Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Về Ayun Pa dự Lễ cúng cầu mưa

PV - 15:07, 17/08/2020

Đến hẹn lại lên, khi những cơn nắng hanh hao làm cho buôn làng xơ xác, người dân trong buôn Rưng Ama Nin, xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa (Gia Lai) lại cùng nhau tổ chức Lễ cúng cầu mưa. Những nghi thức cúng tế, lễ vật, ghè rượu, cồng chiêng… sẽ là những "hương vị" đặc biệt cho các du khách thích khám phá vẻ huyền bí của người Jrai ở Tây Nguyên.

Chủ tế già Ksor Hơ mời rượu chủ nhà tại Lễ cúng cầu mưa. Ảnh: Quang Thái - TTXVN
Chủ tế già Ksor Hơ mời rượu chủ nhà tại Lễ cúng cầu mưa. Ảnh: Quang Thái - TTXVN

Những ngày cuối tháng 5 khô khan, khi buôn Rưng Ama Nin vẫn còn chìm trong yên ắng thì ở trước khoảnh sân nhỏ của gia đình bà Rơ Com Hkliơng, Hội đồng già làng cùng một số phụ nữ được chọn đã tập trung đầy đủ để chuẩn bị cho Lễ cúng cầu mưa. Khác với các nơi khi cả làng sẽ cùng nhau chuẩn bị cho lễ cúng cầu mưa thì lễ cúng cầu mưa của người Jrai ở Rưng Ama Nin chỉ có 12 người được tham dự. Trong đó, già làng lớn tuổi nhất sẽ làm chủ tế, hai già làng uy tín nhất sẽ là cộng sự phụ tế. Còn lại 9 người (5 nữ) sẽ phụ trách các khâu chuẩn bị, phục vụ cho buổi lễ như đặt ghè rượu, múc nước, sắp xếp vật phẩm, nấu nướng các món ăn.

Để được đứng vào hội đồng làm lễ cúng cầu mưa, những người được chọn phải là người gương mẫu, không phạm vào điều cấm kị trong làng, có ảnh hưởng tích cực đối với cộng đồng. Trong ngày làng cúng cầu mưa, người dân cũng phải kiêng cữ, không đi làm, không được cầm cuốc, cầm rựa. Vật phẩm cúng tế trong buổi lễ chính là một con heo đực đen không có đốm trắng, nặng khoảng 20 kg; 3 ché rượu Jơbô. Những vật dụng được dùng trong lễ cúng gồm có tô đồng, 5 tô sứ trắng, 5 cần rượu bằng tre. Theo truyền thống, đây là những vật dụng chỉ được dùng cho việc cúng tế, ngày thường không được lấy ra sử dụng.

Sau khi phần lễ cúng kết thúc, các cộng sự cùng tham gia uống rượu ghè. Ảnh: Quang Thái - TTXVN
Sau khi phần lễ cúng kết thúc, các cộng sự cùng tham gia uống rượu ghè. Ảnh: Quang Thái - TTXVN

Đúng 9 giờ, lễ cúng cầu mưa bắt đầu, già Ksor Hơ - chủ lễ chậm rãi bước đến ngồi trước ba ghè rượu. Đặt tay lên ghè rượu đầu tiên, già Ksor Hơ lầm rầm đọc bài khấn bằng tiếng Jrai, bày tỏ nguyện vọng cầu cho mưa thuận gió hòa, dân làng bình an, khỏe mạnh, ấm no. Bài tế diễn ra trong khoảng 10 phút, sau đó, già Hơ múc nước đựng từ chiếc thau đồng đổ đầy vào từng ghè rượu, rồi già khẽ vít cần uống một ngụm rượu. Bà Hkliơng- chủ nhà, được chủ tế mời lên uống rượu. Lần lượt nhấp đủ rượu tại ba chiếc ghè, bà Hkliơng mời rượu lại chủ lễ để cảm ơn. Sau đó, một mâm cơm nhỏ được dọn lên, chủ lễ, chủ nhà và các cộng sự của mình cùng nhau thưởng thức xung quanh ché rượu cần.

Lễ cúng cầu mưa của người Jrai ở Ayun Pa thường được tổ chức dưới nhà sàn của thầy cúng già nhất làng. Ảnh: Quang Thái - TTXVN
Lễ cúng cầu mưa của người Jrai ở Ayun Pa thường được tổ chức dưới nhà sàn của thầy cúng già nhất làng. Ảnh: Quang Thái - TTXVN


Khu vực Đông Nam vốn được mệnh danh là vựa lúa lớn nhất tỉnh Gia Lai, đây cũng là vùng đất gắn liền với các truyền thuyết về Vua Lửa, Vua Nước…Vì thế lễ cúng cầu mưa là một trong những nghi thức quan trọng trong đời sống tín ngưỡng tâm linh của người Jrai. Lễ cúng cầu mưa ở đây tập hợp đầy đủ nét văn hóa đặc trưng của một tộc người, của một nghi thức cúng cầu mưa nguyên bản. Khi đến với lễ cầu mưa của người Jrai ở Rưng Ama Nin, du khách được cảm nhận không khí thiêng liêng, trang trọng trong thời khắc kết nối với thần linh bên mái nhà dài cổ kính.

Mọi người còn được nhìn ngắm những chiếc ghè, chén cổ, hương rượu cần nồng đượm, bộ thổ cẩm truyền thống với sắc màu chủ đạo là đỏ và đen. Đôi khi, người ta còn được thưởng thức cồng chiêng, được xem điệu múa xoang uyển chuyển trong các lễ cúng nhà rông, cúng bến nước… hay ngắm nhìn những bức tượng gỗ trong không gian ma mị của lễ pơthi. Đặc biệt, văn hóa ẩm thực độc đáo với cơm lam, gà nướng, thịt nướng, ốc suối, lá mì… cũng được giới thiệu tới du khách.

Ông Lại Văn Minh, Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai cho biết: "Thời gian tới, để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa trên địa bàn, chúng tôi đã lên kế hoạch tổ chức các lớp truyền dạy cồng chiêng, dệt thổ cẩm; đồng thời kiểm kê, rà soát các lễ hội có ý nghĩa nhân văn, có giá trị tinh thần to lớn mà bà con đang còn lưu giữ để kịp thời động viên, khuyến khích duy trì, truyền dạy cho thế hệ con cháu”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Phóng sự - Thúy Hồng- Thanh Thuận - 7 giờ trước
Mới đây, có dịp rong ruổi trên tuyến biên giới Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc. Đi trên những cung đường ngắm nhìn bức tranh đồi núi trập trùng, những bản làng với những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, trường học kiên cố, chứng kiến về sự thay đổi trong đời sống kinh tế, tinh thần của Nhân dân ở các bản làng vùng cao... chúng tôi càng cảm nhận nhiều hơn về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, sự chung tay, góp sức của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng để đồng bào an tâm bám bản, bám làng xây dựng cuộc sống, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới quốc gia.
Người có uy tín ở Ngọc Lặc- Những

Người có uy tín ở Ngọc Lặc- Những "cánh chim đầu đàn" góp sức xây dựng bản làng

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 7 giờ trước
Ngọc Lặc là huyện miền núi ở phía Tây tỉnh Thanh Hoá. Do trình độ dân trí vùng đồng bào DTTS không đồng đều nên việc tổ chức đưa các chương trình, dự án chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống, cũng như tuyên truyền vận động Nhân dân chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, tham gia các phong trào phát động ở cơ sở, xây dựng bản làng ngày càng phát triển, là rất quan trọng...Và Người có uy tín trên địa bàn là một trong những lực lượng quan trọng góp phần cùng chính quyền địa phương hoàn thành "sứ mệnh" này...
Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Xã hội - Tiêu Dao - 7 giờ trước
Rất nhiều sự việc đau lòng xảy ra khi chó nuôi làm thú cưng bỗng dưng hóa “thú dữ” tấn công người khác. Những quy định về việc nuôi thú cưng đã có, tuy nhiên việc người dân không tuân thủ cũng như chế tài xử phạt chưa mạnh tay đã khiến nhiều hệ lụy xảy ra.
Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 7 giờ trước
Phiên chợ Phong Lưu huyền thoại, nổi tiếng ở Khâu Vai hằng năm cứ vào dịp tháng Ba âm lịch, nơi đây lại rộn ràng không khí lễ hội.
Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Kinh tế - Minh Thu - 7 giờ trước
Với sự vào cuộc có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của cộng đồng doanh nghiệp, sự nỗ lực vươn lên của hộ nghèo, trong thời gian qua, công tác giảm nghèo tại tỉnh Bình Phước đã đạt được những kết quả tích cực. Năm 2023, toàn tỉnh có 2.200 hộ thoát nghèo, không có hộ tái nghèo, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Tin trong ngày - 23/4/2024

Tin trong ngày - 23/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập trung khắc phục hậu quả mưa dông, lốc. Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thường Xuân lần thứ IV năm 2024. Khởi công Dự án "Bảo tồn văn hoá truyền thống dân tộc Tày tại xã Mường Lai". Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị). Tỉnh Khánh Hoà tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai Dự án. Việc giao khoán bảo vệ rừng mang lại “lợi ích kép” khi các đơn vị có thêm nhân lực để giữ rừng, còn người dân nhận khoán có thêm thu nhập.
U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

Thể thao - Hoàng Minh - 8 giờ trước
U23 Thái Lan vừa để thua U23 Tajikistan trong lượt trận cuối cùng bảng C U23 châu Á với tỷ số 0-1. Theo đó, U23 Thái Lan chính thức rời U23 châu Á 2024 ngay từ vòng bảng.
U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

Thể thao - Hoàng Minh - 8 giờ trước
Trong trận tranh ngôi đầu bảng B giải U23 châu Á, U23 Hàn Quốc đã giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước đội tuyển U23 Nhật Bản.
U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

Thể thao - Hoàng Minh - 8 giờ trước
Vòng bảng giải U23 châu Á đang dần đi đến hồi kết. Dù còn vài cặp đấu chưa diễn ra, nhưng người hâm mộ đã xác định được 8 cái tên bước vào vòng tiếp theo. Các đội tuyển mạnh nhất bao gồm: Việt Nam, Iraq, Indonesia, Qatar, Hàn Quốc, Nhật Bản, Uzbekistan, Saudi Arabia.
Vinamilk tiếp tục có nhà máy trung hòa Carbon, thêm

Vinamilk tiếp tục có nhà máy trung hòa Carbon, thêm "mảnh ghép xanh" cho tiến trình Net Zero

Kinh tế - PV - 8 giờ trước
Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.