Sáng ngày 9/9, Hội Tương tế người Hoa TP. Phú Quốc (Kiên Giang) tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023-2028. Tham dự Đại hội có ông Danh Phúc, Trưởng ban Dân tộc tỉnh, ông Phạm Văn Nghiệp - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP. Phú Quốc cùng đại diện các Hội quán và đông đảo đồng bào người Hoa trên địa bàn TP. Phú Quốc.
Tin tức -
Tào Đạt -
19:17, 10/10/2024 Với chủ đề “Đoàn kết, hữu nghị, hợp tác, phát triển”, Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc tỉnh Sóc Trăng xác định tiếp tục xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, làm cầu nối trong hợp tác giữa Nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Cùng với đó, tăng cường công tác đối ngoại nhân dân trong việc triển khai đường lối chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, góp phần tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Tin tức -
Như Tâm -
14:33, 31/01/2024 Ngày 30/1/2024, Đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang do ông Danh Phúc - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn, đã đến chúc Tết, tặng quà đến Hội Tương tế người Hoa xã Vĩnh Hòa Phú, huyện Châu Thành và Hội Tương tế người Hoa Tp. Rạch Giá (Kiên Giang) nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.
Tin tức -
Tào Đạt -
18:53, 20/09/2024 Đại hội Ban Quản trị Quảng Triệu Hội Quán (Chùa Ông Cần Thơ) nhiệm kỳ X đã thông qua danh sách Ban Quản trị gồm 15 thành viên, ông Từ Quới Minh (sinh năm 1953) được cử làm Trưởng ban.
Media -
Lê Vũ - Trần Linh -
22:03, 15/08/2023 Đến nay cộng đồng người Hoa tại TP. Hồ Chí Minh vẫn còn lưu giữ lại nhiều giá trị văn hóa, kiến trúc và tôn giáo của hàng trăm năm trước và “Hội quán” là một trong những di sản độc đáo ấy. Tại TP. Hồ Chí Minh hiện có khoảng 30 hội quán lớn nhỏ của người Hoa. Hầu hết đều có lịch sử lâu đời, trong đó một số hội quán nổi tiếng được xây dựng cách đây hơn 200 năm.
Sáng 25/8, tại Hội trường Khách sạn TTC Cần Thơ, UBND TP. Cần Thơ tổ chức họp mặt truyền thống Cách mạng người Hoa Cần Thơ lần thứ X, năm 2023. Đến dự họp mặt có ông Tào Việt Thắng - Phó Vụ Trưởng Vụ Công tác địa phương - Ủy ban Dân tộc (UBDT), ông Sơn Phước Hoan - nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT. Về phía lãnh đạo TP. Cần Thơ có ông Nguyễn Ngọc Hè - Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, cùng đại diện lãnh đạo Ban Dân tộc, lãnh đạo các sở, ban ngành có liên quan trên địa bàn TP. Cần Thơ. Đặc biệt, sự có mặt của 90 đại biểu là Người có uy tín, cán bộ hưu trí, doanh nghiệp, cán bộ công chức, viên chức là dân tộc Hoa trên địa bàn TP. Cần Thơ.
Múa lân có sức thu hút mãnh liệt với cộng đồng người Hoa tại TP. Hồ Chí Minh. Hiện tại, có hàng chục đội lân sư rồng lớn nhỏ hoạt động trên địa bàn. Trong đó, đoàn lân sư rồng Nhơn Nghĩa Đường nổi tiếng khắp trong nước và quốc tế, có lịch sử hoạt động lâu đời nhất tại Việt Nam. Với 3, 4 thế hệ cha truyền, con nối, với một số bí quyết, ngón nghề được lưu truyền, đã trở thành huyền thoại trong ngành biểu diễn lân sư rồng.
Mặc dù hàng trăm năm qua, múa lân sư rồng đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, song các đoàn lân sư rồng nổi tiếng ở TP. Hồ Chí Minh như, Nhơn Nghĩa Đường, Hằng Anh Đường…vẫn không ngừng sáng tạo ra những bí quyết biểu diễn riêng biệt mới, thu hút được người xem. Một số bài múa nổi tiếng trên Mai hoa thung, hay Lân hái lộc trên ngọn tre... luôn làm 'thót tim" khán giả, bới những tuyệt chiêu, tuyệt kỹ với những màn mạo hiểm do các vận động viên trong đoàn thực hiện...
Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Hoa, linh vật lân sư rồng mang tính huyền thoại, trở thành biểu tượng cho sức mạnh phi thường, đem đến sự phát đạt và hanh thông trong công việc lẫn cuộc sống. Chính vì vậy câu nói “nơi nào có người Hoa là có múa lân sư rồng”, được lưu truyền từ nhiều đời nay trong cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn xưa và TP. Hồ Chí Minh nay. Vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn xưa được xem là cái nôi của nghệ thuật múa lân sư rồng của Việt Nam.
“Sự hài lòng với công việc của mình, có thể nuôi mình sống và giúp chút ít cho xã hội, tôi không nghĩ là mình thành công, nhưng tôi tự biết bằng lòng với những gì mình làm được, và tâm thế luôn học hỏi để thích ứng mọi hoàn cảnh, cũng là cách từng bước hoàn thiện mình trong cuộc sống...”. Đó là những chia sẻ của doanh nhân người Hoa Trần Khắc Tâm - Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Công ty Trần Liên Hưng, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Văn hóa tâm linh của người Hoa ở Chợ Lớn (TP. Hồ Chí Minh) rất phong phú, đa dạng với tín ngưỡng tục thờ cúng hai hệ thống thần linh nhân thần và nhiên thần gồm ba cõi Thiên - Địa – Nhân. Tín ngưỡng thờ cúng của người Hoa thể hiện vũ trụ quan, nhân sinh quan mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa truyền thống của một trong 54 dân tộc Việt Nam.
Sắc màu 54 -
Lê Vũ - Trần Linh -
21:56, 05/02/2023 Chiều tối ngày 5/2 (tức 15 tháng Giêng Âm lịch năm Quý Mão 2023) tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ hội diễn hành đường phố và biểu diễn Lân - Sư - Rồng, thu hút hàng chục ngàn người dân và du khách tham dự. Đây cũng chính là nội dung quan trọng và đặc sắc của Lễ hội Nguyên tiêu hàng năm.
Hội quán của người Hoa tại Chợ Lớn có quá trình lịch sử lâu dài, gắn liền với bản sắc, văn hóa cộng đồng người Hoa tại TP. Hồ Chí Minh. Trước đây, hội quán thường sinh hoạt theo cộng đồng bang, hội, làm ăn, kinh doanh. Hiện nay, sự kết nối ấy vẫn duy trì để đóng góp vào việc xây dựng đời sống văn hóa ngày càng phát triển
Ẩm thực -
Lương Định -
09:57, 02/04/2021 Văn hóa ẩm thực của người Hoa ở Chợ Lớn nói riêng, TP. Hồ Chí Minh nói chung rất phong phú với những nét đặc trưng riêng có, vừa ngon, vừa tinh tế và đậm đà bản sắc dân tộc. Trong số hàng trăm món do người Hoa chế biến, có món hủ tiếu sa tế được xếp hạng trong Top 10 món ngon nức tiếng Sài Gòn.
Khi Tết Nguyên đán cận kề, những khu phố của cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn (TP. Hồ Chí Minh) càng thêm sầm uất, nhộn nhịp. Nơi đây, không chỉ nổi bật với những chiếc đèn lồng rực rỡ sắc màu, từ kiến trúc của những ngôi nhà, cửa hàng, biển hiệu, hội quán… đến con người, tất cả đều toát lên nét văn hóa truyền thống của người Hoa. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những giá trị văn hóa ấy vẫn được lưu giữ, bảo tồn, phát triển một cách hài hòa, bền vững, làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt Nam.
Tối 19/2, đông đảo người Hoa sinh sống tại các quận 5, 6, 8, 11... TP. Hồ Chí Minh đã tập trung về khu Chợ Lớn-quận 5 hòa vào không khí vui tươi, náo nhiệt của Ngày Hội Nguyên tiêu Xuân Kỷ Hợi 2019 (diễn ra vào ngày rằm tháng Giêng-15/1 âm lịch hằng năm). Lễ hội thu hút sự tham gia của đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Phóng sự -
Lương Định -
15:11, 22/01/2020 Trong kho tàng văn hóa dân gian của cộng đồng người Hoa ở Việt Nam nói chung, ở Chợ Lớn (TP. Hồ Chí Minh) nói riêng, loài chuột với bản chất thông minh, tinh ranh, tiêu biểu cho sự sung túc, thịnh vượng, được ưu ái đứng đầu trong 12 con giáp và trở thành một linh vật tạo cảm hứng sáng tạo cho các nghệ nhân người Hoa chế tác tượng chuột phong thủy.
Sau 2 năm không thể tổ chức do tình hình dịch Covid-19, năm nay Lễ hội Tết Nguyên tiêu của cộng đồng người Hoa tại TP. Hồ Chí Minh đã chính thức được diễn ra với sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân. Đây cũng là hoạt động văn hoá lớn đầu tiên sau Tết Nguyên Đán do Thành phố tổ chức.
Kinh tế -
Lê Hoàng -
10:49, 05/02/2021 Cộng đồng người Hoa có mặt tại Việt Nam từ lâu đời. Nơi nào có người Hoa sinh sống là nơi ấy hoạt động kinh doanh, buôn bán nhộn nhịp, sầm uất. Nhiều người Hoa đã thành công, trở thành những doanh nhân lừng danh. Ngoài tư duy sáng tạo trong kinh doanh, tinh thần đoàn kết, tương trợ nhau, cộng đồng doanh nhân người Hoa luôn có những… bí quyết gia truyền.
Cộng đồng người Hoa ở TP. Hồ Chí Minh nói chung, khu vực Chợ Lớn nói riêng có nền văn hóa nghệ thuật phát triển rất phong phú, đa dạng, đặc sắc, mang đậm nét Trung Hoa truyền thống. Trong đó có hát Tiều là thể loại ca kịch độc đáo của người Hoa vẫn được bảo tồn, phát triển và thường được biểu diễn vào dịp lễ hội, Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu…