Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hà Tĩnh: Tích cực truyền dạy, bảo tồn tiếng nói dân tộc thiểu số

Lê Hữu Tân - 10:09, 19/02/2021

Tiếng nói, chữ viết là hồn cốt của mỗi tộc người. Do đó, việc sử dụng, duy trì tiếng nói, chữ viết dân tộc thiểu số (DTTS) nhằm góp phần bảo tồn, duy trì nền văn hóa đa dạng, phong phú của các dân tộc Việt Nam. Ở một số địa phương thuộc huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, việc bảo tồn, truyền dạy tiếng nói dân tộc được chính quyền quan tâm, chú trọng và bước đầu đã mang lại hiệu quả.


Một góc bản người Chứt ở Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê
Một góc bản người Chứt ở Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê

 Hà Tĩnh có trên 32 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn các huyện Vũ Quang, Hương Sơn và Hương Khê. Riêng trên địa bàn huyện Hương Khê có gần 20 DTTS sinh sống ở bốn cụm bản làng gồm: Bản Phú Lâm (Cơn Trồ), xã Phú Gia có 67 hộ, với 256 nhân khẩu dân tộc Lào (Lào Thưng- một dân tộc trong cộng đồng các dân tộc ở nước Lào); bản Lòi Sim (nay là xóm Bắc Lĩnh), xã Hương Trạch có 152 hộ, với 605 nhân khẩu dân tộc Mường; bản Rào Tre, xã Hương Liên có 46 hộ với 152 nhân khẩu dân tộc Chứt; bản Giàng, xã Hương Vĩnh có 11 hộ, với 47 khẩu dân tộc Chứt.

Trong các cụm bản làng trên, nhóm dân tộc Chứt tại bản Rào Tre, xã Hương Liên và dân tộc Chứt  tại bản Giàng, xã Hương Vĩnh vẫn duy trì tiếng nói của dân tộc mình. Nhóm dân tộc Mường tại bản Lòi Sim, xã Hương Trạch và dân tộc Lào, tại bản Phú Lâm (Cơn Trồ), xã Phú Gia chỉ còn một số người cao tuổi là nói được ngôn ngữ của dân tộc mình.

Bà con bản bản Phú Lâm cùng học tiếng Lào Thưng
Bà con bản Phú Lâm (Cơn Trồ) thường xuyên học tiếng dân tộc mình

Ông Phan Thanh Tuyền, Trưởng bản Lòi Sim cho biết, người Mường từ Quảng Bình ra đây lập nghiệp trước năm 1954 (gốc gác ở Thanh Hóa vào Quảng Bình từ thời Hậu Lê). Khi xưa, chỉ có khoảng 5-7 gia đình lập bản ở giữa núi rừng, dần dần phát triển thành bản giữa vùng đồi sim, nên mới có tên là “Lòi Sim”. Quá trình phát triển, giao lưu văn hóa với người Kinh, bản Lòi Sim giờ chỉ còn vài ba người cao tuổi nói được tiếng Mường.

Ông Cao Song Giang, Phó Chủ tịch UBND xã Hương Trạch cho rằng, thời gian qua, việc vận động bà con dân tộc Mường sử dụng tiếng nói của dân tộc mình trong gia đình, cộng đồng vẫn chưa thực sự được chú ý. Hiện nay, thế hệ trẻ hầu như không được truyền dạy ngôn ngữ mẹ đẻ, tâm lý ngại học, ngại nói tiếng dân tộc mình vẫn còn. Vì vậy, trong thời gian tới, chính quyền xã sẽ phố hợp cùng Ban Mặt trận thôn (nơi người Mường sinh sống), có kế hoạch để vận động những người cao tuổi truyền dạy tiếng nói dân tộc cho con cháu trong gia đình, sau đó sẽ lan tỏa dần ra cộng đồng.

“Tại bản Lòi Sim, chúng tôi đang vận động các cụ nói được tiếng Mường, thường xuyên sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ trong giao tiếp hằng ngày để con cháu học nói theo. Điều quan trọng là, phải tuyên truyền, giải thích được cho thế hệ trẻ thay đổi nhận thức để xóa bỏ tâm lý tự ti khi nói tiếng dân tộc”, Trưởng bản Lòi Sim chia sẻ.

Bà con quây quần bên ấm chè xanh cùng học tiếng Lào Thưng
Bà con quây quần bên ấm chè xanh để cùng nhau học tiếng dân tộc

Còn tại bản Phú Lâm (Cơn Trồ), việc bảo tồn, truyền dạy tiếng nói dân tộc được Trưởng bản Đinh Văn Hòe rất quan tâm, chú trọng. Hiện tại, Trưởng bản Hòe không chỉ truyền dạy ngôn ngữ mẹ đẻ cho con cái trong nhà thông qua giao tiếp hằng ngày, mà còn hướng dẫn cho một số bà con nói tiếng Lào (Lào Thưng). Cách làm của ông đơn giản mà khá hiệu quả, ông viết tiếng Việt phiên ra tiếng Lào để con cháu, mọi người cùng đọc, cùng nói tiếng Lào.

“Cứ ngồi cùng con cháu khi uống nước, ăn cơm là mình lại đưa tiếng Lào ra nói cho chúng nó biết. Bà con lối xóm thì cứ quây quần bên ấm nước chè xanh là mình lại nói tiếng dân tộc và giải thích cho họ hiểu, mọi người biết được từ nào thì lại về dạy cho con cái trong nhà. Các gia đình phải luôn sử dụng tiếng Lào Thưng trong sinh hoạt gia đình thì mới bảo tồn được văn hóa dân tộc”, Trưởng bản Hòe bộc bạch.

Các trường học cần có kế hoạch tổ chức câu lạc bộ “Nói tiếng dân tộc” cho các em học sinh người DTTS
Các trường học cần có kế hoạch tổ chức câu lạc bộ “Nói tiếng dân tộc” cho các em học sinh người DTTS

Tín hiệu đáng mừng là tại 2 bản Lòi Sim và Phú Lâm đã có một số gia đình sử dụng tiếng dân tộc trong giao tiếp hàng ngày. 

Từ thực tế cho thấy, việc khôi phục, bảo tồn, lưu giữ tiếng nói của các dân tộc, không chỉ là lòng tự tôn, trách nhiệm của mỗi gia đình, cộng đồng dân tộc, mà cần có sự vào cuộc của ngành Giáo dục và chính quyền địa phương. 

Nhà trường cần động viên, khuyến khích các em học sinh sử dụng tiếng dân tộc trong sinh hoạt gia đình, cộng đồng, tiến tới có kế hoạch tổ chức câu lạc bộ “Nói tiếng dân tộc” cho các em học sinh người DTTS. 

Bên cạnh đó, Ban Công tác Mặt trận, ngành Văn hóa, chính quyền địa phương các cấp cần tích cực, khẩn trương có chính sách phù hợp để động viên, xây dựng phong trào sử dụng tiếng dân tộc ngay trong cuộc sống gia đình và cộng đồng mỗi dân tộc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bài toán sắp xếp giáo viên ở Buôn Đôn vẫn chưa có lời giải

Bài toán sắp xếp giáo viên ở Buôn Đôn vẫn chưa có lời giải

Những năm gần đây, tình trạng, thừa- thiếu giáo viên cục bộ, nhất là việc thừa giáo viên dạy Âm nhạc, thiếu giáo viên dạy Tiếng Anh..., vẫn tồn tại trong các trường học, khiến ngành Giáo dục huyện biên giới Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk gặp khó khăn trong xử lý, bố trí giáo viên đứng lớp để đảm bảo yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Tin nổi bật trang chủ
Ủy ban Dân tộc gặp mặt đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sơn La

Ủy ban Dân tộc gặp mặt đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sơn La

Thời sự - Hoàng Quý - 1 phút trước
Ngày 28/9, tại Hà Nội, thừa ủy quyền của Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc (UBDT), bà Phạm Thị Thúy Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số đã chủ trì buổi gặp mặt đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sơn La. Cùng tiếp đoàn còn có lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Các huyện miền núi Nghệ An thiệt hại nặng nề do mưa lũ

Các huyện miền núi Nghệ An thiệt hại nặng nề do mưa lũ

Thời sự - Nguyễn Thanh - 1 giờ trước
Hơn 1.600 nhà bị ngập, 139 người phải sơ tán, 706 người bị cô lập, 830 nhà bị cô lập… chưa kể hàng ngàn ha hoa màu và cây trồng bị đổ rạp, hư hại… là những con số sơ bộ về đợt mưa lũ trên địa bàn tỉnh Nghệ An những ngày vừa qua. Nhưng, có hay không sự xả lũ đồng loạt của nhiều nhà máy thủy điện đã cộng hưởng cùng với lượng mưa lớn để làm nên những thiệt hại nặng nề này?
An Giang: Bắt đối tượng làm giả nhiều chứng chỉ ngoại ngữ

An Giang: Bắt đối tượng làm giả nhiều chứng chỉ ngoại ngữ

Pháp luật - Lê Vũ - Tiến Tầm - 2 giờ trước
Sáng 28/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa ra Quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt tạm giam Bùi Ngô Minh Khôi (sinh năm 2000, trú huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) về hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr tiếp xúc cử tri tại Đắk Lắk

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr tiếp xúc cử tri tại Đắk Lắk

Tin tức - Lê Hường - 2 giờ trước
Ngày 28/9, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr làm Tổ trưởng Tổ 1, tiếp xúc với cử tri huyện Ea H’leo và Krông Búk.
Đắk Lắk: Gần 700 suất quà Trung thu tặng các cháu thiếu nhi khu vực biên giới

Đắk Lắk: Gần 700 suất quà Trung thu tặng các cháu thiếu nhi khu vực biên giới

Xã hội - Lê Hường - Ngọc Lân - 2 giờ trước
Trong hai ngày 27 và 28/9, các đơn vị trong Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động Tết Trung thu vui tươi, rộn ràng, ấm áp, với mong muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho các cháu thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn 4 xã biên giới của tỉnh.
Cây cầu thứ 8 bắc qua sông Hồng tại Yên Bái

Cây cầu thứ 8 bắc qua sông Hồng tại Yên Bái

Cầu Giới Phiên mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Yên Bái nói chung, Tp. Yên Bái nói riêng. Công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng sẽ góp phần hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, bảo đảm kết nối hai bên bờ sông Hồng tạo thành trục kết nối từ đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai với Quốc lộ 32C, Quốc lộ 70 với đường Âu Cơ và kết nối với trung tâm Tp. Yên Bái.
“Chạm vào yêu thương” - Lan tỏa giá trị của hạnh phúc gia đình

“Chạm vào yêu thương” - Lan tỏa giá trị của hạnh phúc gia đình

Xã hội - Văn Hoa - Hải Đăng - 2 giờ trước
Ngày 28/9, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) tổ chức diễn đàn Xây dựng gia đình trẻ hạnh phúc chủ đề “Chạm vào yêu thương”.
Thái Nguyên: Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư Thành ủy

Thái Nguyên: Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư Thành ủy

Pháp luật - Thiên An - 2 giờ trước
Ngày 28/9, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Thái Nguyên mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Phan Mạnh Cường (SN 1971), cựu Bí thư Thành ủy Thái Nguyên, cựu Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) Thái Nguyên về tội “Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước” và tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Tin trong ngày - 28/9/2023

Tin trong ngày - 28/9/2023

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin hôm nay, ngày 28/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Công điện của Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ. Bắc Kạn: Xây dựng “Không gian văn hóa - du lịch đầu nguồn sông Cầu” . Phòng trưng bày cổ vật đặc biệt của bà mế người Thái . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bắc Giang: Thanh lý tài sản 31 công trình cấp nước sạch không hoạt động

Bắc Giang: Thanh lý tài sản 31 công trình cấp nước sạch không hoạt động

Trang địa phương - Trí Phương - 3 giờ trước
UBND tỉnh Bắc Giang vừa quyết định thanh lý tài sản 31 công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung vì không hoạt động từ nhiều năm nay, hư hỏng nặng không còn khả năng khôi phục.
Kon Tum: Người dân bức xúc vì tận dụng Nghĩa trang làm nơi xử lý rác

Kon Tum: Người dân bức xúc vì tận dụng Nghĩa trang làm nơi xử lý rác

Bạn đọc - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Thời gian gần đây, nhiều người dân ở Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum đã phản ánh và bức xúc về tình trạng Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Kon Tum tận dụng diện tích đất trong khu vực Nghĩa trang Nhân dân Tp. Kon Tum làm nơi tập kết và xử lý rác.