Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vinamilk và CEO Mai Kiều Liên được vinh danh trong chương trình thương hiệu mạnh Việt Nam 2022

PV - 10:02, 13/10/2022

Ngày 12/10 tại Hà Nội, trong sự kiện Lễ công bố và vinh danh Thương hiệu mạnh Việt Nam 2022, Vinamilk đã được vinh danh với vị trí dẫn đầu trong Top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam 2022. Trước đó, thương hiệu có giá trị 2,8 tỷ USD này cũng đã đạt được nhiều ghi nhận ấn tượng như, Thương hiệu sữa lớn thứ 6 thế giới và tiềm năng nhất toàn cầu theo công bố của Brand Finance.

Đại diện Ban tổ chức chương trình trao giải thưởng Doanh nhân Xuất sắc 2022 cho Bà Mai Kiều Liên
Đại diện Ban tổ chức chương trình trao giải thưởng Doanh nhân Xuất sắc 2022 cho Bà Mai Kiều Liên

Tại sự kiện, nhân ngày Doanh Nhân Việt Nam 13/10, Tổng Giám đốc Vinamilk – Bà Mai Kiều Liên, đã được đặc biệt vinh danh là Doanh nhân xuất sắc 2022, với nhiều đóng góp cho những bước tiến của ngành sữa Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Thành lập năm 1976, có thể nói, Vinamilk là doanh nghiêp đặt những viên gạch đầu tiên của ngành công nghiệp chế biến sữa và chăn nuôi bò sữa theo hướng hiện đại, chuẩn quốc tế. Trải qua 46 năm phát triển, hiện Vinamilk đã nằm trong Top 40 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới về doanh thu và thuộc Top 10 thương hiệu sữa giá trị nhất toàn cầu. 

Với doanh thu hiện đạt hơn 61.000 tỷ đồng, Vinamilk hiện đang sở hữu và quản lý hơn 40 đơn vị thành viên gồm hệ thống các nhà máy, trang trại, chi nhánh… cả trong và ngoài nước. Có thể nói, không chỉ là doanh nghiệp lớn trong nước mà Vinamilk đã khẳng định rõ nét hơn thương hiệu của mình khi vươn ra thế giới.

Trong hành trình 46 năm xây dựng nên vị thế thương hiệu Vinamilk, không thể không kể đến vai trò của bà Mai Kiều Liên. Tham gia vào Vinamilk từ những ngày đầu thành lập sau khi du học trở về nước, bà Mai Kiều Liên đã gắn bó cùng doanh nghiệp qua nhiều giai đoạn phát triển. 

Tại mọi cương vị, vai trò và sự ảnh hưởng của doanh nhân quyền lực ngành sữa này vẫn luôn rõ nét, không chỉ với Vinamilk, mà còn với các thế hệ doanh nhân trẻ sau này. Năm 2022 cũng là tròn 30 năm bà Mai Kiều Liên đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc của Vinamilk, gây dựng và phát triển nên một doanh nghiệp sữa lớn nhất của đất nước và ngày càng gia tăng giá trị thương hiệu trong ngành sữa toàn cầu. 

Bà Mai Kiều Liên (áo đỏ) tại sự kiện Khởi công Tổ hợp Thiên đường sữa Mộc Châu hồi tháng 5/2022
Bà Mai Kiều Liên (áo đỏ) tại sự kiện Khởi công Tổ hợp Thiên đường sữa Mộc Châu hồi tháng 5/2022

Sáng tạo – Chất lượng là những “từ khóa” được nữ lãnh đạo này thường xuyên nhắc đến và tạo thành tôn chỉ hành động, văn hóa của Vinamilk trong quá trình đảm nhiệm vai trò lãnh đạo. Ở góc độ một doanh nhân, bà Mai Kiều Liên luôn là hình mẫu của thế hệ doanh nhân đầu tiên của Việt Nam, bản lĩnh, sáng tạo, kiên định và tài ba và có tầm ảnh hưởng lớn.

Với các đóng góp lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp, ngành và đất nước, bà Mai Kiều Liên đã được trao Danh hiệu Anh hùng lao động thời kì đổi mới (2005), Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì (2006, 2001), được vinh danh trong chương trình Vinh Quang Việt Nam – Dấu ấn 30 năm đổi mới (2017). Bà cũng nhiều lần được các tổ chức quốc tế uy tín như Nikkei, Forbes châu Á, bình chọn là một trong những nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á trong nhiều năm liền, và là người duy nhất được Forbes Việt Nam trao tặng danh hiệu “Thành tựu trọn đời” ghi nhận sự cống hiến và tầm ảnh hưởng tại Việt Nam cũng như quốc tế.

Bà Mai Kiều Liên, Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc Vinamilk
Bà Mai Kiều Liên, thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc Vinamilk

Bảng xếp hạng Thương hiệu mạnh năm 2022 bao gồm những thương hiệu thể hiện khả năng thích ứng, trụ vững và tăng trưởng trong đại dịch Covid-19 với các tiêu chí bình chọn gồm: sáng tạo, đổi mới, ứng dụng công nghệ số trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp, điều chỉnh và thay đổi mô hình quản trị doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu của thị trường và yêu cầu của bối cảnh mới.

Năm nay, ngoài các tiêu chí đã có qua nhiều năm bình chọn, “ứng dụng công nghệ”, “chuyển đổi số” vào hoạt động của doanh nghiệp là tiêu chí nổi bật được đưa vào các đánh giá. Sau giai đoạn biến động do Covid-19 thực tế cho thấy, các doanh nghiệp có sự chuẩn bị sớm về công nghệ, nhanh chóng chuyển đổi đều mang lại các hiệu quả ngay lập tức và cả trong dài hạn.

Các nhà máy của Vinamilk đều có tính tự động hóa, quản lý trung tâm, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa sản xuất
Các nhà máy của Vinamilk đều có tính tự động hóa, quản lý trung tâm, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa sản xuất

Vinamilk được đánh giá, là một trong những doanh nghiệp, có sự chủ động trong ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số từ sớm, và một cách toàn diện trong hầu hết các mắc xích quan trọng của chuỗi cung ứng. Lãnh đạo doanh nghiệp chia sẻ rằng, xác định quá trình chuyển đổi cần được duy trì, thúc đẩy liên tục, chiến lược này đang được Vinamilk tiếp tục đẩy mạnh và áp dụng toàn diện, hầu hết các quy trình của công ty đã được số hóa. Đây cũng là yếu tố giúp doanh nghiệp thích ứng với các biến động do đại dịch tạo ra và cả trong giai đoạn “hậu Covid-19” hiện nay.

Bà Mai Kiều Liên cho biết thêm, Vinamilk đã thành lập các bộ phận chuyên trách về chuyển đổi số và phát triển bền vững- kinh tế tuần hoàn, để đáp ứng cho những mục tiêu lớn của công ty, và sẵn sàng cho lộ trình chuyển đổi mạnh mẽ sắp tới. Hiện nay Vinamilk cũng đang xây dựng lộ trình giảm phát thải khí nhà kính, tiến tới trung hòa carbon bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết chung của Việt Nam tại COP26.

Tất cả các trang trại của Vinamilk đã hoàn tất lắp đặt pin năng lượng mặt trời
Tất cả các trang trại của Vinamilk đã hoàn tất lắp đặt pin năng lượng mặt trời

Trong giai đoạn khó khăn do dịch bệnh năm 2021, Vinamilk đã hoàn thành lắp đặt năng lượng mặt trời cho tất cả các trang trại và đang triển khai trên tất cả các nhà máy để giảm phát thải, tiết kiệm năng lượng. Chuyển đổi, gia tăng tỷ lệ năng lượng xanh – năng lượng tái tạo trong hệ thống nhà máy, trang trại, song song ứng dụng tư duy kinh tế tuần hoàn để quản lý, sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, giảm thiểu tác động đến môi trường và cộng đồng. 

Các chương trình hành động hướng đến phát triển bền vững cũng được Vinamilk thúc đẩy nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững của Công ty.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Định vị thương hiệu "Đệ Nhất danh Trà" và định hướng phát triển du lịch bền vững

Định vị thương hiệu "Đệ Nhất danh Trà" và định hướng phát triển du lịch bền vững

Nhân kỷ niệm 5 năm Ngày Trà thế giới (21/5/2020 - 21/5/2025) và định hướng phát triển bền vững cho ngành Chè Việt Nam, ngày 20/5, tại Không gian Văn hóa Trà của Hợp tác xã Chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) phối hợp với Hội Chè Thái Nguyên tổ chức Diễn đàn “Thái Nguyên - Trăm năm Đệ Nhất danh Trà”.
Tin nổi bật trang chủ
Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT VỀ LỄ QUỐC TANG NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG

THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT VỀ LỄ QUỐC TANG NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG

Thời sự - PV - 20:35, 22/05/2025
Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Trần Đức Lương, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức Lễ tang Đồng chí với nghi thức Lễ Quốc tang.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thời sự - PV - 20:25, 22/05/2025
Tổng Bí thư đánh giá cao sự thẳng thắn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong kiểm điểm, đánh giá rất kỹ những tồn tại, hạn chế trên từng mặt công tác.
Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Công tác Dân tộc - Tiến Mạnh - 16:46, 22/05/2025
Trong hành trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đắk Nông triển khai đã trở thành công cụ quan trọng, mang lại hiệu quả thiết thực. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đồng vốn ưu đãi đã tiếp cận đúng đối tượng, kịp thời hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.
Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 16:46, 22/05/2025
Sống giữa vùng chồng lấn về địa giới hành chính, hàng trăm hộ dân Xơ Đăng ở thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) vẫn gồng mình bám đất, bám thôn để phát triển kinh tế, nuôi hy vọng về một ngày được ổn định nơi ăn, chốn ở. Tuy nhiên, để những nỗ lực ấy không mãi dở dang, vấn đề chồng lấn địa giới hành chính giữa hai tỉnh Quảng Nam – Kon Tum cần sớm được giải quyết dứt điểm, minh bạch.
Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Tin tức - Như Tâm - 15:58, 22/05/2025
Ngày 22/5, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện các dự án, tiểu dự án sử dụng vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2025.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng: Quyết tâm cơ bản hoàn thành tháo gỡ

Thủ tướng: Quyết tâm cơ bản hoàn thành tháo gỡ "điểm nghẽn" thể chế ngay trong năm 2025

Thời sự - PV - 15:55, 22/05/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cần tập trung nguồn lực, quyết tâm cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những "điểm nghẽn" do quy định pháp luật ngay trong năm 2025, đồng thời đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ tư duy "quản lý" sang "phục vụ", từ bị động sang chủ động, linh hoạt kiến tạo sự phát triển.
Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Tin tức - Anh Trúc - 15:06, 22/05/2025
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu vừa cứu sống một người đàn ông bị ngộ độc do ăn nấm lạ.
Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời sự - Hoàng Quý - 15:04, 22/05/2025
Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Tin tức - Anh Trúc - 12:17, 22/05/2025
Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 11:16, 22/05/2025
Tình trạng chồng lấn địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum khiến thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) rơi vào cảnh bị bỏ quên trong suốt nhiều năm. Hơn 1.000 người dân Xơ Đăng sinh sống tại đây đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là khó khăn về hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường học, trạm y tế và sóng điện thoại.