Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ứng dụng tế bào gốc tại Việt Nam

PV - 18:28, 19/03/2023

Ứng dụng tế bào gốc trong trị liệu là xu thế phát triển chung của nền y học thế giới, mang lại cho bệnh nhân cơ hội khỏi bệnh cao và sức khỏe ổn định sớm hơn so với các phương pháp điều trị truyền thống. Nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc ở nước ta được bắt đầu từ năm 1995 và đặc biệt được chú ý sau khi Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 4/3/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được ban hành.

(Ảnh minh hoạ: AFP/TXVN)
(Ảnh minh hoạ: AFP/TXVN)

Tế bào gốc là những tế bào chưa có chức năng chuyên biệt, có thể phát triển thành nhiều loại tế bào của các cơ quan khác nhau. Ngoài ra, chúng còn có khả năng tự đổi mới (phân chia thành tế bào khác giống hệt với nó) và khả năng tăng sinh mạnh mẽ.

Tế bào gốc được chia thành nhiều loại khác nhau, dựa trên nguồn gốc của chúng như: tế bào gốc phôi, tế bào gốc nhũ nhi, tế bào gốc trưởng thành, tế bào gốc đa năng cảm ứng, tế bào gốc ung thư. Những năm qua, tế bào gốc đã được thử nghiệm để điều trị các bệnh khó chữa trước đây như các bệnh của cơ quan tạo máu, liệt do chấn thương tủy sống...

Ở nước ta, nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh được thực hiện sớm nhất trong lĩnh vực huyết học-truyền máu. Việc ghép tế bào gốc tạo máu tủy xương cho bệnh nhân bạch cầu đa dòng tủy đã được nhóm nghiên cứu của Giáo sư Trần Văn Bé tại Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện thành công năm 1995.

Những nghiên cứu này đã tạo tiền đề cho việc ứng dụng tế bào gốc trong điều trị ung thư máu, suy tủy tại các cơ sở mạnh về huyết học trên cả nước như Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 4/3/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX đã tạo nền tảng cho sự phát triển của công nghệ sinh học, trong đó có phát triển ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh ở người. Sau khi Chỉ thị số 50-CT/TW được ban hành, lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc đã được giới khoa học và các nhà quản lý, các nhà đầu tư trong nước chú ý với hàng loạt đề xuất nghiên cứu được đưa ra và được chọn triển khai ở các cấp khác nhau.

Năm 2008, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ đã ký Quyết định số 53/QĐ-BKHCN phê duyệt mục tiêu, nội dung, dự kiến sản phẩm của nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp nhà nước “Xây dựng hệ thống ngân hàng tế bào gốc và ứng dụng trong y sinh học” để tăng cường đầu tư nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh trên người.

Các ngân hàng tế bào gốc đã được xây dựng tại Công ty cổ phần hóa dược Mekophar, Bệnh viện Nhi Trung ương. Quy trình phân lập tế bào gốc từ tủy xương, máu ngoại vi, máu cuống rốn, mô mỡ và màng dây rốn... đã được làm chủ và các quy trình bảo quản đánh giá chất lượng tế bào gốc cũng được hoàn thiện.

Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng”, mã số KC.10/16-20 đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt thực hiện trong giai đoạn 2016-2020.

Có 5 đề tài đã được phê duyệt liên quan ứng dụng tế bào gốc để điều trị một số bệnh hiểm nghèo, thường gặp mà các biện pháp điều trị hiện tại còn hạn chế như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư máu, chấn thương sọ não, đột quỵ não và các đề tài này đã đạt được nhiều kết quả khả quan.

Hiện tại, bức tranh nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc ở nước ta đã dần được xây dựng hoàn chỉnh với ba lĩnh vực chính là: Phân lập và lưu giữ các loại tế bào gốc; biệt hóa tế bào gốc thành các tế bào mang tính chuyên biệt hơn và ứng dụng tế bào gốc trong điều trị một số bệnh cho người.

Nhiều cơ sở của Nhà nước và tư nhân đã tham gia nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc như: Học viện Quân y, Viện Bỏng quốc gia, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, Trường đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam...

Tiến sĩ Nguyễn Trung Nam, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết: Viện đã chú trọng nghiên cứu tế bào gốc từ hơn 10 năm qua với nhiều đề tài ở lĩnh vực nghiên cứu cơ bản. Gần đây, những nghiên cứu mang tính ứng dụng của tế bào gốc liên quan điều trị một số bệnh về máu, xương, khớp và các bệnh liên quan ung thư cũng đã được chú trọng hơn.

Đề tài “Nghiên cứu biệt hóa tế bào chức năng gan từ tế bào gốc người và chuột” do Tiến sĩ Nguyễn Văn Hạnh, Viện Công nghệ sinh học, thực hiện cùng các cộng sự với mục tiêu tạo tế bào chức năng gan, hướng tới ứng dụng trên người. Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam sử dụng kỹ thuật khảo sát sự di trú và định hình tế bào sau quá trình ghép vào cơ thể trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Viện Công nghệ sinh học còn triển khai đề tài “Tái tạo tế bào thần kinh từ tế bào máu ngoại vi của bệnh nhân Alzeimer” do Tiến sĩ Lê Thị Thùy Dương làm chủ nhiệm. Đề tài có mục tiêu tạo ra các tế bào thần kinh trực tiếp từ các tế bào trưởng thành của người bệnh, qua đó tìm hiểu nguyên nhân và cơ chế gây ra bệnh Alzeimer.

Bên cạnh những tiềm năng to lớn và những kết quả tích cực của ứng dụng tế bào gốc trong điều trị một số bệnh, việc ứng dụng công nghệ tế bào gốc ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.

Chẳng hạn như đầu tư cho nghiên cứu tế bào gốc còn thấp, số đơn vị nghiên cứu tế bào gốc của Nhà nước và tư nhân còn ít, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm sử dụng trong quy trình công nghệ tế bào gốc là rất thấp. Khả năng làm chủ công nghệ quan trọng còn thấp và khả năng xuất khẩu các sản phẩm công nghệ tế bào gốc ra nước ngoài không đáng kể.

Do đó, để đưa lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc hòa nhập và dần bắt nhịp với trình độ của khu vực và thế giới cần có một chiến lược tổng thể dài hạn mang tầm quốc gia. Thêm vào đó, nhiều tranh cãi nảy sinh liên quan các vấn đề về xã hội, pháp luật, khoa học và đạo đức, hiệu quả và an toàn của ứng dụng tế bào gốc, như bảo đảm chất lượng tế bào và sản phẩm từ tế bào, việc sử dụng phôi người, nguy cơ/tiềm năng thương mại hóa tế bào và mô người, nguy cơ tạo khối u…

Hiện, nước ta vẫn còn thiếu các quy định, văn bản hướng dẫn được ban hành về nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc. Năm 2020, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 4259/QĐ-BYT “Ban hành Hướng dẫn nghiên cứu ứng dụng tế bào và các sản phẩm từ tế bào tại Việt Nam”, là tiền đề để hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc tại Việt Nam bảo đảm tính khoa học, đạo đức, cũng như tuân thủ các quy định chung của quốc tế.

Bên cạnh đó, vẫn cần thêm những quy định và hướng dẫn chính thức về khoa học cũng như đạo đức đối với lĩnh vực nghiên cứu này.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Ban hành Kế hoạch triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”

Bình Định: Ban hành Kế hoạch triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”

Ban Chỉ đạo về phát triển Khoa học Công nghệ, đổi mới sáng tạo tỉnh Bình Định đã ban hành Kế hoạch triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh. Đây là nền tảng quan trọng giúp người dân tiếp cận và tận dụng công nghệ trong cuộc sống, hình thành cộng đồng thích ứng với chuyển đổi số; tham gia xây dựng chính quyền số, xã hội số, kinh tế số, công dân số.
Tin nổi bật trang chủ
Gắn kết chặt chẽ việc học tập, làm theo Bác với xây dựng lực lượng Công an nhân dân

Gắn kết chặt chẽ việc học tập, làm theo Bác với xây dựng lực lượng Công an nhân dân

Chiều 19/5, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và đánh giá kết quả thực hiện Quy định số 09-QĐ/ĐUCA ngày 19/5/2023 của Đảng ủy Công an Trung ương về chế độ học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 20:25, 19/05/2025
Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tin tức - Minh Nhật - 17:50, 19/05/2025
Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh Tuyên Quang, trong 24 giờ qua, trên địa bàn đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, báo động mức độ thiên tai ở cấp rất nguy hiểm, đồng thời cảnh báo nguy cơ sạt lở cao trong 6 giờ tới.
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 16:22, 19/05/2025
Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 16:15, 19/05/2025
Theo thống kê của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có khoảng 60 trường hợp nuôi tôm tự phát, trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý vi phạm, thế nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn, hiện UBND thị xã Nghi Sơn đang triển khai các giải pháp để giải quyết dứt điểm, tình trạng này.
Những dấu ấn sâu đậm và bài học sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam từ sinh nhật Bác

Những dấu ấn sâu đậm và bài học sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam từ sinh nhật Bác

Sự kiện - Bình luận - PV - 16:14, 19/05/2025
Suốt cuộc đời tận hiến cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa từng xem sinh nhật của mình là một ngày đặc biệt.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân tiêu biểu trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Kon Tum: Tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân tiêu biểu trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Trang địa phương - Ngọc Chí - 16:11, 19/05/2025
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII "về đẩy mạnh Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân có thành tích xuất sắc trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016 - 2025 và năm 2025.
Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 16:08, 19/05/2025
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời sự - Hoàng Quý - 16:07, 19/05/2025
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thời sự - Hoàng Quý - 16:06, 19/05/2025
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 16:05, 19/05/2025
Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 dương lịch, các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận rộn ràng tổ chức đón mừng năm mới Chăm lịch 2025. Riêng làng Chăm Bỉnh Nghĩa tổ chức đón mừng năm mới với chuỗi hoạt động nghi lễ độc đáo, mang đậm sắc thái tâm linh cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình hạnh phúc. Nghi lễ đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021.