Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Truyền thông qua ngôn ngữ dân tộc thiểu số: Thực trạng và giải pháp

PV - 14:55, 10/04/2019

Những năm qua, công tác truyền thông cho đồng bào DTTS đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, truyền thông ở vùng DTTS nếu không chú ý đến yếu tố văn hóa có thể sẽ dẫn đến những sai lệch, hiểu lầm làm phai nhạt bản sắc văn hóa dân tộc, ảnh hưởng đến đại đoàn kết toàn dân,… Mới đây, tại Hội thảo khoa học “Hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS khu vực phía Bắc”, do Trường Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên) phối hợp với Viện Ngôn ngữ học và Ủy ban Dân tộc tổ chức, các chuyên gia đã có những đánh giá, nhìn nhận nghiêm túc về vấn đề này.

Hoạt động truyền thông giúp đồng bào DTTS được tiếp cận các thông tin phù hợp với bà con ở miền núi vùng cao. (Ảnh Mạnh Cường) Hoạt động truyền thông giúp đồng bào DTTS được tiếp cận các thông tin phù hợp với bà con ở miền núi vùng cao. (Ảnh Mạnh Cường).

“Cầu nối” thông tin hiệu quả

Việc đưa ngôn ngữ DTTS vào công tác tuyên truyền và hoạt động truyền thông ở miền Bắc nước ta, chủ yếu là các tỉnh miền núi phía Bắc đã có từ lâu và được duy trì thường xuyên, ngày càng được nâng cao về nội dung, hình thức. Các đơn vị truyền thông với kỹ năng trong việc biên tập, biên dịch, biên soạn, bố trí sắp xếp thời gian, thời lượng và sản xuất các chương trình dân tộc bằng ngôn ngữ riêng hoặc song ngữ đã nâng cao được hiệu quả truyền thông, đảm bảo chất lượng cao, hợp lý, đáp ứng tâm tư nguyện vọng của mỗi dân tộc.

Theo ông Chu Tuấn Thanh, nguyên Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Ủy ban Dân tộc, việc sử dụng ngôn ngữ các DTTS trong hoạt động truyền thông giúp nâng cao lòng tự tôn dân tộc và tự hào về văn hóa dân tộc mình, tăng thêm sự gắn bó đoàn kết cộng đồng các dân tộc, khơi dậy tình yêu bản làng, quê hương đất nước, giúp các DTTS tự bảo vệ và phát triển những di sản văn hóa độc đáo của chính dân tộc mình, góp phần tô thắm thêm rừng hoa muôn màu trong vườn hoa các dân tộc Việt Nam.

Trên Kênh phát thanh Văn hóa Xã hội (VOV2- Đài TNVN) Chương trình Sắc màu dân tộc Việt Nam là một trong những Chương trình truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS có hiệu quả. Chương trình đã giới thiệu nhiều gương nghệ nhân là già làng, trưởng bản, các nhà sưu tập vẫn giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc mình. Qua đó, Chương trình từng bước giúp cho cộng đồng dân tộc Việt Nam hiểu về nhau, tạo điều kiện giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc tại địa phương.

Hay trong Chương trình phát thanh tiếng Dao của Đài PT-TH Tuyên Quang về tin tức thời sự trong nước và quốc tế đều được bà con người Dao đón nhận bởi chứa đựng nhiều thông tin có tính cập nhật.

Những điều bỏ ngỏ

Tuy nhiên, theo đánh giá từ nhiều chuyên gia, hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS hiện nay vẫn chưa đáp ứng đủ, còn nhiều bất cập. Nhà báo Xuân Hoan, Trưởng phòng Tiếng dân tộc Đài PT-TH Thái Nguyên cho rằng, tình trạng bài viết cho vùng đồng bào vẫn còn chung chung, chưa phân tích, chưa hướng dẫn cho cơ sở, cán bộ và đồng bào làm một cách cụ thể. Qua theo dõi nhiều chương trình tuyên truyền cổ vũ cho lối sống mới, hiện đại đến mức quá đà, khiến cho một bộ phận, không chỉ lớp trẻ mà cả người cao tuổi cũng mất dần phong tục, tập quán tốt đẹp mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc.

Hay theo ông Đỗ Văn Đại, Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Ủy ban Dân tộc hiện nay còn nhiều DTTS có tiếng nói, chữ viết chưa có chương trình phát thanh, truyền hình trên các kênh sóng của đài Trung ương và các đài địa phương; nội dung phát bằng tiếng dân tộc chưa nhiều, thời gian phát chưa phù hợp với tập quán, điều kiện sản xuất và sinh hoạt của từng dân tộc. Ngoài ra các Đài PTTH các tỉnh có thời lượng phát ngắn, nội dung, hình thức tuyên truyền bằng ngôn ngữ DTTS về các vấn đề văn hóa, phòng chống tệ nạn, tội phạm, vấn đề bảo vệ môi trường… còn thiếu chuyên sâu, chưa thực sự thu hút, nặng về thông báo.

Cần thêm hướng đi mới

Để góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng truyền thông cho đồng bào dân tộc, PGS. TS Phạm Văn Tình, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam cho rằng, cần phải tuyển chọn bồi dưỡng năng lực chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên người dân tộc. Họ phải là những người yêu tiếng dân tộc mình. Đồng thời xem xét tới chế độ đãi ngộ phù hợp cho lực lượng này để khuyến khích, động viên họ gắn bó với nghề. Bên cạnh đó, yếu tố công nghệ và kỹ thuật truyền thông ngày càng được cải tiến và hiện đại cũng là nhân tố quan trọng để thúc đẩy truyền thông tiếng dân tộc đi vào giai đoạn phát triển mới.

Có thể khẳng định, việc chú trọng công tác truyền thông dân tộc, đáp ứng nhu cầu thông tin của đồng bào DTTS là một trong những hoạt động mang tính chiến lược của đất nước. Do đó, trong thời gian tới, làm tốt công tác truyền thông ở vùng đồng bào các DTTS sẽ góp phần rút ngắn khoảng cách thông tin dành cho đồng bào dân tộc với đồng bào miền xuôi, thay đổi nhận thức và hành vi cho đồng bào DTTS theo hướng tích cực, vì sự phát triển chung của xã hội.

HỒNG MINH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đền tháp Po Klong Garai: Biểu tượng vững bền của văn hóa Chăm

Đền tháp Po Klong Garai: Biểu tượng vững bền của văn hóa Chăm

Đền tháp Po Klong Garai là một trong những công trình kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu và nổi bật của người Chăm được bảo tồn khá nguyên vẹn. Tháp tọa lạc trên đồi Lá trầu (Mbuen Hala), thuộc phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Văn khắc bằng chữ Chăm cổ trên đá sa thạch cung cấp những thông tin về văn hóa, lịch sử quý giá như công lao và thần tích của vua Po Klong Garai, các hoạt động tế lễ, cúng bái và tổ chức xã hội của người Chăm.
Tin nổi bật trang chủ
Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 5 giờ trước
Thôn A Xây, xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) còn có tên gọi trang trọng khác là thôn Bác Hồ. Trong kháng chiến, thôn A Xây là căn cứ cách mạng, người dân một lòng đi theo Đảng, theo Bác Hồ. Trong thời bình, người dân đoàn kết vượt qua khó khăn, học hỏi tiếp cận cách làm kinh tế mới để cùng nhau xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Huế tiếp nhận hai áo dài của Hoàng Thái hậu Từ Cung

Huế tiếp nhận hai áo dài của Hoàng Thái hậu Từ Cung

Tìm trong di sản - Anh Trúc - 6 giờ trước
Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế vừa tổ chức tiếp nhận hai chiếc áo dài của bà Đức Từ Cung - thân mẫu của vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. Các hiện vật được chuyển từ Mỹ về Việt Nam.
Khánh Hòa: Phấn đấu đến năm 2030 có hơn 90% lao động nông thôn qua đào tạo

Khánh Hòa: Phấn đấu đến năm 2030 có hơn 90% lao động nông thôn qua đào tạo

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân - H.Trường - 6 giờ trước
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Kế hoạch số 252-KH/TU ngày 21/01/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa về thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Chủ động chuẩn bị sẵn sàng điều trị ca bệnh Covid-19

Chủ động chuẩn bị sẵn sàng điều trị ca bệnh Covid-19

Sức khỏe - Minh Nhật - 6 giờ trước
Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện chủ động chuẩn bị đầy đủ về cơ sở hạ tầng, khu vực cách ly, trang thiết bị và vật tư y tế, nhằm bảo đảm việc tiếp nhận, cách ly, chẩn đoán, điều trị bệnh nhân, cũng như tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
Khánh Hòa: Phấn đấu mức giảm tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2025 đạt từ 1 - 1,5%/năm

Khánh Hòa: Phấn đấu mức giảm tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2025 đạt từ 1 - 1,5%/năm

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 6 giờ trước
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội năm 2025.
Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”

Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 19/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ bay đại kỳ Tổ quốc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhà thờ Hàm Long Hà Nội. Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phú Yên: Tiêu hủy 1 tấn thực phẩm chay không có nguồn gốc xuất xứ

Phú Yên: Tiêu hủy 1 tấn thực phẩm chay không có nguồn gốc xuất xứ

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 6 giờ trước
Cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên vừa phát hiện 1.000kg thực phẩm là chả chay, không có nguồn gốc xuất xứ, đang được vận chuyển trên xe ô tô tải, nên đã tiến hành thu giữ, xử phạt hành chính và tiêu hủy toàn bộ lô hàng.
Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”

Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”

Media - BDT - 6 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 19/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ bay đại kỳ Tổ quốc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhà thờ Hàm Long Hà Nội. Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố, bắt tạm giam

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố, bắt tạm giam

Pháp luật - Anh Trúc - 6 giờ trước
Ngày 19/5, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã khởi tố 5 bị can liên quan vụ Quang Linh Vlogs. Trong đó Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố, bắt tạm giam về tội "Lừa dối khách hàng".
“Đưa” công nghệ số về bản

“Đưa” công nghệ số về bản

Xã hội - Phạm Tiến - 6 giờ trước
Những thành viên Tổ công nghệ cộng đồng đã trở thành “cầu nối” để đưa công nghệ số về bản. Giờ đây, dưới những mái nhà sàn, trong những bản vùng xa ở Quảng Trị, bà con DTTS đã tiếp cận được thông tin chính thống, sử dụng thành thạo dịch vụ công trực tuyến.
Đền tháp Po Klong Garai: Biểu tượng vững bền của văn hóa Chăm

Đền tháp Po Klong Garai: Biểu tượng vững bền của văn hóa Chăm

Sắc màu 54 - Bá Minh Truyền - 7 giờ trước
Đền tháp Po Klong Garai là một trong những công trình kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu và nổi bật của người Chăm được bảo tồn khá nguyên vẹn. Tháp tọa lạc trên đồi Lá trầu (Mbuen Hala), thuộc phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Văn khắc bằng chữ Chăm cổ trên đá sa thạch cung cấp những thông tin về văn hóa, lịch sử quý giá như công lao và thần tích của vua Po Klong Garai, các hoạt động tế lễ, cúng bái và tổ chức xã hội của người Chăm.