Xã hội -
PV -
11:32, 15/10/2019 Tỉnh Lạng Sơn có hơn 80% diện tích đất lâm nghiệp, bằng các cơ chế, chính sách hỗ trợ người trồng rừng, những năm qua, nhiều hộ nông dân đầu tư trồng rừng lấy gỗ đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững, môi trường rừng nhờ đó cũng được bảo vệ.
Bạn đọc -
THÀNH NHÂN -
14:14, 08/10/2019 Dù không cử cán bộ đến tận nơi đo đạc, xác minh, nhưng năm 2017, UBND huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã ban hành Quyết định 767, thu hồi 79.079m2 đã cấp cho hộ ông Hồ Văn Núi (1971, dân tộc Cor, trú tại xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng) để trồng rừng. Đây là bài học cần phải rút kinh nghiệm về việc nâng cao vai trò trách nhiệm của cán bộ và địa phương cần nghiêm khắc xử lý cán bộ sai phạm.
Xã hội -
VŨ LỢI - HÀ THUẬN -
14:48, 01/10/2019 Liên tiếp trong nhiều năm, tỉnh Điện Biên đều không đạt chỉ tiêu kế hoạch trồng rừng phòng hộ, nguyên nhân là do thiếu vốn, chậm phân bổ vốn, suất đầu tư thấp... Năm nay, thời gian thuận lợi để trồng rừng hiệu quả cũng sắp kết thúc, nhưng địa phương vẫn chưa trồng được hec-ta rừng nào.
Trong những năm qua, phong trào trồng cây, gây rừng trên địa bàn huyện Lục Yên (Yên Bái) luôn phát triển, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao thu nhập cho người dân. Để đảm bảo kế hoạch trồng rừng vụ Xuân năm 2019, huyện Lục Yên đã chỉ đạo các địa phương tích cực triển khai công tác trồng rừng trên địa bàn.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái, mô hình trồng rừng kinh tế và chế biến lâm sản đã và đang mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả. Từ đó, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập giúp người dân yên tâm gắn bó với rừng...
Mặc dù diện tích và sản lượng gỗ rừng trồng trên địa bàn huyện Minh Hóa (Quảng Bình) hàng năm đều tăng, nhưng chủ yếu là cung cấp gỗ nhỏ làm nguyên liệu giấy, dăm gỗ... nên giá trị kinh tế thấp. Nhằm phát huy ngày càng cao lợi thế đất trồng rừng, từ cuối năm 2017 đến nay, huyện Minh Hóa đã tăng cường tuyên truyền vận động, khuyến khích nhân dân thực hiện mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn và chuyển hoá rừng cung cấp gỗ nhỏ sang gỗ lớn tại 16 xã trên địa bàn huyện.
Nhiều người dân trồng rừng ở tỉnh Quảng Ngãi vẫn giữ thói quen, sau khi khai thác keo thì tiến hành đốt cành lá, lớp thực bì để chuẩn bị cho vụ trồng mới. Cách làm này đã ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, dẫn đến nhiều hệ lụy xấu đối với mục tiêu phát triển rừng bền vững. Hiện, các ngành chức năng của tỉnh Quảng Ngãi đang hỗ trợ và định hướng cho người dân cách trồng, khai thác rừng hợp lý hơn.
Để xóa đói, giảm nghèo bền vững, thời gian qua, xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đã khuyến khích cán bộ, nhân dân trong xã phát triển rừng kinh tế để tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Nhờ vậy, hiện nay nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng.
Nậm Cần là một trong những xã được quy hoạch phát triển trồng rừng thay thế trên địa bàn huyện Tân Uyên (Lai Châu). Trong những năm qua, xã Nậm Cần đã tập trung vận động nhân dân chuyển đổi những nương, đồi kém hiệu quả sang trồng quế và sơn tra, nhờ đó, diện tích trồng rừng của xã không những đem lại hiệu quả về kinh tế, mà còn góp phần bảo vệ môi trường.
Trong 2 ngày 21-22/7, đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư cùng đoàn công tác Trung ương đã làm việc tại tỉnh Gia Lai về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ XV của Đảng bộ tỉnh.
Từ năm 2016, tỉnh Lào Cai thực hiện thí điểm chính sách hỗ trợ trồng rừng sau đầu tư. Theo đó, các hộ gia đình và cộng đồng có đất quy hoạch là rừng sản xuất sẽ tự tổ chức trồng, sau khi rừng trồng được nghiệm thu, Nhà nước sẽ thanh toán cho người trồng rừng phần vốn theo qui định. Cơ chế hỗ trợ này đã và đang khuyến khích người dân ở huyện Bảo Yên (Lào Cai) chủ động đầu tư, phát triển kinh tế rừng, thay thế những cây trồng kém hiệu quả.
Chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc (Chương trình 327) và Dự án trồng 5 triệu ha rừng (Dự án 661) đều chung mục tiêu là tạo điều kiện cho đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được hưởng lợi từ rừng, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường. Tuy nhiên, sau 24 năm, nhiều hộ tham gia chưa được hưởng lợi.
Năm 2004, huyện Tây Trà (Quảng Ngãi) được chia tách từ huyện Trà Bồng, với 100% hộ nghèo.
Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ có mục tiêu quan trọng là hỗ trợ đồng bào DTTS giảm nghèo nhanh, bền vững từ việc tham gia bảo vệ, phát triển rừng. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm, việc giải ngân nguồn vốn chính sách hỗ trợ này vẫn bị ách tắc bởi có quá nhiều vướng mắc.