Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giáo dục dân tộc

Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030

Cát Tường (t/h) - 08:00, 28/01/2022

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 27/1/2022 phê duyệt Chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021 - 2030”.

Ban hành mới ít nhất 01 chương trình môn học của tiếng dân tộc thiểu số đã có chữ viết để đưa vào dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông.
Ban hành mới ít nhất 01 chương trình môn học của tiếng dân tộc thiểu số đã có chữ viết để đưa vào dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông.

Theo đó, mục tiêu của Chương trình đến năm 2025, hoàn thành biên soạn sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học bậc tiểu học đối với 08 tiếng dân tộc thiểu số đã được ban hành chương trình môn học (gồm tiếng Ba Na, Chăm, Ê Đê, Khmer, Gia Rai, Mnông, Mông, Thái); bảo đảm đủ 100% sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học bậc tiểu học đối với 08 tiếng dân tộc thiểu số sau khi biên soạn.

Ban hành mới ít nhất 01 chương trình môn học của tiếng dân tộc thiểu số đã có chữ viết để đưa vào dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông; đảm bảo đủ giáo viên tiếng dân tộc thiểu số, trong đó 45% giáo viên có trình độ chuẩn được đào tạo; 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng nâng cao năng lực.

Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chương trình là phát triển chương trình, sách giáo khoa và tài liệu dạy học tiếng dân tộc thiểu số; đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tiếng dân tộc thiểu số; tăng cường cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng dân tộc thiểu số; hoàn thiện cơ chế, chính sách về dạy học tiếng dân tộc thiểu số; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về dạy học tiếng dân tộc thiểu số.

Trong đó, biên soạn sách giáo khoa, tài liệu dạy học bậc tiểu học đối với 08 tiếng dân tộc thiểu số đã được ban hành chương trình môn học (gồm tiếng Ba Na, Chăm, Ê Đê, Khmer, Gia Rai, Mnông, Mông, Thái); sách giáo khoa, tài liệu dạy học bậc trung học đối với những tiếng dân tộc thiểu số có nhu cầu và đủ điều kiện biên soạn.

Xây dựng và ban hành mới chương trình môn học đối với tiếng dân tộc thiểu số có đủ điều kiện để đưa vào dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông; biên soạn các bộ sách giáo khoa, tài liệu dạy học bậc tiểu học đối với các tiếng dân tộc thiểu số mới ban hành chương trình.

Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học trong việc phát triển chương trình, mở ngành đào tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số, giáo viên liên môn (trong đó có tiếng dân tộc thiểu số).

Đẩy mạnh đào tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số đạt chuẩn trình độ theo quy định; thực hiện đào tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số theo các phương thức phù hợp (văn bằng hai, cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ,...); tăng cường bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiếng dân tộc thiểu số về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về kiến thức dân tộc và quản lý dạy học tiếng dân tộc thiểu số.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Biến rơm, rạ, chất thải chăn nuôi thành sản phẩm có ích

Biến rơm, rạ, chất thải chăn nuôi thành sản phẩm có ích

Kinh tế - Nguyễn Hưởng - 1 giờ trước
Thời gian gần đây, tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã và đang duy trì nhiều cách làm hay nhằm khai thác lợi thế từ nguồn phế, phụ phẩm chất hữu cơ trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
Đồng Tháp: Hiện thực hóa mô hình “Người Nông dân chuyên nghiệp”

Đồng Tháp: Hiện thực hóa mô hình “Người Nông dân chuyên nghiệp”

Kinh tế - Trần Thắng - 1 giờ trước
Mô hình thi đua phấn đấu trở thành “Người Nông dân chuyên nghiệp” phù hợp với đặc điểm, tính chất của người nông dân đất Sen hồng (Đồng Tháp), nên bà con đồng thuận hưởng ứng. Bước đầu, mô hình đạt những kết quả rất khả quan trên nhiều lĩnh vực, góp phần thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Bí quyết vàng để có giấc ngủ sâu

Bí quyết vàng để có giấc ngủ sâu

Media - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người. Một giấc ngủ sâu sẽ mang lại một tinh thần phấn chấn, thư giãn, thoải mái, đồng thời giúp tái tạo và phục hồi sức lực cho cơ thể. Nếu bạn đang thường xuyên phải đối mặt với tình trạng ngủ không ngon giấc, ngủ không sâu mỗi tối thì sau đây là bí quyết vàng giúp bạn có giấc ngủ sâu.
Bắc Giang: Gặp mặt, đối thoại với 200 Người có uy tín trên địa bàn tỉnh

Bắc Giang: Gặp mặt, đối thoại với 200 Người có uy tín trên địa bàn tỉnh

Người có uy tín - Trí Phương - 1 giờ trước
Ngày 25/9, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội nghị Gặp mặt, tiếp xúc, đối thoại với 200 Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Việt Nam có Huy chương Bạc đầu tiên tại Asiad 19

Việt Nam có Huy chương Bạc đầu tiên tại Asiad 19

Thể thao - PV - 1 giờ trước
Chiều 25/9, xạ thủ Ngô Hữu Vương đã mang về tấm Huy chương Bạc đầu tiên cho đoàn Thể thao Việt Nam tại Đại hội thể thao châu Á (Asiad) 19.
Bí quyết vàng để có giấc ngủ sâu

Bí quyết vàng để có giấc ngủ sâu

Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người. Một giấc ngủ sâu sẽ mang lại một tinh thần phấn chấn, thư giãn, thoải mái, đồng thời giúp tái tạo và phục hồi sức lực cho cơ thể. Nếu bạn đang thường xuyên phải đối mặt với tình trạng ngủ không ngon giấc, ngủ không sâu mỗi tối thì sau đây là bí quyết vàng giúp bạn có giấc ngủ sâu.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm việc tại thành phố Móng Cái (Quảng Ninh)

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm việc tại thành phố Móng Cái (Quảng Ninh)

Thời sự - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Ngày 25/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm việc tại Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) về tình hình xuất nhập khẩu; công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và phòng, chống tội phạm trên địa bàn.
Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk sơ kết 9 tháng đầu năm

Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk sơ kết 9 tháng đầu năm

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 1 giờ trước
Ngày 25/9, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị sơ kết công tác dân tộc 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2023. Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk H’Yâo Knul chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị còn có lãnh đạo 13 Phòng Dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây mướp khía

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây mướp khía

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 1 giờ trước
Mướp khía còn có tên gọi khác là mướp tàu, ve hom… có vị ngọt, tính bình, không độc. Cây mướp khía không chỉ được dùng để chế biến món ăn mà còn được tận dụng để trị viêm xoang, viêm mũi, chốc lở, rong kinh, băng huyết, tắc tuyến sữa,…Sau đây là một số công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây mướp khía mời bà con tham khảo.
Kiên Giang: Hướng dẫn tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Kiên Giang: Hướng dẫn tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Trang địa phương - Như Tâm - 1 giờ trước
Ngày 25/09, Ông Mai Văn Huỳnh - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang cho biết, Tỉnh ủy vừa ban hành Công văn số 895-CV/TU về hướng dẫn tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV năm 2024.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp lãnh đạo tập đoàn kinh tế của Bulgaria và Đan Mạch

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp lãnh đạo tập đoàn kinh tế của Bulgaria và Đan Mạch

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Bulgaria, sáng 25/9, tại thủ đô Sofia, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp lãnh đạo Tập đoàn SoPharma (Bulgaria), ông Dimitar Naydenov, Giám đốc M&A (mua bán và sáp nhập); bà Krasimira Vandeva, Giám đốc điều hành trụ sở Bulgaria, Tập đoàn DSV, Đan Mạch.