Thực hiện các chương trình MTQG, huyện Con Cuông (Nghệ An) đã có nhiều cách làm hiệu quả. Một trong những giải pháp ấy, chính là khơi dậy được vai trò tiên phong, gương mẫu, dẫn dắt của đội ngũ Người có uy tín trong việc tuyên truyền, vận động và huy động sức mạnh đoàn kết, ý chí, quyết tâm của người dân trên địa bàn.
Con Cuông (Nghệ An) đang tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài, đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân trên địa bàn phát huy nội lực tham gia tổ chức, triển khai thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025. Từ thực tiễn triển khai các Chương trình MTQG những năm qua cho thấy, nguồn ngoại lực được phân bổ, cùng với sự chủ động phát huy nội lực, đang là “bàn đạp” quan trọng để góp phần làm đổi thay diện mạo cơ sở hạ tầng, cuộc sống người dân vùng DTTS và miền núi.
Từ nhận diện rõ nguyên nhân dai dẳng nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết để ngăn chặn; từng bước chấm dứt tình trạng này, huyện Con Cuông (Nghệ An) xác định, phải triển khai đồng bộ, lồng ghép các giải pháp bằng nhiều cách, bằng nhiều nguồn lực để thực hiện. Trong đó, nguồn trợ lực từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đang được địa phương phát huy cho hoạt động này.
Từ ngày 01/7 đến ngày 15/8/2024, Ủy ban Dân tộc phối hợp cùng Tổng cục Thống kê tiến hành cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ III (gọi tắt là cuộc điều tra). Để cuộc điều tra đạt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, việc huy động cả hệ thống chính trị và đội ngũ già làng, trưởng bản, Người có uy tín, nhân sỹ, trí thức trong đồng bào DTTS tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc chủ động cung cấp thông tin có ý nghĩa then chốt.
Trong 2 ngày (29 - 30/8), Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum tổ chức Lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS và miền núi năm 2024, cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Kon Rẫy.
Triển khai thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), cả hệ thống chính trị và Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã đồng thuận vào cuộc, triển khai quyết liệt và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Minh Hải, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi.
Tin tức -
Ngọc Chí -
17:37, 06/09/2024 Nhằm tiếp tục giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS, tỉnh Kon Tum đã đề ra nhiều giải pháp để tiếp tục triển khai trong thời gian tới.
Công tác dân vận có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng nước ta, là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng và củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân. Với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của vùng đồng bào DTTS và miền núi, để phát huy hơn nữa vai trò của đồng bào các dân tộc trên tất cả các mặt trận, công tác dân vận là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục.
Triển khai thực hiện Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) về truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS và miền núi; Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình, tỉnh Cao Bằng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc thực hiện Dự án đã và đang góp phần nâng cao nhận thức của đồng bào DTTS trong thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương. Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hà Văn Vui, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng.
Xác định đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đóng vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Ninh Thuận luôn quan tâm, chăm lo, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách dành cho Người có uy tín. Từ đó, tạo động lực, điều kiện để Người có uy tín phát huy tốt vai trò trên các lĩnh vực, chung tay xây dựng quê hương ngày một phát triển.
Với kinh nghiệm, hiểu biết thực tế tại địa phương, trong những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân chung tay bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở.
Xã hội -
Quỳnh Trâm -
07:09, 05/04/2024 Tỉnh Thanh Hòa vừa phát động Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn. Mục tiêu phấn đấu, từ nay đến ngày 30/9/2025, toàn tỉnh có ít nhất 5.000 hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở.
Sau gần ba năm triển khai thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) về truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Kon Tum đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Xung quang vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hà Hồng Duy, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum.
Rời quân ngũ nghỉ hưu với quân hàm Trung tá Biên phòng, ông Phạm Văn Tôn trở về vùng quê nghèo làng Rềnh, xã Đồng Thịnh, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) sinh sống. Trăn trở với cái khó, sự vất vả của bà con trong thôn, ông Tôn luôn tích cực gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua ở phương. Đặc biệt, từ khi ông đảm nhiệm là Bí thư kiêm Trưởng làng Rềnh, từ sự tận tụy, trách nhiệm của ông, diện mạo làng Rềnh đang có nhiều thay đổi.
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 1.281 Người có uy tín trong đồng bào DTTS, là những người được thôn, bản bình chọn, suy tôn, gắn bó mật thiết với Nhân dân; có ảnh hưởng lớn trong công tác vận động đồng bào tham gia phát triển kinh tế, xây dựng Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị ở địa phương.
Toàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 363 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, những Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh đã và đang phát huy tốt vai trò nòng cốt ở cơ sở, đặc biệt, trong việc bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
Không chỉ là hạt nhân đoàn kết, những năm qua Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sơn La còn có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển vùng đồng bào DTTS của tỉnh, được các cấp chính quyền và Nhân dân ghi nhận, trân trọng.
Trong thời gian qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều đóng góp trong các phong trào địa phương. Để tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò Người có uy tín trong đồng bào DTTS, Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang thường xuyên quan tâm, chăm lo Người có uy tín, từ đó phát huy tốt vai trò Người có uy tín trên các lĩnh vực. Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Hoàng Thị Thắm, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang.
Huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La có đường biên giới dài tiếp giáp với nước bạn Lào, nơi có cửa khẩu Chiềng Khương và nhiều đường mòn, lối mở đây là điều kiện thuận lợi để người dân phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Song đây cũng là nơi để các loại tội phạm lợi dụng hoạt động đặc biệt là các loại tội phạm ma túy.
Sau gần ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những chuyển biến đáng kể. Trong đó, đóng góp tích cực của đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã góp phần làm nên thành công bước đầu trong việc thực hiện Chương trình MTQG 1719. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Xuân Trăng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế về nội dung này.