50 triệu đồng cho năm đầu tiên, 15 triệu đồng cho những năm tiếp theo đến năm 2025. Ngay sau khi Nghị quyết ban hành, một số CLB dân ca trong tỉnh đã chủ động mở các lớp dạy tiếng mẹ đẻ.

Tuy nhiên, kể từ khi Nghị quyết được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 đến nay, các hỗ trợ vẫn chưa được triển khai đến các CLB. Mặc dù vậy, nhiều CLB dân ca của người Sán Dìu như CLB Soọng cô Lưu Quang, CLB Soọng cô Xạ Hương (xã Minh Quang, huyện Tam Đảo) vẫn tổ chức, duy trì lớp dạy tiếng nói cho thế hệ trẻ.

Lớp dạy tiếng nói cho thế hệ trẻ của các hội viên CLB Soọng cô Xạ Hương, xã Minh Quang, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh: Thái Sinh Trần)
Lớp dạy tiếng nói cho thế hệ trẻ của các hội viên CLB Soọng cô Xạ Hương, xã Minh Quang, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh: Thái Sinh Trần)

Ông Lưu Văn Năm, CLB Soọng cô Lưu Quang cho biết, CLB đã tự đầu tư tài liệu, giấy, bút, các phương tiện học tập cho hơn 50 học viên. Đây là sự chủ động, thể hiện trách nhiệm và tinh thần tự thân vận động, không trông chờ, ỷ lại vào chính sách Nhà nước của các hội viên, người cao tuổi trong việc gìn giữ tiếng nói của dân tộc.

Cũng giống như ông Năm và các thành viên CLB Soọng cô Lưu Quang, hiện nay, nhiều người cao tuổi, Người có uy tín, các già làng, trưởng bản, các Nghệ nhân ưu tú… ở khắp các bản làng vùng DTTS đã nỗ lực mở các lớp, vận động tuyên truyền gia đình, dòng họ, làng xóm dạy và nói tiếng mẹ đẻ cho con, cháu của mình trong sinh hoạt hằng ngày để gìn giữ tiếng nói của dân tộc.

Đặc biệt, nhiều cộng đồng DTTS đã thành lập các hội, nhóm, trang Fanpage trên mạng xã hội Facebook, Zalo để giao lưu, chia sẻ về tiếng nói dân tộc; nhiều YouTuber người DTTS đã tự sản xuất các video dạy tiếng nói hoặc sinh hoạt giao tiếp hằng ngày để dạy tiếng nói cho giới trẻ... đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Cần sự chung tay của toàn xã hội

Nhận thấy việc bảo tồn tiếng nói là yêu cầu bức thiết, một số DTTS đã nỗ lực gìn giữ. Tuy nhiên, vì nhiều yếu tố khách quan, tiếng nói các DTTS vẫn đứng trước nguy cơ mai một, nhất là những dân tộc có dân số ít, không có khả năng tự bảo vệ ngôn ngữ. Do đó, việc bảo tồn tiếng nói các DTTS không phải của riêng ai, mà cần có sự chung tay của toàn xã hội.

Để làm được điều đó, các ban ngành đoàn thể từ Trung ương đến địa phương cần định hướng, có những chính sách phù hợp với nguyện vọng của người dân. Và cần phải giải quyết được các vấn đề: Nguyện vọng học tiếng nói, chữ viết có được đáp ứng không? Làm thế nào để đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu đó? Nội dung chương trình học ra sao, khi học xong họ tiếp thu được những gì, việc sử dụng tiếng nói, chữ viết của họ trên thực tế sẽ như thế nào…

Những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều giải pháp để nâng cao dạy tiếng DTTS trong nhà trường. Hiện tại, cả nước có 6 tiếng DTTS được tổ chức dạy học chính thức gồm: tiếng Mông, Ê đê, Jrai, Bahnar, Chăm và Khmer tại 21 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hàng năm khoảng hơn 600 trường học, với 4.500 lớp học và 110 nghìn học sinh được học tiếng DTTS. Số học sinh được học tiếng DTTS chiếm khoảng 3,9% tổng số học sinh DTTS ở cấp học phổ thông.

Bên cạnh 6 tiếng DTTS chính thức được dạy, còn có 7 tiếng DTTS đang triển khai dạy thực nghiệm trong trường phổ thông là: Hoa, Chăm, Thái, Cơ Tu, Tà ôi, Pa cô, Bru Vân Kiều. Quy mô thực hiện 7 tiếng DTTS này ở hàng trăm trường, với hàng chục nghìn học sinh được học tiếng DTTS.

Duy trì nói tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hằng ngày, là một giải pháp hiệu quả để bảo tồn tiếng nói các DTTS. (Ảnh: Thái Sinh Trần)
Duy trì nói tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hằng ngày, là một giải pháp hiệu quả để bảo tồn tiếng nói các DTTS. (Ảnh: Thái Sinh Trần)

Mới đây, ngày 27/01/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký ban hành Quyết định số 142/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học tiếng DTTS trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021 - 2030”.

Theo đó đến năm 2025, hoàn thành biên soạn sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học bậc tiểu học, đối với 8 tiếng DTTS đã được ban hành chương trình môn học (gồm tiếng Ba Na, Chăm, Ê Đê, Khmer, Gia Rai, Mnông, Mông, Thái); bảo đảm đủ 100% sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học bậc tiểu học đối với 8 tiếng DTTS sau khi biên soạn…

Đến năm 2030, ban hành mới ít nhất 2 chương trình môn học của tiếng DTTS đã có chữ viết để đưa vào dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông; ban hành sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học bậc trung học, đối với những tiếng DTTS có nhu cầu và đủ điều kiện biên soạn…

Đặc biệt, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, sẽ thêm nguồn lực cho việc bảo tồn tiếng nói các DTTS. Theo đó, Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch có nội dung: Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể các DTTS có nguy cơ mai một (các hình thức sinh hoạt văn hóa… tiếng nói, chữ viết và các giá trị văn hóa khác).

Có thể thấy rằng, Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đã dành sự quan tâm, hành động quyết liệt bằng những việc làm cụ thể nhằm bảo tồn tiếng nói các DTTS. Và, với những nỗ lực mà chúng ta đang làm để bảo tồn tiếng nói các DTTS, tin rặng mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng dân tộc sẽ nhận thức rõ hơn, không ai có thể làm thay và nêu cao vai trò tự thân, tự bảo vệ tiếng mẹ đẻ của mình, góp phần tạo nên sự đa dạng trong văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội long trọng tổ chức gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cuộc gặp mặt thể hiện tình cảm và sự quan tâm sâu sắc đối với các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa chúc mừng.
Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 5 phút trước
Quỹ phát triển đất là chính sách sử dụng nguồn tiền từ sử dụng đất và huy động những nguồn khác, phục vụ quá trình đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Tuy nhiên, ở các địa phương miền núi, việc khai thác nguồn quỹ này khá khó khăn.
Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Kinh tế - Minh Thu - 10 phút trước
Với sự vào cuộc có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của cộng đồng doanh nghiệp, sự nỗ lực vươn lên của hộ nghèo, trong thời gian qua, công tác giảm nghèo tại tỉnh Bình Phước đã đạt được những kết quả tích cực. Năm 2023, toàn tỉnh có 2.200 hộ thoát nghèo, không có hộ tái nghèo, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 13 phút trước
Những năm qua, tỉnh Khánh Hoà dành nhiều sự quan tâm cho giáo dục miền núi, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ học sinh có điều kiện ăn ở ổn định. Ngoài các chính sách theo quy định của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa thực hiện hỗ trợ chi phí từ khi học mẫu giáo đến tốt nghiệp đại học; hỗ trợ gạo, miễn, giảm học phí…; tặng quà, học bổng từ các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh dành cho học sinh, sinh viên DTTS.
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị). Tỉnh Khánh Hoà tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai Dự án. Việc giao khoán bảo vệ rừng mang lại “lợi ích kép” khi các đơn vị có thêm nhân lực để giữ rừng, còn người dân nhận khoán có thêm thu nhập.
U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

Thể thao - Hoàng Minh - 1 giờ trước
U23 Thái Lan vừa để thua U23 Tajikistan trong lượt trận cuối cùng bảng C U23 châu Á với tỷ số 0-1. Theo đó, U23 Thái Lan chính thức rời U23 châu Á 2024 ngay từ vòng bảng.
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

Thể thao - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Trong trận tranh ngôi đầu bảng B giải U23 châu Á, U23 Hàn Quốc đã giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước đội tuyển U23 Nhật Bản.
U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

Thể thao - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Vòng bảng giải U23 châu Á đang dần đi đến hồi kết. Dù còn vài cặp đấu chưa diễn ra, nhưng người hâm mộ đã xác định được 8 cái tên bước vào vòng tiếp theo. Các đội tuyển mạnh nhất bao gồm: Việt Nam, Iraq, Indonesia, Qatar, Hàn Quốc, Nhật Bản, Uzbekistan, Saudi Arabia.
Vinamilk tiếp tục có nhà máy trung hòa Carbon, thêm

Vinamilk tiếp tục có nhà máy trung hòa Carbon, thêm "mảnh ghép xanh" cho tiến trình Net Zero

Kinh tế - PV - 1 giờ trước
Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
BAC A BANK ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp vay ngắn hạn

BAC A BANK ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp vay ngắn hạn

Kinh tế - PV - 1 giờ trước
Hỗ trợ Khách hàng doanh nghiệp tận dụng tối đa các cơ hội tăng trưởng, bằng nguồn vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh được bổ sung đầy đủ và kịp thời, giúp phản ứng “nhanh” với môi trường hoạt động thường xuyên biến đổi, Ngân hàng TMCP Bắc Á chính thức triển khai chương trình tín dụng ngắn hạn “Nhận vốn ưu đãi - Đón đầu thời cơ” với tổng hạn mức lên tới 5.000 tỷ đồng.
Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thường Xuân lần thứ IV, năm 2024

Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thường Xuân lần thứ IV, năm 2024

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc đoàn kết, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”.