Một hoạt động trải nghiệm văn hóa thú vị dành cho người dân và du khách đang được Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hàng tuần, tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh. Với nhiều nội dung hoạt động nghệ thuật hướng về chủ đề “Sắc màu văn hóa Gia Lai - Bảo tồn và phát triển”. Hoạt động này được đánh giá là cách làm độc đáo giúp cộng đồng các dân tộc trong tỉnh quảng bá, giới thiệu lan tỏa nét văn hoá đặc sắc đến toàn thể người dân và du khách. Qua đó góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc gắn với việc thúc đẩy phát triển du lịch địa phương.
Sinh ra ở vùng đất giàu bản sắc văn hóa của đồng bào các DTTS, những đứa trẻ ở vùng đất Tây Nguyên, ngay từ nhỏ đã được sống cùng các lễ hội, với bập bùng ánh lửa, và hòa cùng nhịp chiêng, tiếng cồng của ông bà, cha mẹ... Đây cũng chính là những dòng sữa đã nuôi dưỡng những “nghệ nhân nhí” ở nhiều buôn làng trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Bằng sự trong sáng, năng khiếu văn nghệ tiềm ẩn, ý thức kế thừa mạnh mẽ, nhiều em nhỏ đã và đang góp phần khẳng định sức sống của di sản văn hóa dân tộc.
Trong tâm thức của những người làm công tác du lịch thì, du lịch văn hóa tâm linh gắn với nét đặc sắc văn hóa truyền thống của các DTTS, được xác định là 1 trong 3 “chân kiềng” của du lịch Nghệ An. Theo đó, cùng với du lịch biển và du lịch sinh thái và bản sắc văn hóa đặc sắc của đồng bào DTTS...,chính là nguồn tài nguyên có thể hái ra tiền từ hoạt động du lịch vùng DTTS ở miền Tây xứ Nghệ. Do vậy, thực hiện hiệu quả nội dung hỗ trợ, đầu tư giải quyết những vấn đề tồn tại, hạn chế nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa gắn với du lịch đặt ra tại Dự án 6, Chương trình MTQG 1719 được xem là “đòn bẩy” quan trọng để đạt mục tiêu này.
LTS: Miền tây xứ Nghệ giàu tiềm năng. Một trong những tiềm năng ấy, thì giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS chính là sức mạnh nội sinh, là động lực quan trọng để phát triển kinh tế từ hoạt động du lịch. Lâu nay, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các DTTS gắn với phát triển du lịch rất được các địa phương đặc biệt quan tâm bằng các chủ trương, nghị quyết, đề án cụ thể. Tuy nhiên, điều mà các địa phương ở Nghệ An đón đợi nhất vẫn là nguồn lực, cơ chế, chính sách từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đang được vận hành theo Dự án 6.
Nói đến Lai Châu là nói đến bản sắc của 20 dân tộc, trong đó có những dân tộc chỉ cư trú duy nhất trên địa bàn tỉnh như người La Hủ, Lự... Vì vậy, cùng với bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa ngay tại cộng đồng thì bảo tồn thông qua các tác phẩm nghệ thuật là cách làm hiệu quả, góp phần quảng bá hình ảnh văn hóa, con người Lai Châu trong hội nhập phát triển.
Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện, thời gian qua, huyện Sa Thầy (Kon Tum) đã có nhiều giải pháp thiết thực nhằm hỗ trợ, khuyến khích các nghệ nhân duy trì nghề truyền thống, trao truyền tình yêu di sản cho lớp trẻ.
Quảng Ngãi có 5 huyện miền núi, gồm: Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây và Trà Bồng với 3 DTTS sinh sống gồm: Hrê, Co và Xơ Đăng (nhóm Ca Dong). Nơi đây có cả một kho tàng sử thi và rất nhiều loại hình văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS. Để duy trì và phát huy giá trị bản sắc văn hóa của đồng bào, tỉnh Quảng Ngãi đã xây dựng kế hoạch cụ thể, trong đó xác định rõ những việc cần làm trước mắt và lâu dài.
Nhằm tôn vinh, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, nhiều tỉnh vùng Tây Bắc đã và đang tập trung để văn hóa gắn kết chặt chẽ, thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần của xã hội.
Chiều 6/7, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phối hợp với các nhà sưu tập tranh, nghệ nhân tranh dân gian và nhóm họa sĩ trẻ thuộc dự án “Từ truyền thống tới truyền thống” khai mạc triển lãm “Đối thoại với dòng tranh dân gian Hàng Trống”.
Toàn tỉnh Phú Yên hiện có gần 120 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Họ là những tấm gương sáng, luôn đi đầu trong các phong trào thi đua, tích cực phát triển sản xuất, giữ gìn văn hóa truyền thống vùng DTTS. Họ là những người nói dân hiểu, làm dân tin...
Thông tin từ UBND huyện Đăk Đoa (Gia Lai), hiện nay, trên địa bàn huyện có khoảng 106 bộ cồng chiêng được lưu giữ trong dân và cộng đồng thôn, làng; đồng thời, duy trì hoạt động của 79 đội cồng chiêng.
Những năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS. Bằng những cách làm cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc đã dần được khôi phục lại trong các buôn làng.
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành kế hoạch thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch". Đây là dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025.
Múa rối nước là loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, là di sản văn hóa quý giá được lưu truyền qua bao đời. Trải qua bao thăng trầm, nhưng với tâm huyết và tình yêu nghệ thuật, những nghệ nhân - nông dân làng rối nước Đào Thục vẫn duy trì được sức sống của nghệ thuật dân gian truyền thống này. Không những thế, họ còn đưa nghệ thuật múa rối nước bay xa, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Tối 14/4, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (Tp. Pleiku), Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã tổ chức khai mạc “Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ 2 - năm 2023”.
Đó là nội dung trong Hội thảo “Đánh giá hiệu quả hoạt động của Câu lạc bộ (CLB) Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc trong trường học”, tại huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu diễn ra ngày 9/4. Hội thảo được phối hợp giữa UBND tỉnh Lai Châu với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lai Châu.
Sắc màu 54 -
Trương Vui - Thôi Đông Sơn -
15:50, 03/04/2023 Nghệ nhân Vi Văn Thong là người đã dành gần như cả cuộc đời để lưu giữ, truyền dạy văn hóa truyền thống của dân tộc Lào ở bản Na Sang, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
Lấy cảm hứng và ý tưởng sáng tạo từ văn hóa địa phương, các nhà thiết kế trong nước đang gìn giữ và quảng bá vẻ đẹp đặc sắc của văn hóa truyền thống dân gian qua sản phẩm thời trang mang tính ứng dụng.
Ngày 14/3, tại Nhà văn hóa thôn Ngọc Long, xã Ngọc Trạo, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành khai mạc lớp tập huấn “Phục dựng, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Mường” phục vụ phát triển du lịch cộng đồng tại di tích Chiến khu du kích Ngọc Trạo.
Sau tết Nguyên đán, ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng rộn ràng triển khai các lễ hội truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Các lễ hội đặc sắc riêng có của tỉnh đã thu hút hàng nghìn người dân, du khách thập phương đến trẩy hội, vui Xuân. Thông qua các lễ hội, nhằm góp phần giữ gìn, phát huy và tôn vinh các giá trị văn hóa dân tộc; thắt chặt tinh thần đoàn kết, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân các dân tộc trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, góp phần quảng bá, giới thiệu về mảnh đất, con người Cao Bằng tươi đẹp, thân thiện và mến khách đến với bạn bè trong nước và quốc tế.