Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Về vùng đất nghệ thuật lân sư rồng Chợ Lớn: Huyền thoại Nhơn Nghĩa Đường (Bài 3)

Lê Thuận - 16:14, 08/03/2022

Múa lân có sức thu hút mãnh liệt với cộng đồng người Hoa tại TP. Hồ Chí Minh. Hiện tại, có hàng chục đội lân sư rồng lớn nhỏ hoạt động trên địa bàn. Trong đó, đoàn lân sư rồng Nhơn Nghĩa Đường nổi tiếng khắp trong nước và quốc tế, có lịch sử hoạt động lâu đời nhất tại Việt Nam. Với 3, 4 thế hệ cha truyền, con nối, với một số bí quyết, ngón nghề được lưu truyền, đã trở thành huyền thoại trong ngành biểu diễn lân sư rồng.

Một tiết mục biểu diễn trên Mai hoa thung làm nên tên tuổi đoàn lân Nhơn Nghĩa Đường
Một tiết mục biểu diễn trên Mai hoa thung làm nên tên tuổi đoàn lân Nhơn Nghĩa Đường

Nghiệp võ, nghề lân

Ngay từ thập niên 30 của thế kỷ trước, nhiều đội lân sư đã được thành lập tại khu vực Chợ Lớn như: Liên Nghĩa, Thanh Liên, Trung Nghĩa, Liên Thắng… Tất cả đều có lịch sử hoạt động hàng chục năm, nhưng phần lớn đều không còn tồn tại. Đến nay, duy nhất đoàn lân sư rồng Nhơn Nghĩa Đường là hoạt động lâu đời, đứng vững và phát triển tạo nên nhiều kỳ tích gần 1 thế kỷ qua.

Sự ra đời của lân sư rồng Nhơn Nghĩa Đường cũng rất kỳ lạ. Võ sư Lưu Hạo Lương từ Quảng Đông, Trung Quốc đến Chợ Lớn để hành nghề Đông y và dạy võ thuật từ khi còn rất trẻ. Ông đã gây dựng được cơ nghiệp Đông y nổi tiếng và sáng lập thương hiệu võ thuật, với những chiêu nước nội công oai chấn giang hồ. Năm 1936, võ sư Lương thành lập lân sư Nhơn Nghĩa Đường để truyền dạy võ thuật Chu Gia Quyền. Vì vậy, ông lấy “Chu quán” để đặt tên là "Đoàn lân Chu quán Nhơn Nghĩa Đường".

Sau khi đoàn lân được thành lập và phát triển đến năm 1970, Lưu Kiếm Xương là con trai trưởng của võ sư Lưu Hạo Lương tiếp quản đoàn lân sư khi mới 20 tuổi. Theo ông Xương, ngày xưa người muốn theo nghề lân, phải khổ luyện từng bộ pháp, quyền pháp, cước pháp đạt độ tinh thông mới được chuyển sang múa lân. Thời đó, ai được cầm đầu lân, đại diện môn phái thi triển tuyệt chiêu về lân cho mọi người thưởng lãm là vinh dự lớn cho bản thân.

“Ai theo nghề múa lân trước hết là học võ thuật để giữ gìn sức khỏe. Sau đó, vận dụng võ thuật vào múa lân để tạo nên những bài múa đẹp, múa hay và hấp dẫn rồi từ đó nâng dần thành môn nghệ thuật”, ông Xương nói thêm.

Võ sư Lưu Kiếm Xương bên đoàn lân Nhơn Nghĩa Đường
Võ sư Lưu Kiếm Xương bên đoàn lân Nhơn Nghĩa Đường

Sau mấy chục năm tiếp quản, võ sư Lưu Kiếm Xương đã xây dựng được Nhơn Nghĩa Đường hùng mạnh, phát triển ngang tầm khu vực và trên thế giới, với gần 200 thành viên thường xuyên tham gia đoàn lân. Trên hành trình hướng tới kỷ nguyên mới, với những tuyệt chiêu được thiết lập, đoàn lân vừa bảo tồn các hoạt động biểu diễn truyền thống, phục dựng những tiết mục làm nên tên tuổi của Nhơn Nghĩa Đường vừa tiếp tục đổi mới, sáng tạo nâng cao nghệ thuật múa lân.

Thời ấy, tiết mục đặc sắc nhất của đoàn lân sư này, là xếp chồng La Hán trận, yêu cầu nhiều thành viên từ 16 - 18 tuổi, cùng nhau biểu diễn thành 4 tầng. Sau đó, hai người ở trên múa lân leo cột cao, trở thành kỹ thuật độc đáo thời bấy giờ. Các pha biểu diễn lân sư rồng của Nhơn Nghĩa Đường trông thường rất nguy hiểm, nhưng rất thú vị, xứng đáng được lưu truyền sử sách.

Hướng tới kỷ nguyên mới

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng vào năm 1975, Nhơn Nghĩa Đường có thêm đội múa rồng. Do "sinh sau, đẻ muộn" nên đoàn phải nỗ lực tìm hiểu, học tập nhiều võ sư trong ngành, rèn luyện bài múa nâng cao nghệ thuật múa rồng.

Đến năm 1978, đoàn có thêm tiết mục múa sư tử, đồng thời phối hợp cách chơi cồng chiêng, trống, kinh kịch tạo thành những âm thanh đặc sắc. Hiện đoàn có rất nhiều tuyệt kỹ nổi tiếng múa lân sư rồng, với những màn biểu diễn nội công, quyền thuật như: Thiết sa chưởng, Thiết đầu công, Thập tam thái bảo, hoặc các bài quyền biến hóa như: Phục hổ quyền, Hầu quyền, Thập hình quyền... đã tạo nên thương hiệu Nhơn Nghĩa Đường hơn 86 năm qua.

Với sự phát triển, vận động không ngừng, hoạt động múa lân sư rồng ngày càng sôi động, Nhơn Nghĩa Đường đã liên tục tham gia thi đấu trong và ngoài nước lập nhiều thành tích và kỷ lục. Hiện tại, ông Lưu Kiếm Xương đã giao Nhơn Nghĩa Đường cho con trai trưởng Lưu Hoán Phi quản lý các hoạt động và biểu diễn của đoàn.

Trưởng đoàn Lưu Hoán Phi đã lập nhiều kỷ lục Guiness Việt Nam, trong đó có tiết mục múa cột tre cao tới 15m, múa 4 lân trên Mai hoa thung. Lưu Hoán Phi cũng đã kế thừa chí nguyện của cha mình và ra sức để phát huy tinh thần thượng võ của Nhơn Nghĩa Đường.

Hình ảnh ông Địa biểu diễn trước đoàn lân thuộc thế hệ thứ 4 của Nhơn Nghĩa Đường
Hình ảnh ông Địa biểu diễn trước đoàn lân thuộc thế hệ thứ 4 của Nhơn Nghĩa Đường

Trong một buổi biểu diễn chuyển giao quyền lực của lân sư rồng Nhơn Nghĩa Đường, ông Lưu Kiếm Xương chỉ vào chú bé nhỏ tuổi nhất đoàn giới thiệu: “Mới 3, 4 tuổi mà Lưu Hiểu Long lắc ông Địa hay lắm nhé. Lúc này, cơ thể dẻo dai, nhanh nhẹn và cũng rất dễ tiếp thu các động tác khó, tương lai sẽ kế tục sự nghiệp của tôi - ông nội và ba - Lưu Hoán Phi thôi". Trong ngành múa lân, hổ phụ sinh hổ tử được lưu truyền từ đời này qua đời khác, mới tạo nên những huyền thoại cho thế hệ mai sau.

Gần 1 thế kỷ phát triển, đoàn lân Nhơn Nghĩa Đường thường xuyên tham gia các cuộc thi đấu lân sư rồng quốc tế, giành nhiều giải thưởng vinh quang cho đất nước.

 “Ở Nhơn Nghĩa Đường mọi người đều làm việc chăm chỉ, rèn luyện thể lực, trí lực, đóng góp mồ hôi, công sức cho sự phát triển danh tiếng của lân sư rồng Nhơn Nghĩa Đường”, ông Lưu Kiếm Xương nói.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.
Tin nổi bật trang chủ
Đồng Tâm - Những hình ảnh nhói lòng sau lũ quét

Đồng Tâm - Những hình ảnh nhói lòng sau lũ quét

Thời sự - Hà Anh - 7 giờ trước
Trận lũ quét và sạt lở đất lịch sử xảy ra vào đêm mùng 8, rạng sáng ngày mùng 9/9 đã cuốn trôi nhiều nhà cửa, tài sản, hoa màu của người dân tại thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Theo ghi nhận, toàn thôn Đồng Tâm có 86 hộ thì 37 hộ bị ảnh hưởng, thiệt hại, trong đó có 7 hộ dân bị lũ cuốn trôi hết nhà cửa, chuồng trại, tài sản... Đến thời điểm hiện tại, khung cảnh hiện trường vẫn tan hoang, đổ nát. Những hộ dân mất nhà thì đang phải ở tạm tại điểm trường tiểu học của xã.
Thái Nguyên: Nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh đồng bào DTTS

Thái Nguyên: Nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 7 giờ trước
Sau nhiều năm triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng DTTS, giai đoạn 2016 - 2021” định hướng 2025, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã mang lại những kết quả đáng khích lệ, tạo thuận lợi để học sinh học tập, lĩnh hội tri thức.
Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Media - BDT - 20:00, 20/09/2024
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhân lên tình người vượt mưa lũ. Phát triển du lịch thông qua sản phẩm lưu niệm. Già làng Alăng Đàn làm cầu treo cho dân. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Triển khai hiệu quả Đề án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719

Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Triển khai hiệu quả Đề án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 19:32, 20/09/2024
Thời gian qua, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã nỗ lực thực hiện hiệu quả Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS miền núi, gọi tắt là Chương trình MTQG 1719.
Ấm áp tình người sau cơn lũ dữ

Ấm áp tình người sau cơn lũ dữ

Phóng sự - Hoàng Thị Thắm - 19:03, 20/09/2024
Tuyên Quang là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của hoàn lưu cơn bão số 3 (bão Yagi) - cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua trên Biển Đông và trong 70 năm qua trên đất liền, gây ra mưa lớn dài ngày, dẫn đến thảm họa thiên tai về lũ, sạt lở nghiêm trọng tại nhiều địa phương.
Pí khúi - Nhạc cụ gọi bạn tình độc đáo của người Thái

Pí khúi - Nhạc cụ gọi bạn tình độc đáo của người Thái

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 19/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Bão số 4 dự báo gây mưa lớn ở Trung Bộ, đề phòng ngập úng, sạt lở. Pí khúi - Nhạc cụ gọi bạn tình độc đáo của người Thái. Làm giàu trên vùng đất Khánh Sơn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Xã hội - Như Tâm - Khánh Chi - 18:57, 20/09/2024
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã và đang phát huy hiệu quả trên nhiều lĩnh vực về đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau. Minh chứng như việc triển khai hiệu quả Dự án 1 của Chương trình, đã góp phần giải quyết cơ bản việc thiếu đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt trong vùng đồng bào DTTS ở địa bàn khó khăn.
Người Hoa ở Cần Thơ chung tay vì sự nghiệp giáo dục và công tác từ thiện xã hội

Người Hoa ở Cần Thơ chung tay vì sự nghiệp giáo dục và công tác từ thiện xã hội

Tin tức - Tào Đạt - 18:53, 20/09/2024
Đại hội Ban Quản trị Quảng Triệu Hội Quán (Chùa Ông Cần Thơ) nhiệm kỳ X đã thông qua danh sách Ban Quản trị gồm 15 thành viên, ông Từ Quới Minh (sinh năm 1953) được cử làm Trưởng ban.
Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở ở 7 khu vực tại Trung Bộ

Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở ở 7 khu vực tại Trung Bộ

Tin tức - Minh Nhật - 18:51, 20/09/2024
Do ảnh hưởng của mưa lớn, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở tại 7 tỉnh, thành phố ở khu vực Trung Bộ. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, lũ trên sông Gianh (Quảng Bình) đang lên nhanh và ở dưới mức báo động 2.
Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Thời sự - BDT - 17:15, 20/09/2024
Chiều 20/9/2024, Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, họp phiên bế mạc tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Giáo dục - Thúy Hồng - 17:13, 20/09/2024
Không chỉ được tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt, kỹ năng tính toán, mà các học viên còn được tham dự Ngày hội giao lưu Toán, Tiếng Việt để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn… Đây là cách làm sáng tạo trong công tác xóa mù chữ đã và đang lan tỏa, góp phần nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, biên giới Lạng Sơn.