Phóng sự -
Phạm Việt Thắng -
20:37, 03/04/2022 Vượt qua rất nhiều trở ngại như dịch bệnh, thời tiết, nhất là niềm tin ban đầu của bà con, hơn một năm qua chương trình “góp một cây để có rừng”, trồng và phục hồi rừng đầu nguồn sông Gianh đã gieo mầm xanh được gần 100 ha. Tôi đã có một chuyến vào rừng để trồng rừng đầy ý nghĩa, mà không thể không ghi lại sự chất phác, thẳng ngay của những người đang cố cứu rừng.
Phóng sự -
Phạm Việt Thắng -
12:19, 08/02/2022 “Bố tôi nói, rừng trước đây là do trời trồng, nhưng con người đã khai thác hết rồi. Để con cháu sau này biết cây pơ mu của quê hương mình thì cha con ta phải cùng nhau trồng lại rừng thôi”. Ông Vừ Rả Tênh, Bí thư Đảng uỷ xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), mở đầu câu chuyện trồng rừng của 7 cha con ông như thế.
Có thể khẳng định, những cánh rừng ngập mặn là một hệ sinh thái quí hiếm, từ ngàn đời như cái nôi của sự sống đa dạng vùng ven biển. Vậy mà một thời kỳ, nó đã bị tàn phá không thương tiếc. Khi rừng mất, mới thấm thía được sự khốc liệt của thiên nhiên. Giờ đây, những bàn tay từng cầm rựa phá rừng lại tiên phong trong việc hồi sinh những cánh rừng ngập mặn.
Xã hội -
Khánh Thi - CĐ -
11:35, 28/10/2021 Yêu cầu gắn công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được đặt ra từ lâu. Nhưng vì lợi ích kinh tế, không ít địa phương sẵn sàng đánh đổi, đặt cược tính mạng, tài sản của người dân trước những cơn thịnh nộ của tự nhiên. Những thiệt hại nặng nề do thiên tai gây ra trong thời gian qua róng riết lên hồi chuông khẩn thiết, không đánh đổi môi trường lấy kinh tế.
Việc trồng cây xanh, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn tại huyện Mèo Vạc được kỳ vọng sẽ giảm bớt gánh nặng về nước sinh hoạt, đất sản xuất cho người dân vùng Cao nguyên đá Đồng Văn.
Nếu tính về tuổi xã hội, trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, người Rục ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) được ví như người em út. Họ được Đảng, Nhà nước “chăm sóc” nhiều hơn trong quá trình hòa nhập cộng đồng. Đến nay, người Rục đã rời hang đá hơn 60 năm, nhưng họ có 1 thập kỷ được đánh giá là bứt phá ngoạn mục, khi đã làm chủ cánh đồng, biết chăn nuôi, trồng rừng để vươn lên…
UBND TP. Đà Nẵng vừa phê duyệt “Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn TP. Đà Nẵng.
Nhìn ông Trung Trấn Nàm cầm xẻng, cuốc trồng cây, mặc bộ bảo hộ; không ai nghĩ ông là Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Bảo Trung (TP Tuyên Quang), “sếp” của gần 100 lao động. Ông gom góp 30 năm kinh nghiệm nghề rừng của mình để nuôi dưỡng màu xanh cho phố, tạo không gian đô thị đậm “chất thơ”.
Diện tích rừng FSC đang tăng nhanh qua từng năm. Quảng Trị đang mơ đến ngưỡng 100.000ha rừng vào năm 2030 gắn với phát triển bền vững. Nhưng đó là điều không hề dễ dàng khi mà thời gian trồng kéo dài, chi phí trồng và thẩm định lớn, trong khi kinh tế nhiều hộ chưa đáp ứng được.
Từ chỗ trồng rừng giảm nghèo, Quảng Trị đã chuyển sang phát triển rừng bền vững theo tiêu chí FSC. Chỉ trong thời gian ngắn, nơi đây đã có hàng chục ngàn ha rừng được cấp chứng chỉ, trở thành một trong những “đầu tàu” cung cấp nguồn nguyên liệu gỗ keo lớn của cả nước. Giấc mơ về ngành công nghiệp chủ lực - chế biến gỗ, đang hiển hiện.
Xã hội -
PV -
10:58, 15/06/2021 Người ta gọi ông là “người rừng” bởi trong suốt cuộc đời hơn 80 năm của mình, ông chỉ nghiên cứu, gắn bó với rừng. Ông là GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung, Viện trưởng Viện Quản lý Rừng bền vững và Chứng chỉ rừng.
Là 1 trong 3 huyện của tỉnh Lai Châu được lựa chọn triển khai Dự án “Quản lý rừng bền vững và đa dạng sinh học nhằm giảm phát thải khí CO2” từ năm 2015, huyện Tam Đường có 5 xã, 17 bản tham gia với tổng diện tích rừng 2. 829,11 ha. Sau 6 năm triển khai, Dự án đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.
Kinh tế -
Trọng Bảo -
05:22, 20/04/2021 Thời gian qua, các địa phương vùng Tây Bắc đã và đang quan tâm đến công tác bảo vệ, phát triển rừng. Rừng không chỉ che chở, bảo vệ người dân trước thiên nhiên khắc nghiệt, mà còn mang lại sự no ấm cho người dân vùng cao. Từ rừng, hàng nghìn hộ dân đã có thu nhập ổn định nhờ trồng các loại cây có giá trị.
Kinh tế -
Phạm Việt Thắng -
09:23, 08/02/2021 Cái rét căm căm ở lưng chừng Phu xai lai leng, nơi có độ cao hơn 1.500m so với mặt nước biển như bị đẩy lùi bởi những nương gừng nồng cay đang vào độ thu hoạch. Gừng xóa nghèo, gừng làm nhà, gừng mua xe… và gừng đang là cây làm giàu.
Bạn đọc -
Lê Phương -
13:01, 30/11/2020 Để khuyến khích, hỗ trợ các hộ trồng rừng sản xuất, trợ cấp gạo cho hộ trồng rừng thay thế làm nương rẫy, Chính phủ đã ban hành Nghị định 75/2015/NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2015 - 2020 (gọi tắt là NĐ 75). Tuy nhiên, đến nay, toàn tỉnh Khánh Hòa chỉ có 20 hộ được hưởng lợi từ việc trồng rừng theo Nghị định này.
Mường Lát là huyện biên giới, đặc biệt khó khăn của tỉnh Thanh Hóa. Những năm gần đây, địa bàn thường xuyên xảy ra thiên tai, lũ quét, sạt lở. Nhận thấy một phần nguyên nhân là do chính bàn tay con người đã phá hoại thiên nhiên, phá rừng…; nhiều hộ gia đình trẻ ở địa phương đã rủ nhau trồng rừng. Việc làm này, không những mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ, mà cũng là một hành động ý nghĩa, trả lại cho rừng những lá chắn chống thiên tai.
Có thu nhập vài trăm triệu đồng đến tiền tỷ từ trồng rừng, chăn nuôi không còn là chuyện trong mơ của người Dao Đỏ ở vùng đất khó Lương Thiện (Sơn Dương). Nhờ thay đổi tư duy sản xuất, làm ăn, người Dao nơi đây không chỉ thoát nghèo, mà còn làm giàu trên mảnh đất quê hương mình.
Kinh tế -
Thành Nhân -
10:23, 21/07/2020 Thời gian qua, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp ở huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) vẫn thường xuyên xảy ra. Để hạn chế tình trạng này, các ngành chức năng của huyện đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng khuyến khích người dân trồng rừng để hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững và ổn định đời sống cho người dân.
Bạn đọc -
Trọng Bảo -
10:28, 05/05/2020 Ở thị trấn Phong Hải, huyện Bảo Thắng (Lào Cai), nhiều diện tích đất được chính quyền thu hồi, giao cho doanh nghiệp (DN) trồng cao su; do không hiệu quả nên DN được chấp thuận chuyển đổi sang trồng rừng. Trong khi đó, người dân cũng mong muốn được giao đất trồng rừng phát triển kinh tế lại không được chấp thuận.
Là tỉnh miền núi, nhiều năm về trước tình trạng chặt phá rừng tràn lan khiến cho diện tích rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai bị thu hẹp. Việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc được địa phương đặc biệt chú trọng; trong đó, mô hình trồng rừng sau đầu tư đã và đang thực sự mang lại hiệu quả. Mô hình này không chỉ mở rộng diện tích che phủ rừng, mà còn mang lại lợi ích, thu nhập cho chính người trồng rừng.